Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở trường trung học phổ thông đoàn kết – hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 111 - 136)

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

3.4.4.Kết quả khảo nghiệm

Số phiếu phát ra 42 phiếu, số phiếu thu vào 42 phiếu kết quả thu được thể hiện trong biểu đồ 3.1 và 3.2.

BP4 BP2 BP1 BP3 BP6 BP5

(Đơn vị tính %)

Biểu đồ 3.1: Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý theo hƣớng trải nghiệm

Từ kết quả cho thấy cả 6 biện pháp đều được đánh giá là rất cấp thiết và cấp thiết cho quản lý hoạt động dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm ở trường THPT.

Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về dạy học và quản lý ‎‎dạy học theo hướng trải nghiệm cho các lực lượng giáo dục và học sinh của trường được xếp hạng thứ hai với 90,48% đánh giá rất cần thiết và 9,52% đánh giá cần thiết.

Biện pháp 2: Đổi mới việc xây dựng và thực hiện KH dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh được xếp hạng thứ ba với 85,71% đánh giá là rất cần thiết. Đây là biện pháp được nhiều ý kiến cho rằng cần thực hiện thường xuyên trong quản lý hoạt động dạy học môn vật lý.

Biện pháp 3: Ủy quyền chủ động cho tổ chuyên môn và GV trong hoạt động dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh với tỷ lệ đánh giá rất cần thiết là 88,1% được xếp thứ tư.

dạy môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh được xếp ở vị trí thứ sáu với tỉ lệ rất quan trọng là 76,19%.

Biện pháp 5: Tổ chuyên môn tổ chức hướng dẫn cách học bộ môn vật lý và nghiên cứu đề tài khoa học theo hướng trải nghiệm cho học sinh xếp thứ năm với tỷ lệ rất quan trọng là 88,1%

Biện pháp 6: Quản lý việc trang bị và sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh với tỷ lệ rất quan trọng là 92,86% được xếp thứ nhất. Điều này cho thấy tầm quan trọng của cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trong học tập theo hướng trải nghiệm

Biểu đồ 3.2: Tính khả thi của các biện pháp quản lý dạy học môn Vật lý theo hƣớng trải nghiệm

Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp được thể hiện ở bảng 3.2. Trong bảng này thứ tự ưu tiên của các biện pháp có sự thay đổi so với bảng 3.1 về tính cấp thiết. Nguyên nhân các đối tượng được khảo sát ở những vị trí việc làm khác nhau, trình độ khơng đồng đều nên sẽ có những lý giải theo ý kiến chủ quan riêng của mình. Có những biện pháp được đánh giá là rất cấp thiết như biện pháp 6 nhưng tính khả thi lại thấp hơn vì để giải quyết vấn đề này cần có sự chung tay của nhiều lực lượng, các quy chế về chi tiêu tài chính.

Ba biện pháp được xếp thứ cao nhất trong tính cấp thiết là 1,2,6 đây cũng là những biện pháp được đánh giá cao nhất trong tính khả thi điều đó thể hiện sự tương đồng.

Ý kiến chung của CBQL và giáo viên là các biện pháp đưa ra khá rõ ràng về mục đích, nội dung, cách thực hiện và điều kiện để thực hiện nên mức độ khả thi của các biện pháp là khả quan. Như vậy các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm ở trường THPT Đoàn Kết - Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội được đa số các thành viên tham gia trưng cầu ý kiến đánh giá là cần thiết và có thể thực hiện được.

Kết luận chƣơng 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh THPT và tìm hiểu thực trạng quản lý dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở trường THPT Đoàn Kết – Hai Bà Trưng, căn cứ vào các điểm mạnh, yếu và nguyên tắc đề xuất biện pháp tác giả đã đưa ra 6 biện pháp quản lý dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh:

Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về dạy học và quản lý ‎‎dạy học theo hướng trải nghiệm cho các lực lượng giáo dục và học sinh của trường

Biện pháp 2: Đổi mới việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh

Biện pháp 3: Ủy quyền chủ động cho tổ chuyên môn và giáo viên trong hoạt động dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh

Biện pháp 4: Đa dạng hóa các hình thức chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên dạy môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh

Biện pháp 5: Tổ chuyên môn tổ chức hướng dẫn cách học bộ môn vật lý và nghiên cứu đề tài khoa học theo hướng trải nghiệm cho học sinh

Biện pháp 6: Quản lý việc trang bị và sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh

Qua kết quả khảo nghiệm các biện pháp đều được đánh giá là cấp thiết và rất cấp thiết, có tính khả thi cao. Những biện pháp này bảo đảm tính nguyên tắc, tính kế thừa và tính hiệu quả, giải quyết được một phần hạn chế đã nêu được ở chương 2. Cấu trúc chung của cả 6 biện pháp là: mục đích, nội dung biện pháp, cách thực hiện biện pháp, điều kiện thực hiện biện pháp. Thực hiện đầy đủ các biện pháp sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học mơn vật lý nói riêng và chất lượng nhà trường nói chung đáp ứng yêu cầu đổi mới.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Các khái niệm cơ bản về quản lý, quản lý hoạt động dạy học và quản lý dạy học theo hướng trải nghiệm đã được hệ thống trong luận văn. Luận văn đã tập trung phân tích quản lý hoạt động dạy học mơn vật lý theo hướng trải nghiệm. Chương 1 đã làm nổi bật bản chất của hoạt động dạy học môn vật lý ở trường THPT từ đó làm cơ sở để nghiên cứu thực trạng về quản lý hoạt động dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm ở chương 2. Như vậy chương 1 đã giúp chúng ta giải quyết được nhiệm vụ lý luận dưới góc nhìn của một nhà quản lý.

Luận văn đã khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm ở trường THPT Đoàn Kết – Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội từ đó chỉ ra những điểm mạnh, yếu, thành công và những điều hạn chế trong công tác quản lý hoạt động dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm ở trường.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, điều tra phân tích thực trạng tại trường THPT Đoàn Kết – Hai Bà Trưng luận văn đã đề xuất 6 biện pháp quản lý dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm tại trường THPT là:

Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về dạy học và quản lý ‎‎dạy học theo hướng trải nghiệm cho các lực lượng giáo dục và học sinh của trường

Biện pháp 2: Đổi mới việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh

Biện pháp 3: Trao quyền chủ động cho tổ chuyên môn và giáo viên trong hoạt động dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biện pháp 4: Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng giáo viên dạy môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh

Biện pháp 5: Tổ chuyên môn tổ chức hướng dẫn cách học bộ môn vật lý và nghiên cứu đề tài khoa học theo hướng trải nghiệm cho học sinh

Biện pháp 6: Quản lý việc trang bị và sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh

Những kết quả khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã xác nhận tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở trường THPT Đoàn Kết – Hai Bà Trưng. Như vậy các mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đã được giải quyết.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở GD&ĐT Hà Nội

- Có kế hoạch chỉ đạo chuyên môn sớm từ đầu năm học để cán bộ quản lý các trường tăng cường hiệu quả quản lý dạy học, tập trung vào các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học theo hướng trải nghiệm cho học sinh.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất thiết bị dạy học có chất lượng cho trường THPT

- Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý tập huấn nâng cao trình độ, học tập các mơ hình quản lý dạy học có hiệu quả.

- Tăng cường các nguồn lực tài chính để hoạt động trải nghiệm có thể thực hiện hiệu quả.

2.2. Đối với trường THPT Đoàn Kết – Hai Bà Trưng

2.2.1. Đối với CBQL

- Khi xây dựng kế hoạch năm học tập trung vào hoạt động dạy học trải nghiệm cho học sinh.

- Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng và tích cực tự bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý. Linh hoạt, chủ động khi sử dụng các phương pháp quản lý. - Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn, học tập nâng cao trình độ chun mơn.

- Chỉ đạo tốt việc sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

- Ưu tiên nguồn lực tài chính cho các hoạt động mang tính trải nghiệm. - Áp dụng các biện pháp tác giả đã nghiên cứu vào thực tế của nhà trường.

2.2.2. Đối với giáo viên bộ môn vật lý

- Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, năng lực kiểm tra đánh giá học sinh.

- Tích cực đổi mới phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Tăng cường dự giờ, trao đổi chuyên môn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Thị Lan Anh (2015), Quản lý hoạt động dạy học môn Vật Lý ở trường trung học phổ thông Mỹ Hào, Hưng Yên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ.

2. Doãn Ngọc Anh (2015), “Vận dụng mơ hình trải nghiệm của David A.Kolb vào dạy học môn học giáo dục ở trường Đại học Sư phạm”, Tạp

chí Giáo dục, (360), Kỳ 2 – 6/2015.

3. Ban chấp hành Trung ương, Nghị quyết 29 NQ-TW “Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

4. Đặng Quốc Bảo, Đổi mới/Cải cách giáo dục ở Việt Nam và nhân tố quản

lý trong tiến trình đổi mới cải cách giáo dục. Bài giảng trong chương trình cao học trường ĐHGD, ĐHQGHN.

5. Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức và quản lý, một số vấn đề lý

luận và thực tiễn, Nxb Thống kê.

6. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2014), Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH V/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá, tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường trung học/ trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2019), Công văn số 3892/ BGDĐT-GDTrH về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trùn học năm 2019 – 2020.

8. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2018), Chương trình tổng thể và 27 chương trình mơn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thơng mới.

9. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2011), Điều lệ trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và Trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo thông tư số 12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

10. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2014), Kỷ yếu hội thảo hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh phổ thông.

11. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục

THCS, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Tài liệu tổ chức Hoạt động trải nghiệm

sáng tạo khoa học kỹ thuật và cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học.

13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Vật lý, Sách giáo viên lớp 10,11,12, Nxb Giáo dục Việt Nam.

14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Vật lý, Sách giáo khoa lớp 10,11,12,

Nxb Giáo dục Việt Nam.

15. Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý, Nxb ĐHQG Hà Nội.

16. Chính phủ, Chiến lược phát triển Giáo dục 2011-2020.

17. Nguyễn Đức Chính (2009), Tài liệu tập huấn Kỹ năng nghề nghiệp cho giáo viên THPT, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội.

18. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 20120 (2011), Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

19. Phạm Khắc Chương (2000), Lịch sử tư tưởng giáo dục thế giới, Nxb Sư phạm Hà Nội.

20. Vũ Cao Đàm (2016), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Giáo dục Việt Nam.

21. Nguyễn Mậu Đức, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Quang Linh (2016), Kĩ

năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học, Tài liệu chuyên đề bồi dưỡng giáo viên.

22. Đảng cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức XII Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Đề tài Nghiên cứu phát triển năng lực thiết kế chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho GV phổ thông (2014), Đề tài NCKH cấp cơ sở,

mã số 2014-17-02NV Trường ĐHSP Hà Nội.

24. Trần Ngọc Giao (2008), Vấn đề giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục,

Tập bài giảng bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường đại học, Học viện quản lý giáo dục.

25. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

26. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển tồn diện con người thời kỳ cơng

nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Nguyễn Văn Hạnh (2017), “Học tập trải nghiệm: một lý thuyết học tập đóng vai trị trung tâm trong đào tạo theo năng lực”, Tạp chí Khoa học

trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, (1), tập 14. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

28. Học viện Quản lý giáo dục (2014), “Quản lý dạy học chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực: Vấn đề và giải pháp”, Kỷ yếu hội thảo

khoa học.

29. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015), Tư tưởng triết học của Plato, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học xã hội và nhân văn, (2), tập 31.

30. Cao Thị Sông Hương (2017), “Học tập thông qua trải nghiệm trong dạy học mơn vật lý”, Tạp chí Giáo dục, (Đặc biệt), Tháng 5.2017.

31. John Dewey (2010), Experience and Education, Nxb Trẻ.

32. Nguyễn Mỹ Lộc (chủ biên) (2012), Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn.

33. Trần Bích Liễu (2017), Phát triển năng lực sáng tạo của học sinh phổ thông Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

34. Đặng Thị Thanh Mai – Nguyễn Văn Thanh (2017), “Vận dụng mơ hình học tập trải nghiệm trong dạy học môn sinh học ở trường trung học cơ sở”, Tạp chí Giáo dục, (Đặc biệt), kỳ 1 tháng 10/2017.

35. Đào Thị Ngọc Minh – Nguyễn Thị Hằng (2018), “Học tạp trải nghiệm – lý thuyết và vận dụng vào thiết kế tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn học ở trường phổ thơng”, Tạp chí giáo dục, (433), kỳ 1- 7/2018. 36. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo

dục, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (1999), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lý ở trường phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

38. Phạm Hữu Tòng (2001), Lý luận dạy học vật lý ở trường trung học, Nxb

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở trường trung học phổ thông đoàn kết – hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 111 - 136)