Các đặc điểm của tư duy hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sinh viên sư phạm trường đại học giáo dục trong mô hình đào tạo phối hợp kế tiếp a + b theo tiếp cận hệ thống (Trang 26 - 28)

1.3. Tiếp cận hệ thống trong quản lý sinh viên

1.3.2. Các đặc điểm của tư duy hệ thống

Nếu coi việc phát triển hệ thống là một bài toán cần giải đáp thì tư duy hệ thống là quá trình suy nghĩ của người giải, sao cho người giải không chỉ thấy, hiểu, xử lý thơng tin… về hệ có trong bài tốn và bài tốn như là hệ thống mà người giải cần thấy, hiểu, xử lý thơng tin… về tồn bộ các hệ có trong khơng gian hệ thống. Ít nhất, người giải phải thấy, hiểu, xử lý thơng tin… về 9N hệ (đối với hệ có N chiều xem xét) và môi trường, hoặc 9 hệ (đối với hệ có 1 chiều xem xét) và mơi trường(trong đó: N là chiều xem xét hệ thống, 9 hệ bao gồm: hệ trên quá khứ, hệ

trên hiện tại, hệ trên tương lai, hệ quá khứ, hệ hiện tại, hệ tương lai, hệ dưới quá khứ, hệ dưới hiện tại, hệ dưới tương lai).

Tư duy hệ thống vận dụng những tư tưởng và thành tựu của khoa học hệ thống, đồng thời cũng tiếp thu những tinh hoa trong các dòng tư duy truyền thống, nhằm hình thành và phát triển một cách nhìn mới, một cách hiểu mới, từ đó có những cách xử lý mới trước những vấn đề phức tạp của thiên nhiên và của cuộc sống. Tư duy hệ thống một số đặc điểm như sau:

- Tính tồn thể

Đặc điểm chủ yếu của tư duy hệ thống là ở cách nhìn tồn thể, và chính từ cách nhìn tồn thể mà thấy được “tính trồi” của hệ thống. Tính tồn thể được thể hiện xuyên suốt cả quá trình phát triển hệ thống từ lúc xuất phát cho đến đích đến.

Như chúng ta đã biết, sự vận hành hay biến đổi của hệ thống là sản phẩm của những tương tác giữa các bộ phận trong một chỉnh thể. Để tạo nên những thuộc tính hợp trội có chất lượng cao của hệ thống thì phải tác động vào các quan hệ tương tác giữa các phần tử, các phân hệ trong hệ thống chứ không chỉ tác động vào các thành phần. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý là trong q trình tương tác tạo ra “tính trồi” của hệ thống, nhưng mặt khác những “tính trồi” đó của hệ thống cũng làm tăng giá trị, phẩm chất của các thành phần. Các tương tác trong hệ thống phải được mô tả bằng một thứ ngơn ngữ nào đó, như các mơ hình tốn học, mơ hình logic, mơ hình thơng tin, mơ hình văn hóa xã hội,v.v…

Để quản lý sự phát triển của hệ thống, ngoài việc hiểu rõ các tương tác bên trong giữa các thành phần thì cần phải hiểu cả các mối tương tác với mơi trường bên ngồi. Và cần lưu ý: trong môi trường bên ngồi có những yếu tố ta điều khiển được, nhưng cũng có rất nhiều yếu tố mà ta khơng thể điều khiển được. Điều này có nghĩa là, đối với những người làm cơng tác quản lý, giải bài tốn về sự phát triển của hệ thống cần vận dụng những hiểu biết, thơng tin về hệ thống đó và mơi trường xung quanh để điều khiển tốt những gì điều khiển được, gây ảnh hưởng đến những gì mà mình khơng điều khiển được và tiếp nhận thơng tin về những gì mình khơng gây ảnh hưởng được.

- Tính có mục đích

Tính có mục đích là một đặc điểm rất quan trọng của các hệ thống phức tạp. Mục tiêu cần phải được xác định ngay từ đầu, định hướng sự phát triển của hệ thống. Một hệ thống có thể có một mục tiêu mà cũng có thể có đồng thời nhiều mục tiêu.Bên cạnh đó, cần lưu ý, đa số các hệ thống đều là hệ mở, hoạt động trong môi trường.Nên muốn đạt mục tiêu của hệ thống cũng cần phải biết mục tiêu tác động của mơi trường bên trong và bên ngồi tới hệ thống.

- Tính đa chiều

Đây là đặc điểm cốt yếu của tư duy hệ thống, tính đa chiều hay còn gọi là đa thứ nguyên. Trong các hệ thống của tự nhiên và xã hội luôn tồn tại những khuynh hướng đối lập nhau, những xu hướng trái ngược nhau. Có những xu hướng đối lập

dẫn đến đối kháng cực đoan, triệt tiêu nhau, nhưng cũng có những xu hướng khơng những khơng loại trừ mà cịn chung sống, tương tác với nhau bằng đấu tranh và thỏa hiệp, tạo nên một quan hệ bổ sung, một trạng thái mới với chất lượng mới có lợi cho sự phát triển của hệ thống. Trong phép biện chứng và tư duy hệ thống cũng đã chỉ rõ hơn: không chỉ về cái lẽ cùng tồn tại của các thuộc tính đối lập, mà cịn cả về sự tương tác của các mặt đối lập, sự chuyển hóa giữa các mặt đó với nhau, để sáng tạo nên những chất lượng cao hơn trong quá trình phát triển của các hệ thống. Theo nhà điều khiển học Ackoff: “Các phần khơng chấp nhận được riêng rẽ có thể tạo nên một tồn thể chấp nhận được”.

Tuy nhiên đa chiều không nhất thiết là có đối lập. Đa chiều là có nhiều cái khác nhau, nhiều cách nhìn, cách hiểu khác nhau về đối tượng.Quan điểm đa chiều trong tư duy hệ thống còn là sự cố gắng phát hiện cái giống nhau trong những cái khác nhau và cái khác nhau trong những cái giống nhau.Tìm cái giống nhau trong những cái khác nhau là khoa học, hướng tới cái phổ biến, cái có tính quy luật; tìm cái khác nhau trong những cái giống nhau là nghệ thuật; hướng tới những phong cách riêng, sắc thái riêng. Cả hai đều cần thiết và bổ sung cho nhau để tạo nên sự phát triển hệ thống.

Tính đa chiều của hệ thống cịn được thể hiện qua những mối quan hệ phức tạp, phi tuyến. Quan hệ phi tuyến là quan hệ khơng có sự đều đặn giữa các thay đổi của nguyên nhân và hệ quả.Tính phi tuyến là phổ biển đối với các hệ thống phức tạp. Chính do tính phi tuyến này mà hành vi của hệ thống có thể có những bất thường, phụ thuộc vào những thay đổi nhỏ của các điều kiện ban đầu, từ ổn định sang bất ổn định, từ trật tự sang phi trật tự và hỗn độn. Mặt khác, khi một hệ thống đi vào trạng thái xa cân bằng thì cũng có lúc có thể có những bước nhảy đột biến đến một trật tự mới có tính tổ chức cao hơn. Trong cân bằng và ổn định thì ta có thể tiên đốn và lập kế hoạch, còn với sự phức tạp của quan hệ phi tuyến tính thì chỉ có thể dự báo, chuẩn bị ứng phó, chuẩn bị các phương án linh hoạt và thích nghi theo từng diễn biến cụ thể của tình hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sinh viên sư phạm trường đại học giáo dục trong mô hình đào tạo phối hợp kế tiếp a + b theo tiếp cận hệ thống (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)