Thực trạng thực hiện quy trình quản lý sinh viên trong mơ hình đào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sinh viên sư phạm trường đại học giáo dục trong mô hình đào tạo phối hợp kế tiếp a + b theo tiếp cận hệ thống (Trang 64 - 71)

1.5.3 .Tác động của dạy học theo học chế tín chỉ

2.3. Thực trạng công tác quản lý sinh viên sƣ phạm tại Trƣờng Đạ

2.3.2. Thực trạng thực hiện quy trình quản lý sinh viên trong mơ hình đào

phối hợp, kế tiếp a + b

Đối với trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN, quy trình được xác định một cách rõ ràng ở tất cả các mảng cơng việc, trong đó có hoạt động quản lý sinh viên. Nhà trường xác định: đầu vào, đầu ra và quy trình quản lý là một khâu then chốt góp phần hồn thành các nhiệm vụ của đơn vị. Thực trạng sử dụng quy trình quản lý sinh viên trong mơ hình đào tạo phối hợp kế tiếp a + b được thể hiện như sau:

2.3.2.1. Đầu vào

Trong lý thuyết hệ thống, khái niệm đầu vào được định nghĩa là các yếu tố, các đối tượng cần tác động, biến đổi hoặc là các tác động từ môi trường lên hệ thống. Và trong hoạt động quản lý sinh viên, đầu vào ở đây được xác định là nhu cầu học tập, rèn luyện của sinh viên trúng tuyển (việc đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ

của sinh viên), là đội ngũ cán bộ, giảng viên thực hiện công tác quản lý sinh viên,

các văn bản pháp quy về hoạt động quản lý sinh viên của đơn vị. * Nhu cầu học tập, rèn luyện của sinh viên trúng tuyển

Đối với sinh viên sư phạm, khi tham gia học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Giáo dục thì đều có những nhu cầu căn bản như:

- Được học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học theo quy định ở một môi trường lành mạnh;

- Được tham gia các hoạt động xã hội, lao động, hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh, trật tự, phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập và thi cử, phòng chống các tệ nạn xã hội.

- Được tôn trọng và đối xử bình đẳng, khơng phân biệt nam - nữ, tôn giáo, dân tộc, nguồn gốc, xuất thân, được cung cấp đầy đủ thông tin về học tập, rèn luyện.

- Được tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao.

- Được đóng góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các điều kiện bảo đảm chất lượng chính sách;

- Được hưởng chính sách đối với người thuộc đối tượng ưu tiên và chính sách xã hội.

* Đội ngũ cán bộ, giảng viên thực hiện hoạt động quản lý sinh viên

Xác định những yêu cầu, đòi hỏi của hoạt động quản lý sinh viên, Nhà trường đã có những kế hoạch trong việc tuyển dụng, sử dụng nhân sự cho hoạt động này. - Hiệu trưởng nhà trường phân cơng cho 1 Phó hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, có những biện pháp can thiệp kịp thời trong công tác quản lý sinh viên

- Giúp việc trực tiếp cho ban giám hiệu là Phịng Cơng tác học sinh, sinh viên với 1 trưởng phịng, 1 phó phịng và 04 chun viên thực hiện các nhiệm vụ về cơng tác sinh viên, trong đó có hoạt động quản lý sinh viên.

- Đội ngũ Cố vấn học tập cũng là một đầu mối tích cực trong cơng tác hỗ trợ phịng Công tác học sinh, sinh viên nắm bắt diễn biến tư tưởng, nguyện vọng của sinh viên, và là một kênh thông tin, phổ biến các quy chế, các hoạt động của Nhà trường tới sinh viên. Từ năm 2012 đến năm 2014, do đặc thù quản lý: Trường Đại học Giáo dục quản lý sinh viên năm cuối, các Trường phối hợp đào tạo (Trường ĐHKHTN và Trường ĐHKHXH&NV) quản lý sinh viên 3 năm đầu nên Trường Đại học Giáo dục có phân cơng: 06 Cố vấn học tập quản lý sinh viên năm cuối và các trường thành viên phân công 18 cố vấn học tập quản lý sinh viên 3 năm đầu. Từ năm 2014 đến nay, do thay đổi mơ hình quản lý: Trường Đại học Giáo dục được quản lý từ những năm đầu tiên (bắt đầu từ khóa 2014), nên số lượng cố vấn học tập được tăng lên theo số lớp sinh viên quản lý. Và cho đến nay, đã có 24 cố vấn học tập tham gia công tác quản lý sinh viên ngay từ năm đầu, đảm bảo 100% cố vấn học tập là giảng viên của Nhà trường thực hiện công tác quản lý sinh viên. Bên cạnh đó, Nhà trường ln có buổi gặp gỡ, tập huấn về công tác Cố vấn học tập cho các cán bộ giảng viên và xây dựng kế hoạch quản lý sinh viên, nhiệm vụ của cố vấn học tập trong hoạt động quản lý sinh viên trong cả năm học.

* Các văn bản pháp quy thực hiện hoạt động quản lý sinh viên

Trường Đại học Giáo dục cũng như các Trường đại học thành viên khác trong Đại học Quốc gia Hà Nội đều thực hiện hoạt động quản lý sinh viên theo quy chế Công tác học sinh – sinh viên do Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành (Quy chế Công tác sinh

viên tại Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 5248/Đ-ĐHQGHN ngày 27 tháng 12 năm 2014 do Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành).

Ngồi ra, do đặc thù mơ hình đào tạo a + b, nên đơn vị cịn có thêm một số văn bản sau khi đã làm việc thống nhất giữa Nhà trường và các đơn vị tham gia trong quá trình đào tạo. Những văn bản này đều đã được ban hành, có giá trị pháp lý, được sự phê duyệt, thông qua của Giám đốc ĐHQGHN.

Những yếu tố trên đều là những yếu tố đầu vào của hoạt động quản lý sinh viên tại đơn vị. Qua thực tế cho thấy, Trường Đại học Giáo dục cũng đã xác định rõ những yếu tố đầu vào này để từ đó góp phần vào việc thực hiện hoạt động quản lý sinh viên tại Nhà trường.

2.3.2.2. Đầu ra

Đầu ra của hệ thống là kết quả hay sản phẩm của một quá trình, là tác động trở lại của hệ thống đối với môi trường. Đối với hoạt động quản lý sinh viên, đầu ra là sự thỏa mãn của sinh viên trong quá trình học tập, rèn luyện, là tác động của hoạt động quản lý sinh viên tới hệ thống, đặc biệt là các văn bản, pháp quy được thống nhất, chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.

* Sự thỏa mãn nhu cầu của sinh viên

Theo các bảng thống kê của mục 2.3.1 về các nội dung của hoạt động quản lý sinh viên và qua khảo sát thực tế cho thấy: 100% sinh viên được thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ trong thời gian học tập, rèn luyện tại đơn vị. Sinh viên đã được đảm bảo môi trường học tập, rèn luyện lành mạnh. Được tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao,v.v… Đa số các ý kiến đánh giá về hoạt động quản lý sinh viên đều khá cao

Bảng 2.7: Thống kê đánh giá của CB, GV, SV về các nội dung của hoạt động quản lý sinh viên

STT Nội dung Tỉ lệ % các câu trả lời Điểm TB Độ lệch chuẩn Hoàn tồn khơng đồng ý bản không đồng ý Phân vân Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

ND 5 Đánh giá chung về cơng tác

hành chính 0.0 7.1 29.4 51.6 11.9 3.68 0.776

ND 11 Đánh giá chung về công

tác khen thưởng & kỷ luật 0.0 0.8 24.6 54.8 19.8 3.94 0.690

ND 15 Đánh giá chung về công tác

sinh viên nội trú, ngoại trú 0.8 4.0 39.7 45.2 10.3 3.60 0.760

ND 18 Đánh giá chung về công tác

bảo đảm an ninh, trật tự trường học

1.6 0.0 10.3 57.1 31.0 4.16 0.731

ND 22

Đánh giá chung về cơng tác thực hiện chế độ, chính sách đối với sinh viên là tốt

Biểu đồ 2.7. Đánh giá chung về các nội dung quản lý

* Tác động của hoạt động quản lý sinh viên tới hệ thống

Có thể thấy, hoạt động quản lý sinh viên đã có khá nhiều những tác động tới hệ thống đào tạo cử nhân sư phạm của Trường Đại học Giáo dục trong thời gian qua. Điều này được thể hiện ở sự quan tâm, đầu tư về nhân lực, vật lực của Đại học Quốc gia nói chung và của Trường Đại học Giáo dục nói riêng cho hoạt động quản lý sinh viên. Đã có rất nhiều những vướng mắc của hoạt động quản lý sinh viên trong mơ hình a + b được tháo gỡ. Đặc biệt phải nói đến kết luận của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội tại thông báo số 3169/TB-ĐHQGHN ngày 9/9/2014 về một số điều chỉnh trong công tác phối hợp tổ chức đào tạo và quản lý sinh viên giữa các đơn vị. Điều này giúp các đơn vị có sự thống nhất, phối hợp linh hoạt hơn trong công tác quản lý sinh viên sư phạm.

2.3.2.3. Quá trình quản lý sinh viên

Quá trình quản lý sinh viên được thể hiện ở các cơng đoạn thực hiện quy trình quản lý sinh viên theo những phương thức nhất định.

Đối với Trường Đại học Giáo dục, quy trình quản lý sinh viên đã được xây dựng cụ thể, rõ ràng với sự phân công chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp của các đơn vị liên quan. Đến năm 2016, đã có 6 quy trình về quản lý sinh viên được Phịng cơng tác sinh viên đề xuất và được Hiệu trưởng phê duyệt.

Qua thực tế khảo sát cán bộ, giảng viên và sinh viên, tác giả thu được kết quả thông qua bảng thống kê đánh giá quy trình quản lý sinh viên, cụ thể như sau:

Bảng 2.8: Thống kê đánh giá của CB, GV, SV về quy trình quản lý sinh viên STT Nội dung Tỉ lệ % các câu trả lời Điểm TB Độ lệch chuẩn Hồn tồn khơng đồng ý bản khơng đồng ý Phân vân Đồng ý Hồn tồn đồng ý ND 23

Sinh viên dễ dàng tìm kiếm các quy trình quản lý sinh viên trên Website của Nhà trường

4.0 9.5 31.7 34.9 19.8 3.57 1.039

Biểu đồ 2.8. Đánh giá của CB, GV, SV về việc tiếp cận các quy trình quản lý

Thông qua bảng thống kê cho thấy, đa số các ý kiến của cán bộ, giảng viên và sinh viên đều có sự đồng tình cao khi cho rằng: sinh viên dễ dàng tìm kiếm các quy trình quản lý sinh viên trên Website của Nhà trường với giá trị trung bình Mean = 3,57.

Điều này thể hiện việc: Các quy trình quản lý đã được xây dựng, tuy nhiên việc sinh viên được tiếp cận với những quy trình này cịn chưa cao (4% hồn tồn khơng đồng ý, 9,5% cơ bản không đồng ý, 31,7% phân vân). Qua thực tế cho thấy, sinh viên trong 3 năm đầu tiên tham gia học tập tại các Trường thành viên nên việc tiếp cận với quy trình quản lý bằng văn bản là khá khó khăn. Và Website của Nhà trường mới được nâng cấp, thay đổi vào năm 2016, nên vẫn tồn tại những ý kiến chưa đồng ý. Đây cũng là cơ sở để Nhà trường chú trọng phát triển hơn các công cụ quản lý sinh viên, đặc biệt là Website cho phù hợp với đặc thù quản lý sinh viên của đơn vị.

2.3.2.4. Môi trường

Trong hệ thống, những tác động của môi trường tới hoạt động quản lý là khơng thể tránh khỏi. Đặc biệt là trong mơ hình phối hợp kế tiếp a + b với tính liên thơng, liên kết cao thì yếu tố mơi trường là yếu tố vô cùng quan trọng. Về cơ bản, yếu tố môi trường xung quanh hệ thống quản lý sinh viên trong mơ hình a + b của Trường Đại học Giáo dục đều là những yếu tố có lợi cho tổ chức. Đó chính là nền tảng văn hóa, hệ thống tài chính, y tế,v.v… của Đại học Quốc Gia Hà Nội. Ngoài việc tham gia rèn luyện trong mơi trường tại đơn vị, Nhà trường cịn có những hoạt động theo chỉ đạo của Đại học Quốc Gia Hà Nội, Bộ giáo dục tạo môi trường mở, linh hoạt cho sinh viên rèn luyện như: chương trình tình nguyện vì cộng đồng: Mùa hè xanh do Đoàn ĐHQGHN tổ chức, cuộc thi Bóng đá tài chính do Trung ương Đoàn tổ chức,v.v…

Đối với yếu tố môi trường, cần xác định rõ những mục tiêu mà mơi trường tác động lên hệ thống.Có những yếu tố môi trường mà mục tiêu trùng khớp với mục tiêu đào tạo và quản lý sinh viên. Nhưng cũng có những yếu tố gây nhiễu, gây ảnh hưởng đến mục tiêu đào tạo: ví dụ như những tệ nạn xã hội, lối sống ảo, sử dụng mạng xã hội quá nhiều như hiện nay,v.v… Tuy nhiên, Nhà trường đã có sự phối hợp với các tổ chức xã hội khác và đưa ra những biện pháp giảm thiểu hoặc triệt tiêu những tác động của yếu tố gây nhiễu, mang đến một môi trường học tập rèn luyện lành mạnh cho sinh viên.

Trong mơ hình a + b, có một yếu tố mơi trường nữa vơ cùng quan trọng, đó chính là hệ thống quản lý của các đơn vị thành viên, nơi mà sinh viên trực tiếp tham học tập. Mơi trường này có mục tiêu rõ ràng, có mục tiêu tương đối trùng khớp với mục tiêu quản lý sinh viên của Nhà trường. Tuy nhiên, do đặc thù đối tượng sinh viên quản lý, nên cũng có những điểm khác biệt trong mục tiêu giữa việc quản lý sinh viên các ngành khoa học cơ bản và quản lý sinh viên sư phạm. Trong những năm vừa qua, Nhà trường đã có những tác động tích cực tới hệ thống quản lý của các đơn vị thành viên, nhằm thống nhất mục tiêu quản lý. Điều này sẽ giúp các đơn vị thành viên sẽ hỗ trợ Nhà trường rất nhiều trong q trình quản lý sinh viên.

Ngồi các yếu tố đầu vào, đầu ra, mơi trường, q trình, cịn cần chú ý đến những ý kiến phản hồi, những mối liên hệ ngược từ đầu ra quay trở lại đầu vào. Nhà

trường đã xác định rõ những đối tượng khách hàng của q trình quản lý sinh viên gồm có: các yếu tố bên trong: sinh viên, cán bộ quản lý, cố vấn học tập(giảng viên) và các yếu tố bên ngồi: phụ huynh, xã hội để từ đó lấy ý kiến phản hồi các tác động của hệ thống quản lý sinh viên trong mơ hình đào tạo phối hợp a + b tới các yếu tố đó. Việc lấy ý kiến phản hồi được thực hiện hàng năm do Trung tâm đảm bảo chất lượng của Nhà trường phụ trách và đảm bảo đúng quy trình, kết quả chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sinh viên sư phạm trường đại học giáo dục trong mô hình đào tạo phối hợp kế tiếp a + b theo tiếp cận hệ thống (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)