Chỉ đạo đổi mới xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học tư thục trương vĩnh ký, thị trấn đak đoa, tỉnh gia lai (Trang 77 - 79)

3.2. Những biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trƣờng

3.2.2. Chỉ đạo đổi mới xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho

trường tiểu học tư thục Trương Vĩnh Ký, Thị trấn Đak Đoa, Tỉnh Gia Lai

3.2.2.1. Mục tiêu

Hoạt động trải nghiệm là hoạt động rất đa dạng và phong phú thể hiện ở nhiều mặt, từ nội dung đến hình thức hoạt động, thời gian và khơng gian, có sự tham gia của cả lực lượng bên ngồi nhà trường. Do đó x y dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm khoa học nhằm đảm bảo tính ổn định tương đối, tính hệ thống và tính định hướng của các hoạt động nhằm tạo môi trường trải nghiệm cho học sinh để phát triển toàn diện nhân cách.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Xây dựng chương trình hành động, các bước tiến hành một cách cụ thể, các biện pháp chính để tổ chức thực hiện được các mục tiêu đã đề ra. Trong đó phải phân bổ thời gian theo tuần, tháng q trình thực hiện cơng việc.

- Xác định rõ nội dung HĐTN: Nội dung củng cố, mở rộng, vận dụng, phát triển kiến thức kỹ năng đã học; nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, nội dung trải nghiệm xúc cảm tình cảm, nội dung rèn luyện kỹ năng sống, nội dung hoạt động xã hội, nội dung mô phỏng qua ứng dụng công nghệ thơng tin, trị chơi, s n khấu hóa vv...

Hiệu trưởng cần xác định rõ hình thức tổ chức hoạt động, quy mô của hoạt động, cách thức tiến hành, các lực lượng tham gia hoạt động và vai trò của mỗi lực lượng, các nguồn lực cần huy động, thời gian và địa điểm tiến hành, kết quả cần đạt được và các tiêu chí đánh giá.

Phân cơng rõ trách nhiệm quản lý từng mặt cho Đội, GVBM, GVCN. Phân công trách nhiệm cho từng CB, GV trong việc tiến hành thực hiện kế hoạch HĐTN. Hiệu trưởng chỉ đạo và duyệt việc xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN của tổ, của GV trong trường. Để kế hoạch HĐTN mang tính khả thi và có những điều kiện tốt để thực hiện, hiệu trưởng cần thực hiện các biện pháp sau: Huy động nhiều lực lượng tham gia vào xây dựng kế hoạch (GV, HS, PHHS...) để khuyến khích được các ý tưởng sáng tạo cho các HĐTN; Thu thập thông tin, xác định các điều kiện thực hiện về CSVC, tài chính, các lực lượng tham gia, những thuận lợi và khó khăn…, ph n phối lực lượng tiến hành xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng bộ phận, môn học tổ chức HĐTN.

Từ những kế hoạch chi tiết của tổ, giáo viên hiệu trưởng tổng hợp thành kế hoạch HĐTN chung cho cả năm học, từng tháng, tuần. Kế hoạch được thông qua Hội nghị cán bộ công nhân viên chức đầu năm học để thống nhất cùng thực hiện. Hàng tháng trong các cuộc họp hội đồng cần thông qua kế hoạch tháng để đội ngũ GV nắm rõ và thực hiện tốt.

Hiệu trưởng chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch HĐTN cho từng đơn vị lớp, với nội dung thiết thực bao gồm trải nghiệm về nội dung học tập, trải nghiệm về đời sống tình cảm, trải nghiệm về xã hội và các lĩnh vực rèn luyện kỹ năng sống vv...Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên xác định rõ kế

hoạch cho học kỳ, cho tháng, mục tiêu của từng hoạt động, nội dung hoạt động, hình thức tổ chức hoạt động và các lực lượng tham gia, vai trò của giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh trong quá trình tham gia hoạt động, dự kiến về thời gian và địa điểm tổ chức hoạt động và kết quả cần đạt được, các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

- Hiệu trưởng và giáo viên phải có kỹ năng lập kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

- Phát huy tối đa năng lực của các thành viên trong nhà trường. - Cần phối hợp chặt chẽ với các lực lượng bên ngoài nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học tư thục trương vĩnh ký, thị trấn đak đoa, tỉnh gia lai (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)