Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn vật lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở trường trung học phổ thông đoàn kết – hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 86 - 88)

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở trường THPT Đoàn Kết – Hai Bà Trưng phải dựa trên cơ sở thực tiễn. Tính thực tiễn ở đây thể hiện qua nội dung, điều kiện thực hiện, cách tiến hành biện pháp quản lý hoạt động dạy học gắn với thực trạng quản lý hoạt động và mục tiêu của nhà trường. Tính thực tiễn ở đây gồm: quy mơ trường lớp, điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, nguồn lực về con người, môi trường giáo dục của địa phương và cả nguồn kinh nghiệm mà hiệu trưởng đúc kết được.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Đây là nguyên tắc rất quan khi đề xuất biện pháp. Không một nghiên cứu nào bắt đầu từ chỗ khơng có gì về kiến thức mà đều phải dựa vào những

nghiên cứu trước đó trong cùng lĩnh vực hoặc trong những lĩnh vực gần với nó. Kế thừa chính là bảo đảm sự tiếp nối giữa các công việc mà nhà trường đã làm, đang làm và sẽ làm trong tương lai. Các biện pháp quản lý đưa ra không phủ nhận những biện pháp đang được thực hiện một cách có hiệu quả. Các biện pháp đưa ra phải bắt kịp với xu thế mới nhưng cũng không xa rời thực tế. Các biện pháp này có thể kế thừa một phần hoặc toàn bộ những nét hay, những điểm hiệu quả của các phương pháp cũ. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu ta cần tổng hợp lại những biện pháp cách thức đã làm để từ đó chắt lọc được những điểm hay, hiệu quả và phát hiện những điểm yếu khơng cịn phù hợp để điều chỉnh.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp dạy học môn vật lý được đề xuất phải dựa trên yêu cầu đổi mới hiện nay, thực tiễn việc dạy học và quản lý bộ môn ở trường. Mỗi biện pháp phải chỉ rõ chủ thể thực hiện và điều kiện nào để biện pháp có thể thực hiện được. Để thực hiện, biện pháp phải phù hợp với địa phương, khả năng thực hiện của giáo viên và phụ huynh học sinh. Biện pháp đưa ra phải phù hợp với đặc thù của bộ mơn vật lý, nguồn lực tài chính, năng lực quản lý của ban giám hiệu, năng lực giáo viên đảm bảo cho biện pháp có thể thực hiện được và có khả năng nhân rộng trong thực tế đó chính là tính khả thi của biện pháp.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Tính hiệu quả là kết quả đạt được có đúng mục đích đặt ra hay khơng. Biện pháp quản lý đưa ra đạt tính hiệu quả khi nó đáp ứng được u cầu đổi mới của giáo dục, nâng cao được chất lượng công tác quản lý hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm, khắc phục những khó khăn trong quản lý hiện nay. Nguyên tắc này đảm bảo tính hiệu quả khi người quản lý xác định được những công việc phải làm để đạt được mục tiêu dạy học của trường cùng với và thông qua các cá nhân (làm đúng việc, thực hiện đúng cách)

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn vật lý theo hƣớng trải nghiệm ở trƣờng THPT Đoàn Kết – Hai Bà Trƣng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở trường trung học phổ thông đoàn kết – hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 86 - 88)