1.4. Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sin hở trƣờng tiểu học
1.4.1. Xây dựng kế hoạch của hoạt động trải nghiệm
Xây dựng kế hoạch là một chức năng nhất đinh phải thực hiện trong hoạt động quản lý. Khi xây dựng kế hoạch phải xác định những vấn đề như phân tích tình hình, thực trạng của bối cảnh; dự báo xu thế và các khả năng có thể xảy ra; lựa chọn và xác định các mục tiêu, mục đích và hoạch định các bước đi, con đường thực hiện và cách thức biện pháp để đạt được mục tiêu, mục đích của q trình.
Trong mỗi kế hoạch của từng hoạt động thường bao gồm các nội dung như xác định hình thành mục tiêu, xác định và đảm bảo về các điều kiện, nguồn lực của tổ chức để đạt được mục tiêu và cuối cùng là quyết định xem hoạt động nào là cần thiết để đạt được mục tiêu đặt ra [36, tr.333].
Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh, cán bộ quản lý trường học cần thực hiện các nội dung như: xây dựng kế hoạch chung, trong đó nhà QL phải tiến hành những cơng việc cơ bản sau:
- Đánh giá được thực trạng của nhà trường liên quan đến hoạt động TN. - Xác định mục tiêu có tính khả thi.
- Lựa chọn được những hoạt động trải nghiệm cần tiến hành theo chủ đề của tuần, tháng, kỳ, năm học của từng bộ môn, và cách thức tiến hành, quan t m đến nội dung hoạt động trải nghiệm: Trải nghiệm nhận thức, trải nghiệm xã hội, trải nghiệm tình cảm, trải nghiệm mơ phỏng thông qua máy tính, trị chơi vv..
+ Trải nghiệm nhận thức được thiết kế theo chủ đề môn học hay liên môn. + Trải nghiệm xã hội được thiết kế theo các chủ đề liên quan đến giải quyết các vấn đề xã hội: Dân số, mơi trường, phịng chống tệ nạn xã hội, hịa nhập, bản sắc văn hóa d n tộc, đói ngh o vv…
+ Trải nghiệm tình cảm được thiết kế theo các chủ đề về văn hóa, nghệ thuật địi hỏi học sinh phải thể hiện xúc cảm, tình cảm của mình trước các vấn đề nêu ra.
+ Trải nghiệm mô phỏng được thế kế theo các chủ đề ứng dụng công nghệ thơng tin và trị chơi.
- Sắp xếp công việc theo tiến độ hợp lý, đáp ứng nguồn lực và các biện pháp để thực hiện có hiệu quả.
* Những yêu cầu cần thiết khi xây dựng kế hoạch HĐTN:
Hiệu trưởng căn cứ vào nhiệm vụ năm học và chương trình học tập các mơn học xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho từng khối lớp hoặc toàn trường và chỉ đạo giáo viên tổ chức thực hiện. Kế hoạch hoạt động trải nghiệm cần xác định rõ:
- Tên hoạt động của từng chủ đề hay từng môn học: lựa chọn tên mang ý nghĩa và thu hút được sự quan tâm của các đối tượng tham gia, phù hợp với nhiệm vụ của năm học và tâm lý lứa tuổi học sinh.
- Mục tiêu của hoạt động: phải rõ ràng, phù hợp với mục tiêu của giáo dục, kiến thức, nhận thức, khả năng, năng lực của học sinh ...
- Nội dung của HĐTN: phù hợp và có mối quan hệ với hoạt động dạy học, rèn luyện đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh.
- Năng lực của giáo viên, học sinh khi triển khai thực hiện.
- Các lực lượng tham gia: CBGV, học sinh trong trường có thể mời thêm các chuyên gia, cha mẹ học sinh, địa phương, các tổ chức có liên quan.
- Nguồn lực tham gia: Nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính cần sử dụng, sự phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường.
- Thời gian thực hiện: Ngày, tuần, tháng, học kỳ
- Kết quả cần đạt được: Sự mở rộng về nhận thức, sự phát triển về kỹ năng hành vi ở học sinh.
- Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm