Tổ chức khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở trường trung học phổ thông đoàn kết – hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 55 - 58)

2.2.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá được thực trạng dạy học môn vật lý và quản lý dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm ở trường THPT Đoàn Kết – Hai Bà Trưng để làm căn cứ thực tiễn khi đề xuất các biện pháp quản lý.

2.2.2. Đối tượng khảo sát

Để có cơ sở thực tiễn phân tích thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở trường THPT Đoàn Kết – Hai Bà Trưng đề tài tập trung khỏa sát 93 cán bộ quản lý, giáo viên và 460 học sinh, trong đó:

- 15 cán bộ quản lý (1 Hiệu trưởng, 2 phó hiệu trưởng, 6 Tổ trưởng chun mơn và 6 Tổ phó tổ chun mơn)

- 78 giáo viên (GV môn vật lý và các giáo viên khác trong trường không giảng dạy môn vật nhưng tham gia các hoạt động chuyên môn như dự giờ môn vật lý, tham gia các hội thảo, sinh hoạt chuyên đề về bộ môn).

- 460 học sinh gồm: 140 học sinh lớp 12, 160 học sinh lớp 11, 160 học sinh lớp 10 là những học sinh đang học môn vật lý ở trường THPT Đoàn Kết – Hai Bà Trưng được chọn ngẫu nhiên.

2.2.3. Nội dung khảo sát

Thực trạng hoạt động dạy học môn vật lý cho HS theo hướng trải nghiệm, và quản lý hoạt động dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho HS. Cụ thể ở năm nội dung:

- Khảo sát về thực trạng quản lý kế hoạch dạy học môn Vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh..

- Khảo sát mức độ tham gia chủ động của tổ chuyên môn và GV trong hoạt động dạy học môn Vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh..

- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên dạy học môn Vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh.

- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động học tập bộ môn vật lý của học sinh theo hướng trải nghiệm

- Khảo sát về điều kiện cơ sở vật chất môi trường dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở trường THPT Đoàn Kết – Hai Bà Trưng

2.2.4. Phương pháp khảo sát

- Sử dụng các phiếu hỏi để điều tra, xử lý định hướng kết quả nghiên cứu bằng phương pháp thống kê toán học.

- Trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên và học sinh để hiểu rõ hơn về thực trạng quản lý dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm.

- Nghiên cứu hồ sơ quản lý của nhà trường để thu thập thêm thông tin. - Quan sát thực tế thông qua dự giờ của giáo viên vật lý, quan sát các hoạt động ngoại khóa của học sinh,hoạt động tập thể của bộ môn và tham dự các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn.

2.2.5. Xử lý kết quả

- Phân loại phiếu điều tra để xem xét các phiếu đủ hay thiếu thông tin. - Tổng hợp ý kiến đánh giá theo mỗi mức độ bằng tỷ lệ % và tính giá trị trung bình các mức độ đánh giá.

- Quy ước thang đánh giá với các câu hỏi lựa chọn phương án trả lời sẵn có: Quy ước điểm đánh giá theo mức độ giảm dần từ 4 đến 0

Điểm đánh giá 4 3 2 1 0

Mức độ thực hiện Tốt Khá TB Yếu Kém

Số ý kiến lựa chọn A B C D E

Điểm trung bình của các yếu tố được tính bằng cơng thức:

Trong đó N là tổng số người được hỏi N=A+B+C+D+E

Đánh giá mức độ tốt của các yếu tố căn cứ vào giá trị trung bình của các yếu tố:

0 0,8: Kém 2,41 3,2: Khá

0,81  1,6: Yếu 3,21  4: Tốt

1,61  2,4: Trung bình

- Trình bày kết quả tổng hợp bằng các bảng, biểu đồ tương ứng với nội dung được đánh giá.

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn vật lý theo hƣớng phát triển trải nghiệm ở trƣờng THPT Đoàn Kết – Hai Bà Trƣng, thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở trường trung học phổ thông đoàn kết – hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 55 - 58)