3.4. Khảo sát tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp đề xuất
3.4.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các biện
đề xuất
3.4.4.1. Về tính cần thiết
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp TT Nội dung Mức độ đánh giá thực hiện ĐTB Đánh giá Thứ hạng Rất cần thiết (RCT) Cần thiết (CT) Đôi khi (ĐK) Không cần thiết (KCT) SL % SL % SL % SL % 1 BP1 20 58.8 11 32.4 1 2.9 2 5.9 3.44 RCT 1 2 BP2 17 50.0 7 20.6 9 26.5 1 2.9 3.18 CT 4 3 BP3 19 55.9 9 26.5 6 17.6 0 0.0 3.38 RCT 2 4 BP4 18 52.9 9 26.5 7 20.6 0 0.0 3.32 RCT 3 5 BP5 16 47.1 7 20.6 9 26.5 2 5.9 3.09 CT 5 Trung bình 52.9 25.3 3.28 Chú thích:
BP1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vai trò của hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học
BP2: Chỉ đạo đổi mới xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học đúng qui trình dựa trên các căn cứ khoa học và thực tiễn
BP3: Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhà trường các hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh
BP4: Chỉ đạo giáo viên đa dạng hóa các loại hình trải nghiệm của học sinh ở trường TH
BP5: Hoàn thiện quy trình đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm cho HS.
Nhận xét: Các biện pháp đề xuất có tính cần thiết. Trong 5 biện pháp đề xuất thì biện pháp 1; 3;4 được đánh giá cao với ĐTB lần lượt là 3.44; 3.38 và 3.32, được xếp thứ bậc 1;2;3. Trong khi đó biện pháp 5 được đánh giá thấp nhất ở mức độ xếp hạng đứng thứ 5, các biện pháp còn lại tương đối cao.
Nội dung 3 biện pháp được đánh giá ở mức độ cao là:
(1) Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vai trò của hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học
(2) Biện pháp 3: Chỉ đạo Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhà trường các hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh
(3) Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên đa dạng hóa các loại hình trải nghiệm của học sinh ở trường TH.
Các biện pháp trên được đánh giá ở mức độ rất cần thiết cao từ 47.1% đến 58.8%, mức độ cần thiết từ 20.6% đến 30.4%. Từ đó có thể thấy CBQL và GV rất xem trọng và đánh giá cao những biện pháp này, đ y có thể xem là những biện pháp tiên quyết quyết định nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học tư thục Trương Vĩnh Ký, Đak Đoa, tỉnh Gia Lai.
Mặc khác, các biện pháp được khảo sát ở mức độ rất cần thiết trung bình là 52.9%, và ĐTB = 3.28, điều này chứng tỏ các biện pháp là rất cần thiết khi đạt ở mức khá cao.
3.4.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất
Khảo sát tính khả thi thu được kết quả sau:
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp
TT Nội dung Mức độ đánh giá thực hiện ĐTB Đánh giá Thứ hạng Rất khả thi (RKT) Khả thi (KT) Đôi khi (ĐK) Không khả thi (KKT) SL % SL % SL % SL % 1 BP1 17 50.0 8 23.5 6 17.6 3 8.8 3.15 KT 4 2 BP2 20 58.8 9 26.5 4 11.8 1 2.9 3.41 RKT 1 3 BP3 17 50.0 9 26.5 6 17.6 2 5.9 3.21 KT 3 4 BP4 18 52.9 9 26.5 6 17.6 1 2.9 3.29 RKT 2 5 BP5 16 47.1 8 23.5 8 23.5 2 5.9 3.12 KT 5 TB 51.8 25.3 3.24
Chú thích:
BP1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vai trò của hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học
BP2: Chỉ đạo đổi mới xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học đúng qui trình dựa trên các căn cứ khoa học và thực tiễn
BP3: Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhà trường các hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh
BP4: Chỉ đạo giáo viên đa dạng hóa các loại hình trải nghiệm của học sinh ở trường TH
BP5: Hồn thiện quy trình đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm cho HS
Qua bảng khảo sát trên ta nhận thấy:
Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học tư thục Trương Vĩnh Ký, Thị trấn Đak Đoa, Tỉnh Gia Lai do tác giả đề xuất được đa số CBQL, giáo viên đánh giá là có tính khả thi cao.
Trong đó biện pháp 2 (Xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học đúng qui trình dựa trên các căn cứ khoa học và thực tiễn) được cho rằng rất khả thi khi thực hiện và xếp thứ bậc 1. Bên cạnh đó, biện pháp 4 (Chỉ đạo giáo viên đa dạng hóa các loại hình trải nghiệm của học sinh ở trường TH) xếp thứ 2 và biện pháp 3 (Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhà trường các hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh) xếp thứ 3. Cho thấy, khi áp dụng 3 biện pháp này vào thực tế sẽ đem lại hiệu quả nhất định và được sự đồng tình của đa số CBQL và GV
Mức độ trung bình rất cần thiết của các biện pháp là 51.8% và ĐTB = 3.24, điều đó chứng tỏ khi áp dụng vào thực tế các biện pháp trên có tính ứng dụng cao và được đa số CBQL, GV đồng tình, ủng hộ
Tiểu kết chƣơng 3
Dựa vào cơ sở lý luận, lý thuyết và thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học tư thục Trương Vĩnh Ký, Thị trấn Đak Đoa, Tỉnh Gia Lai, tác giả đã đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học. Bao gồm 5 biện pháp:
BP1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vai trò của hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học
BP2: Chỉ đạo đổi mới xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học đúng qui trình dựa trên các căn cứ khoa học và thực tiễn
BP3: Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhà trường các hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh
BP4: Chỉ đạo giáo viên đa dạng hóa các loại hình trải nghiệm của học sinh ở trường TH
BP5: Hồn thiện quy trình đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm cho HS
Sau khi khảo sát thu được kết quả là các biện pháp đề xuất đều được đánh giá đạt mức độ cần thiết và khả thi. Các biện pháp đề xuất có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, và ở mỗi biện pháp cũng đã đề cập được cơ sở đề ra biện pháp, mục tiêu của biện pháp và cách thức tổ chức thực hiện.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Hoạt động trải nghiệm là hình thức tổ chức dạy học và giáo dục có sức hấp dẫn đặc biệt với học sinh. Có thể nói đ y là một hoạt động có tác dụng rất lớn trong việc mở rộng, củng cố, nâng cao kiến thức cho học sinh, giúp hình thành và phát triển cho các em kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết. Quản lý HĐTN được tiến hành theo các chức năng của hoạt động quản lý đồng thời cần đảm bảo tính hiệu quả thiết thức, thu hút học sinh tham gia, phát huy được những yếu tố ảnh hưởng tích cực, khắc phục những yếu tố ảnh hưởng chưa tốt.
Luận văn đã x y dựng được hệ thống cơ sở lý luận của quản lý hoạt động trải nghiệm cho HS tại trường tiểu học từ việc tổng quan nghiên cứu, các khái niệm cơ bản, một số vấn đề lý thuyết, nội dung quản lý và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học trong điều kiện địa bàn có tính đặc thù của vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên.
Luận văn đã tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động trải nghiệm và quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại trường Tiểu học Tư thục Trương Vĩnh Ký, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Qua khảo sát cho thấy nhà trường đã bước đầu quản lý tốt một số các nội dung của hoạt động trải nghiệm cho học sinh, song bên cạnh đó cịn những tồn tại nhất định như: nhận thức của một bộ phận GV, phụ huynh chưa s u sắc về vai trò của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển năng lực của học sinh, kế hoạch hoạt động trải nghiệm chưa hiệu quả, năng lực tổ chức hoạt động của giáo viên chưa cao, hình thức và phương pháp tổ chức chưa phong phú, kh u kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm chưa được chú trọng và chưa phát huy được vai trò của kiểm tra đánh giá.
tác giả đã đề xuất 5 biện pháp cụ thể, trong đó chỉ rõ mục đích, nội dung, cách thức và điều kiện thực hiện biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Tư thục Trương Vĩnh Ký, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Qua khảo sát cho thấy các biện pháp có tính cần thiết và tính khả thi cao, giữa các biện pháp có mối quan hệ mật thiết và đồng bộ với nhau.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Phòng Giáo Dục và Đào Tạo huyện Đak Đoa
- Khi tiến hành kiểm tra tồn diện các trường cần có nội dung kiểm tra công tác quản lý, tổ chức thực hiện HĐTN, giúp các trường đánh giá xếp loại giáo viên đúng, tạo điều kiện cho giáo viên tự tin, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Tham mưu với uỷ ban nhân dân huyện về việc đầu tư x y dựng CSVC cho các trường, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, cấp kinh phí bổ sung cho tổ chức HĐTN, tạo cơ chế thống cho các doanh nghiệp có tâm huyết đầu tư và phát triển giáo dục tư thục.
2.2. Đối với CBQL trường, giáo viên trường tiểu học tư thục Trương Vĩnh Ký, Thị trấn Đak Đoa, Tỉnh Gia Lai
Lãnh đạo nhà trường cần chú trọng nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, tạo niềm tin cho giáo viên về hoạt động trải nghiệm trong dạy học để đảm bảo chất lượng của hoạt động này.
Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên và học sinh về việc vận dụng hoạt động trải nghiệm trong dạy học. Cần chủ động xây dựng kế hoạch, quy chế tổ chức HĐTN trong dạy học của nhà trường ngay từ đầu năm học và công khai kế hoạch, quy chế này đến toàn thể giáo viên trong nhà trường được biết rõ và nắm được.
Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch HĐTN trong dạy học ở các tổ chuyên môn. Cuối mỗi học kỳ cần có tổng kết, đánh giá khen thưởng, rút kinh nghiệm Khen thưởng kịp thời những GV thực hiện tích cực, hiệu quả HĐTN trong dạy học. Tổ chức cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn và giáo viên cốt cán đi HĐTN động trải nghiệm trong dạy học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. Đặng Quốc Bảo (2005), Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, Đề cương bài giảng cao học QLGD, Hà Nội
2. Đặng Quốc Bảo (2010), Những vấn đề cơ bản của hoạt động quản lý và
sự vận dụng vào quản lý nhà trường, Tập bài giảng dành cho học viên
cao học quản lý giáo dục.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Kỷ yếu hội thảo Tổ chức hoạt động trải
nghiệm sáng tạo cho học sinh phổ thông và mô hình trường phổ thơng gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông – Hoạt
động giáo dục trải nghiệm, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể (ban hành kèm theo Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
6. Trần Hữu Cát, Đoàn Minh Duệ (1999), Đại cương về khoa học quản lý,
Trường Đại học Vinh.
7. Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lý nhà trường, Nxb Đại học sư phạm,
Hà Nội.
8. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
9. Nguyễn Đức Chính (Chủ biên) (2017), Phát triển chương trình giáo dục, Nxb Giáo dục Việt Nam.
10. Nguyễn Khắc Chương (2004), Lý luận quản lý giáo dục đại cương, Đại
học sư phạm Hà Nội.
11. C. Mac – Ăngghen toàn tập, tập 25, Phần II.
12. Bùi Ngọc Diệp (2015), “Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số
13. Nguyễn Thị Kim Dung (2006), Tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp, Dự án phát triển GD THPT – trường ĐHSPHN.
14. Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Hằng (2014), Một số phương pháp
tổ chức HĐTN cho học sinh phổ thông, Viện nghiên cứu sư phạm,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
15. Vũ Cao Đàm (2014), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb GDVN. 16. Đảng cộng sản Việt Nam (2014), Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc
hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
17. Phạm Minh Hạc (1997), Tâm lý học Vưgôtxki, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 18. Đào Mỹ Hằng (2016), Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với di
tích ở huyện Gia Lâm trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 7 Trung học sơ sở, Luận văn thạc sỹ.
19. Lê Huy Hoàng (2014), Nghiên cứu một số vấn đề về hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Luận văn thạc sỹ.
20. Nguyễn Thu Hoài (2014), Nghiên cứu về tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo giải pháp phát huy năng lực người học, Luận văn thạc sỹ.
21. H.Koontz, C.Odonnell, H.Weirich (1998), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học kỹ thuật Hà Nội.
22. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ (1998), Giáo dục học (tập 2), Nxb Giáo dục. 23. John Dewey (2010), Experience and Education, Nxb Trẻ.
24. Phan Văn Kha (2007), Giáo trình quản lý nhà nước về giáo dục, Nxb
Đại học Quốc Gia Hà Nội
25. Trần Kiểm (2006), Khoa học quản lý giáo dục – Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn, Nxb Giáo dục.
26. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), Quản lý, lãnh đạo nhà trường thế kỷ 21,
Nxb Đại học quốc gia Hà Nôi.
27. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Chủ biên) (2012), Quản lý giáo dục Một số vấn đề
28. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2015), Công tác xã hội trường học, Báo cáo Hội
nghị về Công tác xã hội tại Hà Nội.
29. Mác và Ph. Ăng-ghen (2013), Toàn tập, Tập 23, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
30. Lê Thị Nga (2015), Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học
sinh trong dạy học lịch sử địa phương ở trường trung học phổ thơng huyện Ba Vì- Hà Nội, Luận văn thạc sỹ.
31. Bùi Tố Nhân (2015), Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại các trường trung học cơ sở quận Lê Chân - Hải Phòng, Luận văn thạc sỹ.
32. Hoàng Phê (chủ biên) (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
33. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý, Học viện quản lý giáo dục Hà Nội.
34. Quốc hội nước cộng hoà XHCN Việt Nam (2009), Luật giáo dục năm 2005, sửa đổi năm 2009, Hà Nội.
35. Đỗ Ngọc Thống (2015), “Hoạt động trải nghiệm từ kinh nghiệm giáo dục quốc tế và vấn đề của Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, (115). 36. Đinh Thị Kim Thoa (2015), Kĩ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng
tạo trong trường tiểu học, Nxb Giáo dục Việt Nam.
37. Đinh Thị Kim Thoa, Mục tiêu năng lực, nội dung chương trình, cách đánh giá trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo, Nxb Giáo dục Việt Nam.