Chỉ đạo giáo viên đa dạng hóa các loại hình trải nghiệm của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học tư thục trương vĩnh ký, thị trấn đak đoa, tỉnh gia lai (Trang 84)

3.2. Những biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trƣờng

3.2.4. Chỉ đạo giáo viên đa dạng hóa các loại hình trải nghiệm của

ở trường tiểu học

3.2.4.1. Mục tiêu

Nhằm tạo sự hấp dẫn cho HS trong các HĐTN qua các hình thức phong phú, hấp dẫn cho mọi loại hình hoạt động, tạo môi trường để học sinh thực sự được trải nghiệm về kiến thức, kỹ năng đã học, trải nghiệm về xúc cảm tình cảm trong mọi mối quan hệ, trải nghiệm về kỹ năng hành vi ứng xử trong quan hệ đạo đức và quan hệ xã hội vv...

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Yêu cầu GV cần phải ln làm mới các hình thức tổ chức HĐTN bằng cách tổ chức hoạt động ở mỗi chủ đề, môn học phải đa dạng và có sự thay đổi cho phù hợp với mục đích, u cầu của mơn học, phù hợp với khả năng, t m lý lứa tuổi học sinh.

Hướng dẫn GV tiến hành khảo sát nhu cầu học sinh, gợi ý các chủ đề, chủ điểm để HS cùng lựa chọn nội dung, làm cơ sở cho xây dựng kế hoạch HĐTN với hình thức phù hợp nhu cầu, thu hút đông đảo HS tham gia.

Do tính đa dạng, phong phú của nội dung và hình thức HĐTN, người quản lý nhà trường cần chú ý tới nguyện vọng, sở trường, hứng thú của các em HS để tạo điều kiện cho các em tham gia hoạt động một cách tự giác và đạt hiệu quả cao nhất. Nhất là khi nội dung hoạt động tổ chức gọn nhẹ, hợp lý và hay, sẽ tạo xúc cảm cho HS, làm đội ngũ đoàn kết hơn bởi những chuyến dã ngoại.

Các chủ HĐTN, hình thức tổ chức hoạt động phải ln đổi mới, khơng nên để tình trạng hoạt động năm này giống hệt hoạt động năm trước.

Các hình thức tổ chức HĐTN được thiết kế theo từng lĩnh vực trải nghiệm sao cho phù hợp:

- Lĩnh vực học tập: Câu lạc bộ, dự án học tại hiện trường, thực tế địa phương, thi tìm hiểu vv....

- Lĩnh vực giáo dục đạo đức, lối sống: Tham gia hoạt động từ thiện, tình nguyện, trải nghiệm đóng góp cải tạo mơi trường, chăm sóc các cơng trình văn hóa, di tích lực sử, nghĩa trang liệt sĩ, thi tìm hiểu, sân khấu hóa các hoạt động theo chủ đề vv...

- Lĩnh vực trải nghiệm xúc cảm, tình cảm: Tham gia các hoạt động giao lưu, s n khấu hóa theo hình thức xử lý tình huống, thuyết trình, vv...

- Lĩnh vực trải nghiệm mơ phỏng: Thơng qua mơi trường Elerning, tổ chức trị chơi mơ phỏng vv...

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

Ngay từ đầu năm học phải xây dựng và phê duyệt kế hoạch năm học của trường, kế hoạch chi tiết cụ thể cho từng tuần, tháng, học kỳ cho từng hoạt động để làm cơ sở cho GV xây dựng kế hoạch HĐTN tránh trùng chéo với các hoạt động khác của nhà trường, của địa phương

3.2.5. Hoàn thiện quy trình đổi kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm cho HS

3.2.5.1. Mục tiêu

hợp với mục tiêu HĐTN trong dạy học để nhằm đánh giá một cách khách quan, thực chất HĐTN trong dạy học, nhằm kiểm tra đánh giá kết học tập của học sinh, giúp học sinh đánh giá được bản th n các em đã lĩnh hội được những gì từ kiến thức trong nhà trường áp dụng vào cuộc sống. Đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng HĐTN trong dạy học đề còn giúp giáo viên đánh giá được chất lượng, nắm được trình độ, sức học của học sinh, kiểm tra được hiệu quả của việc vận dụng HĐTN trong dạy học đề của mình để điều chỉnh cho phù hợp hơn.

Kiểm tra, đánh giá các hoạt động trải nghiệm vừa có tác dụng điều chỉnh vừa có ý nghĩa thúc đẩy đối với chính q trình tổ chức hoạt động.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Tổ chức chỉ đạo các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tổ chức HĐTN. Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tổ chức HĐTN phân tích thực trạng cho thấy các trường thực hiện chưa tốt việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong tổ chức HĐTN. Nếu có thì chỉ nhằm mục đích đánh giá thành tích, xếp hạng thi đua. Để quản lý HĐTN thì hiệu trưởng cần phải thay đổi cách kiểm tra, vì hoạt động kiểm tra khơng chỉ nhìn vào kết quả hoạt động mà cần kiểm tra cả quá trình chuẩn bị, kiểm tra khi hoạt động diễn ra, xem xét tinh thần thái độ khi tham gia hoạt động của thầy và trò.

Việc đánh giá HS qua HĐTN sẽ góp phần đánh giá chất lượng GD nói chung, đặc biệt là hạnh kiểm nói riêng. HS nhìn thấy rõ hơn mặt mạnh, mặt yếu của bản th n để từ đó vươn lên trong cuộc sống và trong học tập. Đối với GV kết quả đánh giá phản ánh sự trưởng thành của HS và giúp GV tự đánh giá khả năng tổ chức hoạt động của mình, giúp GV tự rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, hoàn thiện học vấn của mình. Đồng thời GVCN lớp cũng thấy được hoạt động của các lớp khác trong trường để điều chỉnh công tác chủ nhiệm của mình tốt hơn. Đối với các cấp quản lý việc đánh giá qua tổ chức HĐTN là biện pháp để đánh giá kết quả GD tồn diện. Đó là cơ sở để các nhà quản lý

xây dựng chiến lược GD về mục tiêu, nội dung, đội ngũ, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động.

Tổ chức các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, học tập, thông qua các quy chế, nội dung và các hình thức kiểm tra đánh giá HĐTN trong dạy học mà các chun gia có uy tín xây dựng để giáo viên nghiêm túc thực hiện. Đồng thời, trong quá trình giảng dạy, căn cứ vào mục tiêu của chương trình, nội dung HĐTN trong dạy học, vào thực tế khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh để xây dựng, cải tiến việc kiểm tra, đánh giá phù hợp để có thể đánh giá được năng lực của học sinh trong quá trình tổ chức HĐTN trong dạy học; Lập kế hoạch thường xuyên và định kỳ về việc kiểm tra, đánh giá giáo viên về HĐTN trong dạy học. Khi lập kế hoạch kiểm tra đánh giá, cần đưa ra mục đích, và x y dựng nội dung và các tiêu chí kiểm tra.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện

- Các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường phải phối kết hợp tốt và có tinh thần trách nhiệm cao để tổ chức các HĐTN cho HS đạt kết quả cao.

Cán bộ tham gia kiểm tra, đánh giá HĐTN phải công bằng, khách quan.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm

Các nội dung của tổ hợp các biện pháp có quan hệ biện chứng, đan xen lẫn nhau. Vì vậy, khi tổ chức thực hiện cần triển khai, tiến hành một cách đồng bộ và nhất qn thì mới có thể đem lại hiệu quả cao. Để thực hiện biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học tư thục Trương Vĩnh Ký, Thị trấn Đak Đoa, Tỉnh Gia Lai cần phải tiến hành đồng thời nhiều biện pháp. Trong khuôn khổ của luận văn này chỉ nêu 5 biện pháp cơ bản nhất. Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và tạo điều kiện để thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học tư thục Trương Vĩnh Ký, Thị trấn Đak Đoa, Tỉnh Gia Lai được triển khai trong thực tiễn, đem lại hiệu quả thiết thực.

3.4. Khảo sát tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp đề xuất

3.4.1. Mục đích khảo sát

Mục đích khảo sát là nhằm thu thập thông tin đánh giá về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học tư thục Trương Vĩnh Ký, Thị trấn Đak Đoa, Tỉnh Gia Lai đã được đề xuất trên cơ sở đó đề điều chỉnh những giải pháp chưa phù hợp và khẳng định độ tin cậy của các giải pháp được đánh giá.

3.4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát

3.4.2.1. Nội dung khảo sát

Bao gồm các biện pháp:

Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vai trò của hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học.

Biện pháp 2: Chỉ đạo đổi mới xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học đúng qui trình dựa trên các căn cứ khoa học và thực tiễn.

Biện pháp 3: Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên nhà trường về các hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên đa dạng hóa các loại hình trải nghiệm của học sinh ở trường TH.

Biện pháp 5: Hồn thiện quy trình đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm cho HS.

3.4.2.2. Phương pháp khảo sát

Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học tư thục Trương Vĩnh Ký, Thị trấn Đak Đoa, Tỉnh Gia Lai tác giả luận văn đề xuất năm biện pháp. Do chưa có điều kiện thực nghiệm, để kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên, tác giả đã sử dụng bảng hỏi: lấy ý kiến của phiếu khảo sát cho 03 CBQL, 31 GV, cụ thể như sau:

Tổng số phiếu thăm dò, lấy ý kiến là: 34 phiếu Số phiếu thu: 34 phiếu

- Thang đánh giá từ cao đến thấp, tùy theo từng tiêu chí mà có các mức độ: + Rất cần thiết- Cần thiết- Đôi khi- Không cần thiết

+ Rất khả thi- Khả thi- Đôi khi- Không khả thi

- Đánh giá: dựa trên cách quy điểm của thống kê toán trong nghiên cứu khoa học để đánh giá kết quả nghiên cứu. Chúng tôi cho điểm ở mỗi mức độ như sau:

1 điểm: Không cần thiết/ Không khả thi 2 điểm: Đôi khi

3 điểm: Cần thiết/ Khả thi

4 điểm: Rất cần thiết/ Rất khả thi

- Điểm trung bình đánh giá các mức tác động, mức cần thiết, mức quan trọng, mức thực hiện và mức khả thi:

1,00 ≤ ĐTB ≤ 1,75: Không cần thiết/ Không khả thi 1,75 < ĐTB ≤ 2,50: Đôi khi

2,50 < ĐTB ≤ 3,25: Cần thiết/ Khả thi

3,25 < ĐTB ≤ 4,00: Rất cần thiết/ Rất khả thi

3.4.3. Đối tượng khảo sát

Khảo sát phiếu khảo sát cho 03 CBQL, 31 GV trường tiểu học tư thục Trương Vĩnh Ký, Thị trấn Đak Đoa, Tỉnh Gia Lai

3.4.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất đề xuất

3.4.4.1. Về tính cần thiết

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp TT Nội dung Mức độ đánh giá thực hiện ĐTB Đánh giá Thứ hạng Rất cần thiết (RCT) Cần thiết (CT) Đôi khi (ĐK) Không cần thiết (KCT) SL % SL % SL % SL % 1 BP1 20 58.8 11 32.4 1 2.9 2 5.9 3.44 RCT 1 2 BP2 17 50.0 7 20.6 9 26.5 1 2.9 3.18 CT 4 3 BP3 19 55.9 9 26.5 6 17.6 0 0.0 3.38 RCT 2 4 BP4 18 52.9 9 26.5 7 20.6 0 0.0 3.32 RCT 3 5 BP5 16 47.1 7 20.6 9 26.5 2 5.9 3.09 CT 5 Trung bình 52.9 25.3 3.28 Chú thích:

BP1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vai trò của hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học

BP2: Chỉ đạo đổi mới xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học đúng qui trình dựa trên các căn cứ khoa học và thực tiễn

BP3: Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhà trường các hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh

BP4: Chỉ đạo giáo viên đa dạng hóa các loại hình trải nghiệm của học sinh ở trường TH

BP5: Hoàn thiện quy trình đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm cho HS.

Nhận xét: Các biện pháp đề xuất có tính cần thiết. Trong 5 biện pháp đề xuất thì biện pháp 1; 3;4 được đánh giá cao với ĐTB lần lượt là 3.44; 3.38 và 3.32, được xếp thứ bậc 1;2;3. Trong khi đó biện pháp 5 được đánh giá thấp nhất ở mức độ xếp hạng đứng thứ 5, các biện pháp còn lại tương đối cao.

Nội dung 3 biện pháp được đánh giá ở mức độ cao là:

(1) Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vai trò của hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học

(2) Biện pháp 3: Chỉ đạo Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhà trường các hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh

(3) Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên đa dạng hóa các loại hình trải nghiệm của học sinh ở trường TH.

Các biện pháp trên được đánh giá ở mức độ rất cần thiết cao từ 47.1% đến 58.8%, mức độ cần thiết từ 20.6% đến 30.4%. Từ đó có thể thấy CBQL và GV rất xem trọng và đánh giá cao những biện pháp này, đ y có thể xem là những biện pháp tiên quyết quyết định nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học tư thục Trương Vĩnh Ký, Đak Đoa, tỉnh Gia Lai.

Mặc khác, các biện pháp được khảo sát ở mức độ rất cần thiết trung bình là 52.9%, và ĐTB = 3.28, điều này chứng tỏ các biện pháp là rất cần thiết khi đạt ở mức khá cao.

3.4.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất

Khảo sát tính khả thi thu được kết quả sau:

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp

TT Nội dung Mức độ đánh giá thực hiện ĐTB Đánh giá Thứ hạng Rất khả thi (RKT) Khả thi (KT) Đôi khi (ĐK) Không khả thi (KKT) SL % SL % SL % SL % 1 BP1 17 50.0 8 23.5 6 17.6 3 8.8 3.15 KT 4 2 BP2 20 58.8 9 26.5 4 11.8 1 2.9 3.41 RKT 1 3 BP3 17 50.0 9 26.5 6 17.6 2 5.9 3.21 KT 3 4 BP4 18 52.9 9 26.5 6 17.6 1 2.9 3.29 RKT 2 5 BP5 16 47.1 8 23.5 8 23.5 2 5.9 3.12 KT 5 TB 51.8 25.3 3.24

Chú thích:

BP1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vai trò của hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học

BP2: Chỉ đạo đổi mới xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học đúng qui trình dựa trên các căn cứ khoa học và thực tiễn

BP3: Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhà trường các hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh

BP4: Chỉ đạo giáo viên đa dạng hóa các loại hình trải nghiệm của học sinh ở trường TH

BP5: Hồn thiện quy trình đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm cho HS

Qua bảng khảo sát trên ta nhận thấy:

Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học tư thục Trương Vĩnh Ký, Thị trấn Đak Đoa, Tỉnh Gia Lai do tác giả đề xuất được đa số CBQL, giáo viên đánh giá là có tính khả thi cao.

Trong đó biện pháp 2 (Xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học đúng qui trình dựa trên các căn cứ khoa học và thực tiễn) được cho rằng rất khả thi khi thực hiện và xếp thứ bậc 1. Bên cạnh đó, biện pháp 4 (Chỉ đạo giáo viên đa dạng hóa các loại hình trải nghiệm của học sinh ở trường TH) xếp thứ 2 và biện pháp 3 (Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhà trường các hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh) xếp thứ 3. Cho thấy, khi áp dụng 3 biện pháp này vào thực tế sẽ đem lại hiệu quả nhất định và được sự đồng tình của đa số CBQL và GV

Mức độ trung bình rất cần thiết của các biện pháp là 51.8% và ĐTB = 3.24, điều đó chứng tỏ khi áp dụng vào thực tế các biện pháp trên có tính ứng dụng cao và được đa số CBQL, GV đồng tình, ủng hộ

Tiểu kết chƣơng 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học tư thục trương vĩnh ký, thị trấn đak đoa, tỉnh gia lai (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)