Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức hướng dẫn cách học bộ môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở trường trung học phổ thông đoàn kết – hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 104 - 109)

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn vật lý theo

3.2.5.Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức hướng dẫn cách học bộ môn

nghiên cứu đề tài khoa học theo hướng trải nghiệm cho học sinh

3.2.5.1. Mục đích

Biện pháp nhằm giúp học sinh xác định được đúng đắn mục tiêu của bộ mơn vật lý từ đó có thói quen tích cực nền nếp trong học tập, sinh hoạt. Dạy học theo hướng trải nghiệm cũng giúp học sinh hình thành năng lực giải quyết vấn đề, biết tổ chức công việc một cách khoa học, lập được kế hoạch học tập, rèn luyện phù hợp.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

Hiệu trưởng chỉ đạo cho giáo viên để giáo viên tác động đến học sinh giúp cho học sinh có:

- Nhận thức đúng đắn về bộ môn

- Quản lý việc học tập trên lớp của học sinh. Hướng dẫn cho học sinh phương thức học tập bộ môn theo hướng trải nghiệm, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, hoạt động học tập theo nhóm.

- Tổ chức cho học sinh được nghiên cứu các đề tài khoa học theo hướng trải nghiệm

3.2.5.3. Cách thực hiện biện pháp

Học tập môn vật lý theo hướng trải nghiệm là một quá trình mở điều khiển bởi sự giải quyết các xung đột của nhận thức, sự trải nghiệm thông qua sự tương tác của cá nhân với môi trường để tạo ra kiến thức. Muốn quản lý được quá trình học tập của học sinh trước hết phải quản lý được việc xây dựng nhận thức, thái độ học tập của học sinh đối với bộ môn. Tổ chuyên môn đặc biệt là giáo viên cần chú trọng việc hướng dẫn cách học bộ môn, động viên học sinh về thái độ động cơ học tập và uốn nắn lại nếu cần thiết. Đối với

hiểu các nghề nghiệp liên quan đến bộ môn mà phù hợp với bản thân và điều kiện hoàn cảnh các em. Với những học sinh còn chưa thấy hứng thú với mơn học, có những suy nghĩ lệch lạc về mơn học thì tìm hiểu nguyên nhân và từ từ điều chỉnh uốn nắn. Người giáo viên phải để cho học sinh thấy những kiến để các em thêm hứng thú tìm hiểu.

Quản lý việc học tập của học sinh trên lớp cần có sự chung tay của nhiều bộ phận từ ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn đến giám thị. Nhà trường xây dựng hệ thống các nội quy quy định của trường về quyền lợi và nghĩa vụ của học sinh trong học tập và rèn luyện, các quy định sử dụng phòng học, phòng thực hành.. phổ biến đến từng giáo viên và học sinh. Bộ phận giám thị giúp quản lý chuyên cần của học sinh qua kiểm tra sĩ số các lớp đầu giờ. Cán bộ thí nghiệm giúp chuẩn bị các dụng cụ thực hành, các thiết bị dạy học cần thiết. Giáo viên chủ nhiệm là người hỗ trợ cùng với giáo viên bộ mơn theo sát lớp mình trong quản lý học sinh. Giáo viên bộ mơn đóng vai trị quan trọng nhất trong quá trình quản lý học sinh học tập bộ mơn vật lý. Giáo viên cần có biện pháp thích hợp để kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh. Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách lập kế hoạch học tập, kết hợp nghe và ghi chép, sử dụng các dụng cụ thực hành trên lớp và cả những hiện tượng thực tế trong cuộc sống để vận dụng kiến thức vào thực tế. Để thu hút được học sinh các thầy cơ cũng cần có những hình thức, phương pháp dạy học tích cực để giúp học sinh có tính tích cực trong học tập, chủ động, biết hợp tác để đạt các mục tiêu học tập đề ra. Tổ bộ môn, giáo viên vật lý cần có các phương pháp sáng tạo để học sinh có thể sử dụng thuần thục 6 cấp độ thang đo nhận thức Bloom, có được phong cách hoạt động nhóm trong q trình học tập và trải nghiệm.

Tổ bộ môn xây dựng câu lạc bộ để học sinh u thích bộ mơn cùng nhau tìm tịi sâu hơn các kiến thức vật lý. Qua sinh hoạt câu lạc bộ các em có thể cùng nhau tìm tịi cách giải hệ thống bài tập của khối lớp, cùng nhau làm

các thí nghiệm khó hay vận dụng kiến thức đã học để tạo ra các mơ hình thí nghiệm. Đây cũng là những bước đầu tiên để các em cùng nhau tập nghiên cứu khoa học. Ví dụ cùng với một đề bài ra là chế tạo một chiếc ô tô, học sinh khối 10 đã vận dụng kiến thức về chuyển động bằng phản lực còn khối 11 lại sử dụng nguồn điện. Câu lạc bộ sinh hoạt mỗi tháng 1 buổi, có giao các chủ đề tháng về cho học sinh chuẩn bị trước. Học sinh hoạt động theo từng nhóm để tiện trao đổi thống nhất công việc. Tổ chuyên môn cũng phân công giáo viên giúp đỡ các em khi cần. Cũng từ việc tập nghiên cứu tìm hiểu qua sinh hoạt câu lạc bộ học sinh đã xây dựng các đề tài khoa học. Mơn vật lý đã có một đề tài nghiên cứu khoa học của học sinh đạt giải thành phố.

- Quản lý việc đánh giá học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm. Việc đánh giá thơng qua suốt q trình dạy học, qua các bài thi, bài thực hành cá nhân, bài nhóm, ý thức thái độ học tập của mỗi cá nhân, nhóm.

Có biện pháp khen thưởng kịp thời với học sinh học tốt.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện đề tài

Cán bộ quản lý có trách nhiệm trong cơng tác, có kiến thức về tâm lý lứa tuổi.

Giáo viên có kiến thức chuyên môn vững vàng, hiểu biết tâm lý lứa tuổi, năng lực giao tiếp tốt, hiểu biết về lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.

Thường xuyên kiểm tra giám sát bảo đảm việc dạy học theo hướng trải nghiệm thu được kết quả cao.

3.2.6. Quản lý việc trang bị và sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh

3.2.6.1. Mục đích của biện pháp

Để có thể dạy học theo hướng trải nghiệm thì cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đóng vai trị rất quan trọng. Nó giúp cho học sinh có thể thay đổi cách tiếp cận kiến thức, giúp cho giáo viên thay đổi phương pháp dạy học.

3.2.6.2. Nội dung biện pháp

- Làm tốt cơng tác xã hội hóa để có điều kiện về tài chính mua sắm các thiết bị dạy học hoặc có sự trợ giúp hướng dẫn cách thức thực hiện.

- Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

+ Xây dựng, cải tạo các phòng học theo chuẩn, bổ sung cơ sở vật chất đảm bảo nhu cầu dạy và học.

+ Lắp đặt hệ thống mạng internet trong toàn trường, mua sắm các phương tiện dạy học thiết bị dạy học nhằm đổi mới nâng cao hiệu quả dạy và học.

+ Khuyến khích giáo viên và học sinh tự làm đồ dùng dạy học. - Khai thác sử dụng, quản lý và bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học + Bộ phận thí nghiệm, thư viện có biện pháp quản lý tốt các phương tiện dạy học.

+ Kiểm tra việc sử dụng các thiết bị thí nghiệm dạy học của giáo viên và đưa vào nội dung đánh giá cuối năm.

3.2.6.3. Cách thực hiện biện pháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Trong công tác đầu tư mua sắm:

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch lâu dài và kế hoạch từng năm học về trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học trải nghiệm.

Cuối năm học trước, bộ phận thí nghiệm thư viện kiểm tra lại các tài sản của bộ phận, lên bảng thống kê, lập danh sách các thiết bị cần sửa chữa

Tổ trưởng chuyên môn căn cứ vào yêu cầu thực tiễn của tổ, danh mục thiết bị dạy học tối thiểu để lập kế hoạch đề nghị mua sắm. Hiệu phó phụ trách cơ sở vật chất tập hợp và lập kế hoạch mua sắm thiết bị cho phù hợp nhu cầu thực tế và điều kiện tài chính của trường.

Huy động các nguồn kinh phí để trang bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của trường.

* Quản lý khai thác sử dụng các thiết bị:

bị thí nghiệm và đồ dùng dạy học nhà trường đưa ra quy chế sử dụng và bảo quản các thiết bị. Yêu cầu các giáo viên phải đăng ký sử dụng thí nghiệm minh họa trước 3 ngày, thí nghiệm thực hành trước 1 tuần. Ngồi việc nhân viên thí nghiệm chuẩn bị, giáo viên phải trực tiếp kiểm tra các thiết bị trước khi sử dụng.

- Tổ chuyên môn xây dựng danh mục các bài sử dụng thí nghiệm, đưa vào kế hoạch giảng dạy của giáo viên, đảm bảo giáo viên phải sử dụng thiết bị để tăng tính hấp dẫn của bài học.

- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc đánh giá việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên.

- Nhân viên thư viện và thí nghiệm phải có trình độ chun mơn phù hợp với cơng việc mình phụ trách, được bồi dưỡng để tiếp nhận với các trang thiết bị mới.

- Phịng thư viện, phịng thí nghiệm được sắp xếp gọn gàng, khoa học, có nội quy, quy định về mượn trả sách thiết bị.

- Tập huấn cho giáo viên để nâng cao kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học, cơ sở vật chất.

* Trong cơng tác xã hội hóa: ngồi việc vận động các nguồn lực về tài chính để mua sắm các thiết bị dạy học, cơ sở vật chất, nhà trường còn kết hợp được với một số cá nhân tổ chức hỗ trợ cho nhà trường trong vấn đề hỗ trợ bảo quản, sử dụng các thiết bị.

3.2.6.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Cán bộ quản lý phải nắm vững các thông tư, hướng dẫn về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học của Bộ Giáo dục – Đào tạo như thông tư số 25/2003/TT-Bộ GD&ĐT ngày 9/6/2003 hướng dẫn thực hiện mua sắm các thiết bị dạy học, quyết định số 17/2006 ngày 5/5/2006 quy định danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 10.. để tổ chức mua sắm thiết bị cũng như quản lý sử dụng phương tiện dạy học. Đồng thời người hiệu trưởng phải có

tầm nhìn lâu dài để chủ động trong việc trang bị cơ sở vật chất cũng như thiết bị dạy học.

Hiệu trưởng phải là người tham mưu tốt để được sở Giáo dục-Đào tạo trang bị tài chính mua sắm bổ sung thiết bị dạy học hiện đại.

Nhân viên phụ trách thiết bị thí nghiệm, thư viện có trách nhiệm có chun mơn.

Các giáo viên bộ mơn vật lý có trách nhiệm bảo quản, sử dụng các thiết bị thí nghiệm và đề nghị mua sắm khi cần thiết.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn vật lý theo hƣớng trải nghiệm ở trƣờng THPT Đoàn Kết – Hai Bà Trƣng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở trường trung học phổ thông đoàn kết – hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 104 - 109)