2.4. Thực trạng quản lý về hoạt động trải nghiệ mở trƣờng tiểu học
2.4.5. Thực trạng quản lý sự phối hợp trong hoạt động trải nghiệm
phụ huynh và nhà trường
Tác giả khảo sát 34 mẫu (03 CBQL, 31 GV) về phối hợp với phụ huynh trong hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học tư thục Trương Vĩnh Ký, Đak Đoa, tỉnh Gia Lai thu được kết quả sau:
Bảng 2.15. Đánh giá của CBQL và GV về phối hợp với phụ huynh trong hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học tư thục Trương Vĩnh
Ký, Thị trấn Đak Đoa, Tỉnh Gia Lai
TT Nội dung ĐT Mức độ đánh giá thực hiện ĐTB Đánh giá Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ SL % SL % SL % SL % 1 PH1 CBQL-GV 15 44.1 11 32.4 5 14.7 3 8.8 3.12 TX PHHS 34 36.6 17 18.3 26 28.0 16 17.2 2.74 TX 2 PH2 CBQL-GV 7 20.6 7 20.6 13 38.2 7 20.6 2.41 TT PHHS 30 32.3 14 15.1 36 38.7 13 14.0 2.66 TX 3 PH3 CBQL-GV 6 17.6 9 26.5 13 38.2 6 17.6 2.44 TT PHHS 28 30.1 12 12.9 36 38.7 17 18.3 2.55 TX 4 PH4 CBQL-GV 4 11.8 6 17.6 14 41.2 10 29.4 2.12 TT PHHS 21 22.6 14 15.1 34 36.6 24 25.8 2.34 TT Chú thích:
PH1: Nhà trường xây dựng kế hoạch huy động các lực lượng tham gia các hoạt động trải nghiệm của HS tới phụ huynh
PH2: Nhà trường có huy động các lực lượng trong việc xây dựng các nội dung hoạt động trải nghiệm cho HS
PH3: Nhà trường phối hợp với gia đình tổ chức các hình thức trải nghiệm cho HS PH4: Nhà trường có những tham vấn từ phía phụ huynh về cách thức và phương pháp thực hiện hoạt động trải nghiệm cho HS
PH5: Phối hợp với phụ huynh và các lực lượng khác trong việc tiếp tục củng cố rèn luyện các kỹ năng đã được học trong các HĐ trải nghiệm
Qua kết quả đánh giá của CBQL, GV về việc phối hợp với phụ huynh trong hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học tư thục Trương Vĩnh Ký, Đak Đoa, tỉnh Gia Lai cho thấy nội dung được CBQL, GV đánh giá cao nhất là “Giáo viên có triển khai các hoạt động trải nghiệm của HS tới phụ huynh” với ĐTB = 3.12 đạt mức độ “Thường xuyên”, nội dung “Nhà trường có những tham vấn từ phía phụ huynh về cách thức và phương pháp thực hiện hoạt động trải nghiệm cho HS” được đánh giá thấp nhất với ĐTB = 2.12, đạt mức độ đánh giá là “Thỉnh thoảng”. Tìm hiểu thực tế, ta thấy đa số các trường sẽ lên kế hoạch cho HS tham gia các hoạt động trải nghiệm và thông báo đến PHHS sau đó, hầu như các trường chưa có sự tham vấn hay lắng nghe ý kiến PHHS về phương pháp hay hình thức tham gia hoạt động trải nghiệm của HS, đ y là một trong những hạn chế mà nhà trường cần khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.
Mặc khác, tác giả khảo sát 93 PHHS về việc phối hợp với nhà trường trong hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học tư thục Trương Vĩnh Ký, Đak Đoa, tỉnh Gia Lai thu được kết quả sau:
Theo đánh giá của PHHS về sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh cho thấy nội dung được đánh giá cao nhất là “Giáo viên có triển khai các hoạt động trải nghiệm của HS tới phụ huynh” với ĐTB = 2.74. mức độ đánh giá là “Thường xuyên”, nội dung được đánh giá thấp nhất là “Nhà trường có những tham vấn từ phía phụ huynh về cách thức và phương pháp thực hiện hoạt động trải nghiệm cho HS” với ĐTB = 2.34, đạt mức độ đánh giá là “Thỉnh thoảng”. Phụ huynh cho rằng nhà trường ít khi tham vấn từ phụ huynh về các hình thức, phương pháp thực hiện hoạt động trải nghiệm cho HS, thông thường PHHS chỉ được nhà trường thông báo khi cho các em tham gia các hoạt động trải nghiệm như du lịch, tham quan thực tế.
Mặc khác, tác giả khảo sát 93 PHHS về hiệu quả của hoạt động trải nghiệm HS trong trường tiểu học tư thục Trương Vĩnh Ký, Đak Đoa, tỉnh Gia Lai thu được kết quả sau:
Bảng 2.16. Đánh giá của PHHS về hiệu quả của hoạt động trải nghiệm HS trong trường tiểu học tư thục Trương Vĩnh Ký, Thị trấn Đak Đoa, Tỉnh Gia Lai
TT Nội dung Mức độ đánh giá thực hiện ĐTB Đánh giá Tốt Khá Trung bình Kém SL % SL % SL % SL % 1 HQ1 50 53.8 30 32.3 9 9.7 4 4.3 3.35 Tốt 2 HQ2 45 48.4 23 24.7 17 18.3 8 8.6 3.13 Khá 3 HQ3 31 33.3 13 14.0 38 40.9 11 11.8 2.69 Khá 4 HQ4 29 31.2 11 11.8 38 40.9 15 16.1 2.58 Khá 5 HQ5 22 23.7 13 14.0 44 47.3 14 15.05 2.46 Trung bình Chú thích:
HQ1: HS giải quyết được những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của các em HQ2: Các em lối sống tích cực, biết cách hồn thiện bản thân
HQ3:Các em biết tổ chức cuộc sống cá nhân biết làm việc có kế hoạch, tinh thần hợp tác
HQ4:Các em có trách nhiệm với bản thân và với người khác, có ý thức với mơi trường xung quanh
HQ5:Các em biết vận dụng các kiến thức đã học vào trong thực tiễn
Kết quả đánh giá của PHHS về hiệu quả của hoạt động trải nghiệm HS cho thấy hoạt động trải nghiệm của trường chưa mang lại hiệu quả cao. Trong đó, nội dung “HS giải quyết được những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của các em” được đánh giá cao nhất với ĐTB = 3.35, mức độ đánh giá “Tốt”, nội dung “Các em biết vận dụng các kiến thức đã học vào trong thực tiễn” đạt mức độ đánh giá thấp nhất với ĐTB = 2.46, mức độ đánh giá là “Trung bình”. Vì vậy, nhà trường cần thiết có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh.