Thực trạng quản lý các hoạt động bồi dưỡng giáo viên về dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở trường trung học phổ thông đoàn kết – hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 71 - 73)

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn vật lý theo hƣớng

2.4.3. Thực trạng quản lý các hoạt động bồi dưỡng giáo viên về dạy

theo hướng trải nghiệm

Hoạt động bồi dưỡng là khâu quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên để đảm bảo thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ và đạt tới mục tiêu của chương trình giáo dục. Đánh giá về thực trạng quản lý các hoạt động bồi dưỡng, các ý kiến được xác định cụ thể như sau:

Bảng 2.14: Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng hoạt động bồi dƣỡng giáo viên về dạy học theo hƣớng trải nghiệm

TT Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá % GTTB XT

Tốt Khá TB Yếu Kém

1

Nhà trường tổ chức học tập về quy định dạy học theo hướng trải nghiệm cho học sinh theo chương trình đổi mới

41.18 50.00 8.82 0.00 0 3.32 1

2

Nhà trường xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng GV về dạy học theo hướng trải nghiệm cho HS

38.81 46.27 13.43 1.49 0 3.22 2

3

Các hình thức bồi dưỡng nhận thức và kỹ năng dạy học môn Vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh

33.82 38.24 23.53 4.41 0 3.01 4

4

Tính thiết thực và hiệu quả của nội dung, hình thức bồi dưỡng giáo viên về dạy học theo hướng trải nghiệm cho HS

41.18 44.12 8.82 5.88 0 3.21 3

Qua bảng số liệu cho thấy nội dung được hỏi và đánh giá về nhà trường tổ chức học tập về quy định dạy học theo hướng trải nghiệm cho học sinh theo chương trình SGK mới được đánh giá rất cao đạt 91,18 % ý kiến ở mức độ tốt và khá (trong đó 41,18% đánh giá tốt, 50,0% đánh giá mức độ khá). Đây chính là nội dung cơ bản trong quản lý nhà trường của Ban Giám hiệu, qua đó các tổ chun mơn biết việc hiểu nhiệm vụ để triển khai thực hiện các hoạt động, đồng thời cũng là căn cứ để nhà trường tổ chức các hoạt động bồi dưỡng để đội ngũ GV có tâm thế sẵn sàng và chuẩn bị tốt nhất cho các hoạt động dạy học có kết quả cao nhất.

Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát cũng cho thấy các nội dung về hình thức bồi dưỡng còn ở mức độ đánh giá thấp nhất. Đi sâu tìm hiểu vấn đề này,

tác giả nhận thấy, bước đầu nhà trường mới thực hiện được hình thức bồi dưỡng theo chương trình bồi dưỡng của Bộ GD&ĐT cho đội ngũ CBQL và cán bộ cốt cán với các chuyên đề dạy học theo chương trình sách giáo khoa mới cùng với các yêu cầu dạy tích hợp và dạy trải nghiệm cho học sinh để hình thành các năng lực cần thiết và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện... Việc bồi dưỡng trong trường và trong tổ chun mơn cịn chưa đổi mới so với các hoạt động truyền thống, việc học tập nâng cao trình độ chun mơn và tự bồi dưỡng cũng không được đồng đều, cho nên, cịn có giáo viên gặp lúng túng trong từng khâu chuẩn bị bài soạn cho hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm cũng như khâu lên lớp, tổ chức cho học sinh học theo hướng trải nghiệm một cách phù hợp với từng loại đối tượng học sinh khác nhau trong trường THPT hiện nay. Do đó, các kết quả đánh giá của CBQL và giáo viên về hình thức bồi dưỡng và tính hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng còn chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở trường trung học phổ thông đoàn kết – hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)