2.4. Thực trạng quản lý về hoạt động trải nghiệ mở trƣờng tiểu học
2.4.4. Kiểm tra đánh giá hoạt động trải nghiệm
Tác giả khảo sát 34 mẫu (03 CBQL, 31 GV) về kiểm tra đánh giá hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học tư thục Trương Vĩnh Ký, Thị trấn Đak Đoa, Tỉnh Gia Lai thu được kết quả sau:
Bảng 2.14. Đánh giá của CBQL và GV về kiểm tra đánh giá hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học tư thục Trương Vĩnh Ký, Thị trấn
Đak Đoa, Tỉnh Gia Lai
TT Nội dung Mức độ đánh giá thực hiện ĐTB Đánh giá Tốt Khá Trung bình Kém SL % SL % SL % SL % 1 KTĐG1 19 55.9 11 32.4 1 2.9 3 8.8 3.35 Tốt 2 KTĐG2 14 41.2 9 26.5 4 11.8 7 20.6 2.88 Khá 3 KTĐG3 11 32.4 8 23.5 7 20.6 8 23.5 2.65 Khá 4 KTĐG4 12 35.3 7 20.6 10 29.4 5 14.7 2.76 Khá Chú thích:
KTĐG1: Việc kiểm tra xây dựng kế hoạch HĐTN
KTĐG2: Việc kiểm tra tổ chức thực hiện kế hoạch HĐTN KTĐG3: Việc kiểm tra chỉ đạo thực hiện kế hoạch HĐTN KTĐG4: Việc kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch HĐTN
Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện HĐTN giúp Hiệu trưởng kịp thời phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong q trình thực hiện kế hoạch từ đó đưa ra những uốn nắn, sửa chữa cần thiết. Để làm tốt công tác này Hiệu trưởng cần làm như sau:
Xây dựng được các tiêu chí đánh giá HĐTN sát với mục đích yêu cầu của từng hoạt động, trong từng thời điểm.
Xây dựng lực lượng đánh giá có uy tín đối với từng hoạt động, việc đánh giá phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trực tiếp hoặc gián tiếp để kịp thời phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong q trình thực hiện kế hoạch từ đó đưa ra những uốn nắn, sửa chữa cần thiết.
Sử dụng nhiều hình thức đánh giá như: Sử dụng phiếu khảo sát, quan sát thực tế, trao đổi trực tiếp, hỏi ý kiến giáo viên, học sinh hoặc chuyên gia.
Kiểm tra hoạt động học tập của học sinh về các nội dung HĐTN để biết được mức độ thu nhận và vận dụng kiến thức đã học trong quá trình trải nghiệm của học sinh, từ đó cung cấp cho học sinh những phản hồi thông tin, giúp cho học sinh điều chỉnh hoạt động của mình.