Các vấn đề cần giải quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở trường trung học phổ thông đoàn kết – hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 84 - 86)

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý dạy học môn vật lý

2.6.4. Các vấn đề cần giải quyết

Từ thực trạng trên để dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh trường THPT Đoàn Kết – Hai Bà Trưng phải giải quyết các vấn đề:

Mạnh dạn đổi mới cơng tác quản lý q trình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học của trường theo hướng “quản lý từ dưới lên”.

Trao quyền chủ động cho tổ chuyên môn và giáo viên để kịp thời phát huy vai trị tích cực và năng lực chun mơn của tổ trưởng chuyên môn và đội ngũ giáo viên cốt cán.

Tăng cường bồi dưỡng CBQL, GV mơn vật lý để có nhận thức đúng đắn về trải nghiệm, hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm cho học sinh. Bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên, kỹ năng sử dụng các công cụ, thiết bị dạy học và công nghệ dạy học hiện đại, đổi mới hình thức dạy học phù hợp.

Chú ý giáo dục học sinh có động cơ học tập đúng, hướng dẫn học sinh biết cách hoạt động nhóm trải nghiệm nghiên cứu bài học, hoạt động thực tiễn, tham gia các đề tài khoa học

Chú trọng việc tăng cường, nâng cấp CSVC, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học.

Kết luận chƣơng 2

Qua khảo sát 93 cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên và 460 học sinh về hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm ở trường THPT Đoàn Kết – Hai Bà Trưng tác giả rút ra một số kết luận:

Đánh giá việc thực hiện hoạt động dạy học môn vật lý cho học sinh theo hướng trải nghiệm ở trường mới ở giai đoạn đầu, mức độ chưa cao, chưa rộng khắp cho các đối tượng học sinh. Kết quả chỉ đạt ở mức trung bình.

Trong cơng tác quản lý nhà trường đã thực hiện được một số biện pháp quản lý thực hiện chương trình kế hoạch dạy học, đổi mới quản lý hoạt động dạy học nói chung để quản lý hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh và điều kiện CSVC phục vụ cho các hoạt động này tuy nhiên kết quả thực hiện trong một số vấn đề khảo sát cũng chỉ ở mức trung bình khá.

Việc đổi mới dạy học theo hướng trải nghiệm đã được xác định là nhiệm vụ quan trọng đã được chỉ đạo trong kế hoạch của nhà trường. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã gặp những khó khăn từ soạn giảng đến kiểm tra đánh giá… Để dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm có kết quả tốt cần quán triệt những định hướng cần giải quyết đã nêu trong chương 2 để đề xuất các biện pháp phù hợp trong Chương 3.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ THEO HƢỚNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THƠNG ĐỒN KẾT – HAI BÀ TRƢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Để gắn việc học tập lý thuyết với thực tế, gắn học với hành, gắn việc giáo dục trong trường học với việc giáo dục ở gia đình và xã hội thì cách dạy học theo hướng trải nghiệm là quan trọng. Cách dạy này sẽ giúp cho tạo sự thống nhất giữa nhận thức và hành động góp phần củng cố những kiến thức đã được tiếp thu trên lớp để hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh. Dạy học theo hướng trải nghiệm là một bộ phận quan trọng trong chương trình giáo dục. Để thực hiện được điều này thì các biện pháp quản lý giáo dục phải tuân thủ các nguyên tắc:

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn vật lý theo hƣớng trải nghiệm cho học sinh ở trƣờng THPT Đoàn Kết – Hai Bà Trƣng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở trường trung học phổ thông đoàn kết – hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)