Tổ chức thực hiện các hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học tư thục trương vĩnh ký, thị trấn đak đoa, tỉnh gia lai (Trang 33 - 35)

1.4. Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sin hở trƣờng tiểu học

1.4.2. Tổ chức thực hiện các hoạt động trải nghiệm

Tổ chức thực hiện kế hoạch HĐTN cho học sinh tiểu học có liên quan mật thiết đến việc tổ chức hoạt động học tập văn hoá, r n luyện đạo đức, kỹ năng

sống cho học sinh trong nhà trường. Quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch gồm: Hiệu trưởng thành lập Ban chỉ đạo tổ chức HĐTN do Hiệu trưởng làm trưởng ban, và đại diện của các tổ chức đoàn thể và đại diện giáo viên ở các khối lớp, các bộ môn, các tổ chức trong và ngồi nhà trường có liên quan.

- Để thực hiện chức năng tổ chức, người quản lý cần tập trung vào các việc như ph n bổ, sắp xếp nhân sự, phân công cụ thể các trách nhiệm quản lý, huy động cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch. Khi sắp xếp bố trí nhân sự, Hiệu trưởng cần phải nắm được sở trường và năng lực của từng giáo viên và lực lượng tham gia, nếu cần có thể phân cơng theo từng nhóm cơng việc, từng khâu của hoạt động.

Nhiệm vụ tổ chức thực hiện các HĐTN trong trường TH là trách nhiệm của mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường, song đặc biệt là đội ngũ GVBM, GVCN và cán bộ Đội.

Đội ngũ cán bộ Đội chính là giáo viên Tổng phụ trách của nhà trường mà giáo viên Tổng phụ trách là người trực tiếp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chuyên về văn hoá nghệ thuật, vui chơi giải trí cho học sinh thông qua các chuyên đề Đội. GVBM, GVCN là người trực tiếp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các HĐTN cho học sinh thông qua các mơn học do mình phụ trách giảng dạy Trong việc tổ chức thực hiện, Hiệu trưởng cần tạo điều kiện cho người tham gia phát huy tinh thần tự giác, tích cực, phối hợp cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên nếu thấy cần thiết, huy động và phân phối các nguồn lực để tiến hành HĐTN cho học sinh. Việc huy động các nguồn tài chính để tổ chức HĐTN cho học sinh bằng nhiều nguồn tài chính khác nhau như: nguồn tài chính từ ng n sách nhà nước, nguồn tài chính từ cha mẹ học sinh đóng góp, nguồn tài chính từ các tổ chức ngồi trường tài trợ từ cá nhân và tổ chức ngoài trường vv...

GVCN, GVBM, nhân viên, Hội cha mẹ HS, các tổ chức xã hội: Đồn phường, xã, Cơng an, Phụ nữ, các đơn vị kết nghĩa... Mỗi lực lượng giáo dục đều có thế mạnh riêng của mình, vì vậy quản lý tốt việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường để tổ chức tốt HĐTN chính là thực hiện xã hội hóa giáo dục, tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho HS phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học tư thục trương vĩnh ký, thị trấn đak đoa, tỉnh gia lai (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)