Biện pháp quản lý sinh viên sƣ phạm tại Trƣờng Đại học Giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sinh viên sư phạm trường đại học giáo dục trong mô hình đào tạo phối hợp kế tiếp a + b theo tiếp cận hệ thống (Trang 85 - 90)

1.5.3 .Tác động của dạy học theo học chế tín chỉ

3.2. Biện pháp quản lý sinh viên sƣ phạm tại Trƣờng Đại học Giáo dục

mơ hình đào tạo phối hợp kế tiếp a + b theo tiếp cận hệ thống

Căn cứ vào thực trạng quản lý sinh viên sư phạm trong mơ hình đào tạo phối hợp kế tiếp a + b tại Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN cũng như các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý sinh viên tại Nhà trường, tác giả đề xuất 4 biện pháp, cụ thể như sau:

- Biện pháp 1: Chỉ đạo triển khai đồng bộ tất cả các nội dung của công tác quản lý

sinh viên trong mơ hình đào tạo phối hợp, kế tiếp a + b.

- Biện pháp 2: Tổ chức xây dựng, phổ biến, hướng dẫn chi tiết quy trình quản lý

- Biện pháp 3: Tổ chức xây dựng và hướng dẫn áp dụng các chuẩn mực quản lý sinh

viên trong mơ hình đào tạo phối hợp, kế tiếp a + b

- Biện pháp 4: Hồn thiện hệ thống các cơng cụ quản lý sinh viên trong mơ hình đào

tạo phối hợp, kế tiếp a + b.

- Biện pháp 5: Chỉ đạo triển khai đồng bộ cơ chế phối hợp các chức năng quản lý cơ

bản trong quản lý sinh viên trong mơ hình đào tạo phối hợp, kế tiếp a + b.

- Biện pháp 6: Đánh giá tác động của môi trường tới hệ thống quản lý sinh viên sư

phạm trong mơ hình đào tạo phối hợp, kế tiếp a + b.

- Biện pháp 7: Đánh giá các tác động ngược của hoạt động quản lý sinh viên tới hệ

thống quản lý sinh viên sư phạm trong mơ hình đào tạo phối hợp, kế tiếp a + b.

3.2.1. Biện pháp 1: Chỉ đạo triển khai đồng bộ tất cả các nội dung của công tác quản lý sinh viên trong mơ hình đào tạo phối hợp, kế tiếp a + b. quản lý sinh viên trong mơ hình đào tạo phối hợp, kế tiếp a + b.

Mục tiêu của biện pháp:

Rà soát lại việc thực hiện các nội dung của công tác quản lý sinh viên trong mơ hình đào tạo phối hợp, kế tiếp a + b. Đề xuất những nhiệm vụ, mục tiêu trong gia đoạn tới để đảm bảo các nội dung được triển khai một cách đồng bộ.

Nội dung và cách thức thực hiện:

Căn cứ trên thực trạng triền khai các nội dung quản lý sinh viên trong mơ hình đào tạo phối hợp, kế tiếp tại Trường Đại học Giáo dục, tác giả đề xuất các nội dung của biện pháp này như sau:

- Phòng CTHSV làm đầu mối rà soát lại việc thực hiện từng nội dung của công tác quản lý sinh viên tại đơn vị. Nhận xét, đánh giá việc thực hiện các mảng công tác của các đơn vị phối hợp, các cán bộ, chuyên viên, cố vấn học tập phối hợp triển khai các nhiệm vụ. Xác định rõ nguyên nhân của những việc đã làm được, chưa làm được của các nội dung trong công tác quản lý sinh viên tại đơn vị.

- Đề xuất các phương án cải tiến, tăng cường nguồn lực và nhân sự (nếu cần

thiết) để triển khai các nội dung.

- Tham mưu cho lãnh đạo đơn vị (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phụ trách)

các mục tiêu ưu tiên trong giai đoạn tới để đảm bảo các nội dung được triển khai một cách đồng bộ.

3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức xây dựng, phổ biến, hướng dẫn chi tiết quy trình quản lý sinh viên trong mơ hình đào tạo phối hợp, kế tiếp a + b quản lý sinh viên trong mơ hình đào tạo phối hợp, kế tiếp a + b

Mục tiêu của biện pháp:

Tổ chức, chỉ đạo xây dựng, chỉnh sửa hệ thống quy trình trên cơ sở thực trạng đã triển khai. Hướng dẫn, phổ biến chi tiết tới các thành tố tham gia trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để cùng thực hiện theo đúng vai trò, nhiệm vụ của từng cá nhân, từng đơn vị và tổ chức.

Nội dung và cách thức thực hiện:

Cẳn cứ trên thực trạng sử dụng quy trình quản lý sinh viên trong mơ hình đào tạo phối hợp, kế tiếp a + b tại Trường Đại học Giáo dục, tác giả đề xuất các nội dung của biện pháp này như sau:

- Phòng CTHSSV rà soát, chỉnh sửa lại các nội dung quy trình để đảm bảo tính hệ thống, chỉ rõ nhiệm vụ, vai trò của từng cá nhân, đơn vị trong tổ chức. Lưu ý cả vai trò phối hợp của các đơn vị khác như: Trường ĐHKHTN, Trường ĐHKHXH&NV, Ban quản lý KTX,v.v…

- Phòng CTHSSV xây dựng bổ sung những quy trình cịn thiếu trong các mảng công tác, đảm bảo hệ thống quy trình tại đơn vị đầy đủ, chi tiết ở tất cả các mảng công tác.

- Làm việc với các đơn vị phối hợp đào tạo để thống nhất những mục tiêu quản lý, những quy trình quản lý cần sự hỗ trợ, phối hợp của các đơn vị ngoài (Trường ĐHKHTN, ĐHKHXH&NV, Ban quản lý KTX,v.v…).

- Tham mưu với lãnh đạo đơn vị (Phó hiệu trưởng phụ trách, Hiệu trưởng)

để phê duyệt và ban hành quy trình.

- Phổ biến rộng rãi các quy trình thực hiện nhiệm vụ tới các cán bộ quản lý, cố vấn học tập và sinh viên dưới nhiều hình thức như: cơng văn, sổ tay cố vấn học tập, sổ tay sinh viên, website,v.v…

- Phòng CTHSSV phân công chuyên viên theo dõi việc sử dụng, triển khai các quy trình để có những hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời nếu có vấn đề phát sinh.

3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức xây dựng và hướng dẫn áp dụng các chuẩn mực quản lý sinh viên trong mơ hình đào tạo phối hợp, kế tiếp a + b quản lý sinh viên trong mơ hình đào tạo phối hợp, kế tiếp a + b

Mục tiêu của biện pháp:

Cụ thể hóa các tiêu chuẩn, tiêu chí, các văn bản của Bộ GD&ĐT, của ĐHQGHN thành hướng dẫn cụ thể, chi tiết các nội dung công việc cần làm để đáp ứng các yêu cầu đã đề ra của cơng tác quản lý sinh viên trong mơ hình đào tạo phối hợp, kế tiếp a + b

Nội dung và cách thức thực hiện:

- Trung tâm đảm bảo chất lượng cập nhật những văn bản mới nhất của Bộ GD & ĐT, của ĐHQGHN về việc ban hành những tiêu chuẩn đối với các cơ sở giáo dục đại học và gửi cho các đơn vị chức năng.

- Phòng CTHSSV phối hợp cùng Trung tâm đảm bảo chất lượng xây dựng hướng dẫn công việc dựa trên bộ tiêu chuẩn đang được đơn vị áp dụng. Bản hướng dẫn cần cụ thể hóa từng tiêu chí thành các cơng việc cần làm, sản phẩm cần có, yêu cầu sản phẩm.

- Tham mưu với lãnh đạo phụ trách phê duyệt và ban hành bản Hướng dẫn công việc.

- Phổ biến các nội dung hướng dẫn cho các cán bộ quản lý, cố vấn học tập và các đơn vị liên quan để triển khai.

3.2.4. Biện pháp 4: Hoàn thiện hệ thống các công cụ quản lý sinh viên trong mơ hình đào tạo phối hợp, kế tiếp a + b

Mục tiêu biện pháp:

Xây dựng hệ thống các văn bản pháp quy về công tác quản lý sinh viên trong mơ hình đào tạo phối hợp, kế tiếp a + b. Đề xuất các điều kiện sử dụng các cơng cụ quản lý trong tồn hệ thống (ĐHQGHN).

Nội dung và cách thức thực hiện:

- Phịng CTHSSV rà sốt, hệ thống hóa các văn bản pháp quy do Bộ GD&ĐT và Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành liên quan đến nội dung công tác quản lý sinh viên. Đề xuất, kiến nghị về những vấn đề chưa rõ ràng, cịn chồng chéo, khó triển khai tại đơn vị.

- Phịng Hành chính tổng hợp tham mưu cho Ban giám hiệu, từ đó đề xuất với ĐHQGHN về việc tạo điều kiện xây dựng website, phần mềm eoffice để lữu trữ, quản lý và thông báo rộng rãi các văn bản pháp quy, các công cụ quản lý.

- Phòng CTHSSV tham mưu cho Ban giám hiệu, từ đó đề xuất với ĐHQGHN các điều kiện để phối hợp sử dụng các cơng cụ quản lý sinh viên sư phạm trong tồn ĐHQGHN.

3.2.5. Biện pháp 5: Chỉ đạo triển khai đồng bộ cơ chế phối hợp các chức năng quản lý cơ bản trong quản lý sinh viên trong mơ hình đào tạo phối hợp, kế tiếp a + b.

Mục tiêu của biện pháp:

Xây dựng cơ chế phối hợp các chức năng quản lý một cách đồng bộ trong công tác quản lý sinh viên nhằm phát huy tối đa nguồn lực, sự tham gia của các đơn vị phối hợp đào tạo.

Nội dung và cách thức thực hiện:

- Rà soát việc phối hợp thực hiện các chức năng quản lý giữa Phòng CTHSSV với các đơn vị phối hợp đào tạo.

- Xây dựng cơ chế liên lạc, trao đổi thường xuyên giữa lãnh đạo, chuyên viên phòng CTHSSV Trường Đại học Giáo dục với các đơn vị phối hợp đào tạo trong việc quản lý sinh viên sư phạm.

- Đề xuất với ĐHQGHN trong việc tạo cơ chế, điều kiện cho lãnh đạo, chuyên viên Phịng CTHSSV các đơn vị trong q trình phối hợp thực hiện các chức năng quản lý.

3.2.6. Biện pháp 6: Đánh giá tác động của môi trường tới hệ thống quản lý sinh viên sư phạm trong mơ hình đào tạo phối hợp, kế tiếp a + b.

Mục tiêu của biện pháp:

Xem xét một cách đầy đủ các mục tiêu tác động của môi trường tới hệ thống quản lý để từ đó có những biện pháp định hướng mục tiêu đó theo mục tiêu chung của tổ chức.

Nội dung và cách thức thực hiện:

- Xác định rõ các yếu tố môi trường và mục tiêu tác động của các yếu tố đó lên hệ thống quản lý sinh viên. Đặc biệt lưu ý tới mục tiêu tác động của hoạt động đào tạo, quản lý sinh viên của các đơn vị phối hợp đào tạo như: Trường ĐHKHTN, Trường ĐHKHXH&NV, Ban quản lý KTX,v.v…

- Phân loại những mục tiêu đã trùng khớp với mục tiêu quản lý của đơn vị, những mục tiêu chưa trùng khớp. Trong những mục tiêu chưa trùng khớp cần phân loại: những mục tiêu tác động tiêu cực, những mục tiêu tác động tích cực.

- Nghiên cứu những mục tiêu khơng trùng khớp và có tác động tiêu cực để đề xuất những biện pháp phòng tránh hoặc đàm phán để đi đến mục tiêu thống nhất.

3.2.7. Biện pháp 7: Đánh giá các tác động ngược của hoạt động quản lý sinh viên trong mơ hình đào tạo phối hợp, kế tiếp a + b tới toàn hệ thống

Mục tiêu của biện pháp:

Nhận diện các tác động ngược của hoạt động quản lý sinh viên tới toàn thể thống trên (ĐHQGHN) và hệ thống(Trường Đại học Giáo dục) để từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu tiêu cực, tăng các tác động tích cực.

Nội dung và cách thức thực hiện:

- Trường Đại học Giáo dục cần nhận diện rõ các tác động ngược của hoạt động quản lý sinh viên tới hệ thống và hệ thống trên. Phân loại những tác động tích cực và tác động tiêu cực.

- Đề xuất ĐHQGHN ban hành cơ chế giám sát việc phối hợp, việc triển khai các văn bản, chỉ thị của các đơn vị tham gia trong quá trình quản lý sinh viên sinh viên theo mơ hình đào tạo phối hợp, kế tiếp a + b.

- Trường Đại học Giáo dục cần phải có sự theo dõi sát sao, có những kiến nghị kịp thời trong quá trình triển khai để quản lý chặt chẽ các tác động ngược lên hệ thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sinh viên sư phạm trường đại học giáo dục trong mô hình đào tạo phối hợp kế tiếp a + b theo tiếp cận hệ thống (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)