1.5.3 .Tác động của dạy học theo học chế tín chỉ
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
Công tác quản lý sinh viên là một hoạt động quản lý quan trọng trong quá trình đào tạo của các cơ sở đào tạo đại học. Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác quản lý sinh viên cũng như góp phần cùng với đơn vị khẳng định tính đúng đắn của một mơ hình mở, có tính liên kết cao trong cơ sở đào tạo đại học đa ngành, đa lĩnh vực như Đại học Quốc gia Hà Nội thì cần phải có những biện pháp quản lý phù hợp nhằm phát huy tối đa sức mạnh của các đơn vị tham gia trong quá trình quản lý sinh viên. Muốn các biện pháp quản lý thực sự trở thành công cụ hữu hiệu trong việc nâng cao chất lượng quản lý sinh viên sư phạm thì phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính có mục đích
Đảm bảo tính thống nhất thực hiện mục tiêu quản lý sinh viên là nguyên tắc đầu tiên trong việc đề xuất các biện pháp. Mục tiêu quản lý phải được đảm bảo thì các q trình quản lý, cơng cụ, các chức năng mới được thực hiện một cách đồng bộ, có hiệu quả. Đảm bảo tính có mục đích khơng chỉ trong hệ thống mà cần đảm bảo trong không gian hệ thống, bao gồm cả các hệ trên, hệ dưới, các yếu tố môi trường,v.v….
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Có thể nói cơng tác quản lý sinh viên của một cơ sở đào tạo đại học có rất nhiều nội dung. Cải tiến từng nội dung phải tính tới tồn bộ q trình quản lý, phải đặt mục tiêu tổng thể của cả quá trình lên trên, gắn từng biện pháp cụ thể với hiệu quả của tồn bộ hệ thống. Chính vì vậy, một trong những ngun tắc quan trọng để xây dựng các biện pháp quản lý đó là tính đồng bộ. Các biện pháp nâng cao công tác quản lý sinh viên sư phạm là cải tiến một cách đồng bộ ở tất cả các khâu, các nội dung. Sự góp sức cả về mặt trí tuệ, cơng sức lẫn của cải vật chất ở tất cả các khía cạnh cần thiết có sự đầu tư, đổi mới. Kinh nghiệm rút ra là phải có sự cố gắng, sự thay đổi đủ mạnh, đồng bộ mới có thể tạo ra chuyển biến về mặt chất lượng. Nếu không, rõ ràng công sức của cải đầu tư chỉ mang tính chắp vá, vụn vặt mà vấn đề đặt
ra lại không được giải quyết. Các biện pháp đề xuất trong đề tài lấy cơ sở từ những đánh giá, nhìn nhận kỹ lưỡng, tỉ mỉ về thực trạng công tác quản lý sinh viên trong Nhà trường. Từ đó sẽ đề xuất những phương án trọng tâm, đủ sức nâng cao chất lượng quản lý sinh viên của Trường lên một tầm cao mới cho đúng với mục tiêu phát triển của Nhà trường.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đa chiều và tính khoa học của các biện pháp
Tính đa chiều của hệ thống khẳng định tất cả các biện pháp đề xuất đều hướng tới giá trị chung nhằm nâng cao chất lượng của quá trình quản lý sinh viên tại Nhà trường. Từng biện pháp cụ thể không thể mâu thuẫn, triệt tiêu lẫn nhau. Ngược lại, chúng phải có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau tạo nên diện mạo mới cho cả quá trình quản lý sinh viên của Nhà trường. Thực hiện biện pháp này đồng thời là cơ sở, điều kiện để thực hiện các biện pháp khác. Tuyệt đối khơng có trường hợp thực hiện biện pháp này lại gây cản trở tới quá trình tiến hành các biện pháp khác.
Bên cạnh đó, các biện pháp được đề xuất tuân theo một trật tự, sắp xếp có tính khoa học. Sự khoa học của các biện pháp đảm bảo rằng các biện pháp là chắt lọc nhất, ưu việt nhất để tạo ra một chất lượng cao nhất với điều kiện hiện có. Các biện pháp ngồi việc có tính đồng bộ, tính đa chiều thì cần phải đảm bảo tính khoa học: khơng thừa, khơng lãng phí, khơng chồng chéo, cũng không thiếu hụt.
3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn của các biện pháp
Các biện pháp đề xuất nảy sinh từ chính những tồn tại, những mâu thuẫn cần tháo gỡ trong thực tiễn q trình quản lý sinh viên của Nhà trường. Nó khơng phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người quản lý, không sao chép, không dập khuôn theo bất kỳ một mơ hình cải tiến sẵn có nào khác. Có chăng đó chỉ là sự tham khảo, đúc rút kinh nghiệm từ các cơ sở đào tạo khác. Nhưng những bài học để áp dụng được cũng phải có cách nhìn nhận và đánh giá theo điều kiện thực tại của Nhà trường. Chính vì vậy mà các biện pháp quản lý được đề xuất có thể cũng đề cập đến những vấn đề quen thuộc trong quá trình cải tiến cơng tác quản lý. Song tại thời điểm hiện tại, với điều kiện cụ thể của Nhà trường nó lại được nhấn mạnh ở những đặc điểm riêng khác biệt.
3.1.5 Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi của các biện pháp
Các biện pháp đề xuất ngồi mang tính thực tiễn cao cịn phải đảm bảo tính khả thi để thực hiện được. Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với điều kiện thực tế
của đơn vị. Đó khơng phải là những mơ hình lý tưởng trong tiềm thức, mang tính “ảo ảnh”. Khi đề xuất ra các biện pháp đó phải tính cả những nguồn lực để thực hiện nó: điều kiện về con người, điều kiện về CSVC, tài chính,v.v…
Có thể có những biện pháp khác nghe có vẻ đơn giản hơn, ngắn gọn hơn về mặt lý thuyết. Những cũng phải lưu ý rằng, trong hồn cảnh hiện tại của Nhà trường, có thể đi theo con đường ấy hay không? Đơn vị có đủ điều kiện về nguồn lực để thực hiện hay khơng? Vì vậy, Nhà trường phải tự tạo cho mình những bước đi đúng đắn, phù hợp với điều kiện của đơn vị để có thể đến được cái đích cần đến.
3.1.6. Phát huy được tính tích cực của các đơn vị hỗ trợ q trình quản lý sinh viên trong mơ hình đào tạo phối hợp kế tiếp a + b
Mơ hình đào tạo a + b là mơ hình đào tạo duy nhất ở Việt Nam, chỉ có tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Mơ hình này thể hiện tính liên thơng, liên kết, phát huy tối đa sức mạnh của các đơn vị tham gia trong q trình đào tạo. Chính vì vậy, biện pháp quản lý sinh viên không chỉ phát huy sức mạnh của đơn vị quản lý chương trình đào tạo mà cịn phải đảm bảo phát huy tối đa các nguồn lực tại các cơ sở tham gia đào tạo và nâng cao sự phối hợp, liên kết giữa các đơn vị trong suốt quá trình quản lý.
Trên đây là những nguyên tắc mà tác giả tuân theo khi xây dựng các biện pháp quản lý sinh viên. Nhờ có những nguyên tắc này mà các biện pháp đề xuất được xây dựng hướng tới mục tiêu tính hiệu quả và thiết thực tối đa trong quá trình nâng cao chất lượng quản lý sinh viên tại Nhà trường trong thời điểm hiện nay.