1.5.3 .Tác động của dạy học theo học chế tín chỉ
2.4. Đánh giá về công tác quản lý sinh viên sƣ phạm tại Trƣờng Đại học
dục, ĐHQGHN trong mơ hình đào tạo phối hợp kế tiếp a + b tiếp cận hệ thống
Từ khảo sát thực trạng công tác quản lý sinh viên sư phạm tại Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN trong mơ hình đào tạo phối hợp a + b, có thể rút ra những điểm mạnh, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân theo quan điểm tiếp cận hệ thống như sau:
2.4.1. Điểm mạnh
+ Cơ cấu của tổ chức cũng như cơ cấu của hệ thống quản lý sinh viên đã được xác định rõ ràng, tường minh, đầy đủ các thành tố.
+ Hoạt động quản lý sinh viên trong mơ hình đào tạo phối hợp, kế tiếp a + b tại Trường Đại học Giáo dục đã được xem xét khơng chỉ trong hệ thống con mà cịn được đặt và xem xét trong không gian hệ thống với sự tác động của hệ trên: là Đại học Quốc gia Hà Nội, hệ dưới là các đơn vị trực thuộc với các chiều: quá khứ, hiện
tại và tương lai. Điều này giúp việc người thực hiện cơng tác quản lý sinh viên có cái nhìn bao quát, đầy đủ, giúp định hướng đúng đắn sự phát triển của hệ thống trong không gian hệ thống.
+ (Tính tồn thể) Sự vận hành của hoạt động quản lý sinh viên là sản phẩm của những tương tác giữa các bộ phận, các yếu tố trong hệ thống. Các mối liên kết giữa các yếu tố được tác động một cách tích cực thơng qua các cơng cụ quản lý, các quy trình, chức năng quản lý,v.v… Những tác động này đã tác động đến hều hết các mối liên kết trong hệ thống quản lý sinh viên như: mối liên kết giữa Phòng CTHSSV với các Khoa, đội ngũ CVHT thông qua các văn bản, quy trình; mối liên kết giữa Phòng CTHSSV với các đơn vị chức năng, với sinh viên,v.v…
+ (Tính đa chiều): Trong quá trình quản lý sinh viên, Nhà trường đã tính tốn được những tác động của các yếu tố mơi trường bên ngồi hệ thống, đặc biệt là sự tác động của các đơn vị thành viên trong Đại học Quốc gia Hà Nội tham gia trong quá trình đào tạo sinh viên sư phạm. Đã nhận diện được những tác động tích cực hay tiêu cực và có sự phối hợp, phản hồi kịp thời nhằm thay đổi, điều khiển sự tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài, giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực, tăng cường những tác động tích cực tới hệ thống. Ví dụ như việc đề xuất với Đại học Quốc gia trong việc thay đổi cơ chế quản lý sinh viên sư phạm: chuyển giao cho Trường Đại học Giáo dục quản lý sinh viên ngay từ năm đầu; hay những sự phối hợp, phản hồi với Trường ĐHKHTN và Trường ĐHKHXH&NV,v.v…
+ (Tính có mục đích): Đã xác định rõ những mục tiêu của công tác quản lý sinh viên ngay từ khi thành lập Nhà trường. Mục tiêu đơn vị được thơng báo rộng rãi tới tất cả các phịng ban, các khoa trực thuộc, các cá nhân tham gia trong công tác quản lý sinh viên nhằm hướng tổ chức tới những mục tiêu chung, cụ thể. Đã xác định rõ những mục tiêu ưu tiên cho từng giai đoạn của Nhà trường thông qua kế hoạch chiến lược. Bên cạnh mục tiêu của đơn vị, cũng đã có sự xem xét đến mục tiêu tác động của các yếu tố mơi trường bên trong và bên ngồi hệ thống.
+ Đảm bảo tính cân bằng động của hệ thống. Mặc dù có rất nhiều thay đổi trong q trình quản lý sinh viên, nhưng về cơ bản, cơ cấu của hệ thống được đảm bảo ổn định (trạng thái nội cân bằng) và có những vận động phù hợp tạo ra động năng giúp hệ thống quản lý sinh viên được vận hành theo đúc mục đích.
+ Đã xuất hiện rõ nét các yếu tố: quy trình, chức năng, cơng cụ và hệ thống chuẩn mực để phục vụ quá trình quản lý.
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
+ Mức độ hài lòng của sinh viên với từng nội dung trong hoạt động quản lý sinh viên cịn có sự chênh lệch khá lớn. Điều này có nghĩa rằng Nhà trường mới chỉ tập trung và một số mảng công tác như: công tác khen thưởng, công tác an ninh trật tự mà chưa chú trọng đến các nội dung khác như: công tác nội trú, ngoại trú,v.v…
Nguyên nhân: Trong hệ thống, khơng có vấn đề nào quan trọng hay không quan
trọng hơn vấn đề nào. Tất cả các nội dung, các vấn đề đều phải được xem xét một cách đồng đều, tồn thể.Bởi một nội dung khơng được quan tâm, một vấn đề nhỏ có thể gây ảnh hưởng xấu tới các nội dung khác hay tới toàn hệ thống.
+ Tác động ngược của hoạt động quản lý sinh viên tới hệ thống đào tạo cử nhân sư phạm nói riêng, cũng như hệ thống các Trường trong khối Đại học Quốc gia nói chung chưa được rõ nét. Nên tạo ra sự thay đổi chưa mang tính đồng bộ trong tồn hệ thống (bao gồm cả các đơn vị thành viên tham gia phối hợp đào tạo).
Nguyên nhân:
- Về phía Đại học Quốc gia: Do chưa có sự giám sát chặt chẽ hay các chế tài đặt ra đối với việc phối hợp giữa các đơn vị tham gia trong quá trình quản lý sinh viên thuộc hệ thống lớn là Đại học Quốc gia Hà Nội. Đa số các quy chế hiện nay mới chỉ phục vụ cho nội bộ các đơn vị. Điều này gây ra tình trạng, những tác động ngược chỉ tác động được đến một phần của hệ thống (là đơn vị quản lý chương trình đào tạo) chứ chưa tác động mạnh đến các yếu tố khác (các mối liên hệ, các trường thành viên,v.v…).
- Về phía Trường Đại học Giáo dục: Chưa nhận thức rõ được tầm quan trọng của những tác động ngược lên tồn hệ thống nên chưa có đề xuất, kiến nghị kịp thời để tạo ra sự thay đổi trong tồn hệ thống.
+ Quy trình quản lý sinh viên tuy đã được xây dựng, nhưng sinh viên lại gặp khó khăn khi tìm kiếm, tiếp cận các quy trình này.
Nguyên nhân: Khi người quản lý ban hành quy trình quản lý thì cần phải tính tốn
đến thực tế của đơn vị: những khó khăn, những bất cập. Phải tìm được phương án khắc phục các khó khăn để thơng báo rộng rãi những quy trình này đến đối tượng quản lý. Điều này là vi phạm tính tồn thể của hệ thống.
+ Việc xem xét mục tiêu tác động của những yếu tố môi trường lên đối tượng và quá trình quản lý sinh viên chưa được xem xét một cách đầy đủ, đặc biệt là những mục tiêu của các đơn vị thành viên, để từ đó có những giải pháp kịp thời, hướng những mục tiêu đó theo mục tiêu chung của tổ chức.
Nguyên nhân: Do mục tiêu tác động của các yếu tố môi trường vào hệ thống là khác
nhau. Mặc dù đã có những thay đổi theo hướng mở, linh hoạt trong quản lý để phù hợp với mơ hình, tuy nhiên, đơn vị cũng chưa thật sự nhận thức được ý nghĩa của những tác động đó để có những phân tích, nhận định kịp thời.
+ Các chuẩn mực quản lý thì đã được hệ thống hóa rõ ràng. Nhưng việc áp dụng các chuẩn mực đó trong q trình quản lý cịn bị động, chưa hệ thống. Điều này dẫn đến nhiều tiêu chí, tiêu chuẩn chưa thực hiện được đầy đủ, hoặc đã thực hiện mà không lưu trữ minh chứng giải trình.
Ngun nhân: Chưa có một hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng các chuẩn mực quản
lý được phổ biến rộng rãi để các đơn vị thực hiện theo.
+ Cơng cụ quản lý cịn chồng chéo, thời gian thay đổi ngắn, chưa đảm bảo tính ổn định tương đối trong thời gian nhất định; đơi khi khó tìm kiếm gây khó khăn cho việc áp dụng.
Nguyên nhân: Do việc thay đổi thường xuyên các văn bản pháp quy từ hệ thống trên
như Bộ GD&ĐT, ĐHQGHN dẫn đến những thay đổi trong đơn vị. Thêm vào đó, các công cụ quản lý giữa các đơn vị tham gia trong q trình quản lý sinh viên cịn có những điểm chưa trùng khớp, dẫn đến việc gây hỗn loạn trong việc áp dụng những công cụ với đối tượng quản lý.
+ Trong quá trình thực hiện các chức năng quản lý chưa có sự thống nhất, đồng bộ với các đơn vị phối hợp đào tạo. Chưa phát huy được vai trò hỗ trợ của các đơn vị trong việc thực hiện các chức năng quản lý sinh viên.
Nguyên nhân: Mối liên kết giữa đơn vị quản lý chương trình đào tạo với các đơn vị phối hợp đào tạo mới được thể hiện ở các chủ trương, chính sách chung, chưa đi vào những nội dung cụ thể, chi tiết. Các cán bộ, chuyên viên thực hiện các mảng việc chưa có sự liên kết chặt chẽ với các chuyên viên của các đơn vị phối hợp trong suốt quá trình thực hiện chức năng quản lý.
Tiểu kết chƣơng 2
Quá trình quản lý sinh viên sư phạm tại Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN đã thể hiện được những mặt tích cực, tính đúng đắn trong việc triển khai hoạt động quản lý trong một mơ hình mở, có tính liên kết cao, phù hợp với thực tế tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhìn chung, thực trạng quản lý sinh viên sư phạm trong mơ hình đào tạo phối hợp kế tiếp a + b đã đảm bảo những tính chất cơ bản của tư duy hệ thống như: tính tồn thể, tính có mục đích, tính đa chiều. Đảm bảo được trạng thái cân bằng động của hệ thống, giúp hệ thống lớn vận hành theo đúng mục đích đã đề ra. Tuy nhiên, trong q trình triển khai vẫn cịn những tồn tại, những điểm hạn chế cần khắc phục.
Để cơng tác quản lý sinh viên trong mơ hình đào tạo phối hợp kế tiếp a + b đạt hiệu quả cao hơn nữa, phát huy được tất cả các nguồn lực, các yếu tố, tăng cường mối liên kết cũng như định hướng những tác động của các yếu tố môi trường nhằm tạo ra tính trồi cho tồn hệ thống thì cần đề xuất một số biện pháp quản lý trong thời gian tới phù hợp với thực trạng và nhu cầu phát triển của Nhà trường.
CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SINH VIÊN SƢ PHẠM TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRONG MƠ HÌNH ĐÀO TẠO PHỐI HỢP KẾ TIẾP A + B
THEO TIẾP CẬN HỆ THỐNG