1.5. Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn vật lý theo hƣớng trả
1.5.4. Quản lý hoạt động học tập và thực hành môn vật lý của học sinh
Hoạt động trải nghiệm có vai trị quan trọng trong hình thành và phát triển năng lực của học sinh. Thông qua hoạt động này, học sinh được khám phá ý nghĩa của các kiến thức đối với thực tiễn, phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Trong quá trình trải nghiệm, các hoạt động thực hành thí nghiệm sẽ kích thích trí tị mị của các em, tạo động cơ hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập và vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Để quản lý hoạt động học tập và thực hành của học sinh trước hết phải quản lý việc xây dựng thái độ học tập đúng đắn, hứng thú của học sinh đối với bộ môn. Hiệu trưởng cần chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên chú trọng việc hướng dẫn cách học bộ môn, kịp thời uốn nắn, động viên học sinh về thái độ
động cơ học tập đối với bộ mơn vật lý. Với học sinh cịn có khó khăn trong học tập bộ môn Vật lý, thái độ học tập chưa đúng, thì đi sâu tìm hiểu nguyên nhân, phân tích và kịp thời hỗ trợ cho học sinh. Học sinh có năng lực, hứng thú với bộ mơn thì kịp thời động viên, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, giúp các em tìm hiểu những nghề nghiệp liên quan đến bộ mơn, phù hợp với hồn cảnh gia đình, nhu cầu của địa phương và điều kiện về sức khỏe của bản thân học sinh. Nhà trường cũng chú ý kịp thời động viên khen ngợi những học sinh có kết quả cao trong học tập, những học sinh đạt giải cao trong thi học sinh giỏi bộ môn, trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật hay vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề.
Thứ hai, là quản lý hoạt động học tập của học sinh trên lớp. Tổ chuyên môn và giáo viên cần tốt được hai vấn đề: một là phương pháp nghiên cứu sáng tạo theo hướng trải nghiệm đối với bộ môn khoa học thực nghiệm Vật lý để học sinh thuần thục sử dụng 6 cấp độ trong thang đo nhận thức của Bloom trong học tập và trải nghiệm; hai là xây dựng được phong các hoạt động nhóm trong học tập và trải nghiệm. Hiệu trưởng nhà trường cùng các bộ phận có liên quan cũng hỗ trợ hoạt động trên lớp thông qua việc xây dựng một hệ thống văn bản, nội quy, quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của học sinh trong học tập và rèn luyện. Triển khai đến các giáo viên và học sinh hệ thống văn bản này.
Lực lượng giám thị, GVCN, GVBM thường xuyên kiểm tra chuyên cần của học sinh thông qua việc kiểm tra sĩ số đầu giờ, kiểm tra việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp và quá trình tham gia học tập trên lớp. Giáo viên cần có biện pháp thích hợp để kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh. Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách lập kế hoạch học tập, kết hợp nghe và ghi chép, sử dụng các dụng cụ thực hành trên lớp và cả những hiện tượng thực tế trong cuộc sống để vận dụng kiến thức vào thực tế.
cực để giúp học sinh có tính tích cực trong học tập, chủ động, biết hợp tác để đạt các mục tiêu học tập đề ra.