Kiểm tra, đánh giá các hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học tư thục trương vĩnh ký, thị trấn đak đoa, tỉnh gia lai (Trang 37 - 38)

1.4. Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sin hở trƣờng tiểu học

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá các hoạt động trải nghiệm

Đ y là kh u cuối cùng trong chu trình quản lý của Hiệu trưởng trong công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch tổ chức HĐTN của giáo viên, học sinh trong nhà trường, đồng thời mở ra một chu trình quản lý mới. Cơng tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện HĐTN giúp Hiệu trưởng kịp thời phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong q trình thực hiện kế hoạch từ đó đưa ra những uốn nắn, sửa chữa cần thiết. Để làm tốt công tác này Hiệu trưởng cần:

- Xây dựng được các tiêu chí đánh giá kết quả HĐTN sát với mục đích yêu cầu của từng hoạt động, trong từng thời điểm.

- Xây dựng lực lượng đánh giá có uy tín đối với từng hoạt động, việc đánh giá phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trực tiếp hoặc gián tiếp để kịp thời phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong q trình thực hiện kế hoạch từ đó đưa ra những uốn nắn, sửa chữa cần thiết. Sử dụng nhiều hình thức đánh giá như: Sử dụng phiếu khảo sát, quan sát thực tế, trao đổi trực tiếp, hỏi ý kiến giáo viên, học sinh hoặc chuyên gia.

Kiểm tra hoạt động dạy học, giáo dục của GV đối với việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của tổ chức HĐTN. Đồng thời hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra, xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên (thông qua việc kiểm tra bài soạn của GV, dự giờ giảng của GV ở những bài học có nội dung liên quan đến HĐTN …) để đảm bảo hiệu quả công việc đã đề ra, từng bước nâng cao chất lượng HĐTN trong nhà trường. Kiểm tra đánh giá về tinh thần thái độ, ý thức tham gia HĐTN của học sinh và mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng hành vi của học sinh. Sau khi kiểm tra đánh giá phải tổ chức rút kinh nghiệm, chỉ ra được những mặt đạt được và chưa được của hoạt động, qua đó cơng nhận những giá trị và những đóng góp của các tập thể và cá nhân đối với HĐTN. Do vậy việc kiểm tra, đánh giá HĐTN phải khách quan, chính xác, tồn diện, hệ thống, công khai, kịp thời, vừa sức và bám sát vào yêu cầu của chương trình, mục tiêu giáo dục cấp học. Trên cơ sở đó làm sáng tỏ thực trạng để điều chỉnh quá trình giáo dục, dạy học sao cho hợp lý và cuối cùng là thông tin kết quả này đến địa chỉ có nhu cầu.

Tóm lại quản lý HĐTN của học sinh ở trường TH là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra được tiến hành bởi hiệu trưởng và CBQL trường học trong sự phối hợp và ph n công rõ ràng và đặc biệt phát huy vai trò của các tổ chức cá nh n trong và ngoài nhà trường. Việc xác định các chức năng trong quá trình quản lý HĐTN khơng thể rạch rịi, riêng biệt từng chức năng mà là quá trình đan xen với nhau,kết hợp để thực hiện mục tiêu cuối cùng của một quá trình quản lý HĐTN là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường tốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học tư thục trương vĩnh ký, thị trấn đak đoa, tỉnh gia lai (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)