Ảnh hưởng của chính sách đổi mới giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học tư thục trương vĩnh ký, thị trấn đak đoa, tỉnh gia lai (Trang 39 - 40)

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm

1.5.2. Ảnh hưởng của chính sách đổi mới giáo dục

Việc thiết kế đưa hoạt động trải nghiệm vào trong chương trình giáo dục của nhà trường trong từng cấp học góp phần khắc phục những mặt hạn chế của chương trình giáo dục hiện hành, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, hướng tới phát triển năng lực và phẩm chất người học.

Hoạt động trải nghiệm là các hoạt động định hướng giáo dục cho người học. Triển khai hoạt động trải nghiệm chính là giúp học sinh dần bắt nhịp với tinh thần giáo dục “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”.

Các u cầu:

Tích cực đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; vận dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học ngày một tích cực hơn. Đối với mỗi chủ đề dạy học, mỗi bài học, tiết học, giáo viên cần chú trọng khâu thiết kế và triển khai các hoạt động dạy học cả trong và ngoài nhà trường theo hướng tối đa hóa cơ hội

trải nghiệm thực tiễn cho học sinh, gắn liền với thực tiễn cuộc sống hàng ngày, với văn hóa, hoạt động sản xuất - kinh doanh tại địa phương của mình.

Tổ chức tham quan, học tập qua di sản một cách thiết thực, khai thác tốt các di sản văn hóa ngay tại địa phương. Dạy học qua di sản phải được tiến hành có mục tiêu rõ ràng, phương pháp phù hợp theo định hướng tích cực hóa học sinh cả trong quá trình chuẩn bị, trải nghiệm thực tiễn và thu hoạch.

1.5.3. Các yếu tố ảnh hưởng của văn hóa vùng miền đến quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học tư thục trương vĩnh ký, thị trấn đak đoa, tỉnh gia lai (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)