Sứ mệnh, tầm nhìn, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sinh viên sư phạm trường đại học giáo dục trong mô hình đào tạo phối hợp kế tiếp a + b theo tiếp cận hệ thống (Trang 45)

1.5.3 .Tác động của dạy học theo học chế tín chỉ

2.1. Khái quát về Trƣờng Đại học Giáo dục, ĐHQGHN

2.1.2. Sứ mệnh, tầm nhìn, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức

2.1.2.1. Sứ mệnh, tầm nhìn

Với hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN vẫn kiên định với sứ mệnh, tầm nhìn và hệ giá trị mà tập thể cán bộ, giảng viên Nhà trường đã dày công vun đắp. Cụ thể:

Sứ mệnh: Trường ĐH Giáo dục - ĐHQGHN phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học theo định hướng đại học nghiên cứu - nhằm đào tạo đội ngũ giảng viên các trường đại học và cao đẳng, THPT chuyên, cán bộ quản lí giáo dục và cán bộ nghiên cứu khoa học giáo dục, trên cơ sở liên kết với các chuyên gia, cơ sở giáo dục trong và ngồi nước, đạt chuẩn khu vực, trong đó có bộ phận đạt chuẩn quốc tế.

Tầm nhìn: Trường ĐH Giáo dục phấn đấu đến cuối những năm 2020 trở thành đại học nghiên cứu có các chuyên ngành đạt chuẩn quốc tế đào tạo cho cả các nước trong khu vực và trên thế giới.

Hệ giá trị: Hệ giá trị cơ bản của Trường ĐH Giáo dục: tiếp tục xây dựng văn hoá của một tổ chức biết học hỏi trong đó mọi thành viên sẵn sàng chia sẻ, sẵn sàng làm việc hết mình vì tổ chức.

2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Giáo dục được thực hiện theo Quy chế về Tổ chức và Hoạt động của Đại học Quốc gia ban hành theo Quyết định số 16/2001/QĐ-TTg ngày 12/02/2001 của Thủ tướng Chính phủ và phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của Trường.

Trường Đại học Giáo dục là cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

Phòng Đào tạo Khoa các Khoa học Giáo dục

Trung tâm Nghiên cứu - Ứng dụng Khoa học Giáo dục Phịng Cơng tác

Học sinh - Sinh viên

Khoa Quản lý Giáo dục

Trung tâm Hợp tác Đào tạo và Bồi dưỡng

Phịng Kế hoạch -

Tài chính Khoa Sư phạm

Trung tâm Đảm bảo Chất lượng Giáo dục

Phòng Khoa học - Quan hệ quốc tế

Trung tâm Thông tin Hướng nghiệp và Nghiên cứu, Ứng dụng Tâm lý

Phòng Tổ chức - Cán bộ

Trung tâm Nhân học và Phát triển trí tuệ

Phịng Hành chính - Tổng hợp

Trung tâm Cơng tác xã hội và Phát triển cộng đồng

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Giáo dục 2.1.3. Cơ cấu công tác quản lý sinh viên của Nhà trường 2.1.3. Cơ cấu công tác quản lý sinh viên của Nhà trường

2.1.3.1. Đặc thù mơ hình đào tạo phối hợp kế tiếp a + b

Trường Đại học Giáo dục đào tạo sinh viên trên cơ sở chương trình khung của Bộ GD&ĐT, của ĐHQGHN, phù hợp với sứ mạng, mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, với nhu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập với giáo dục đại học khu vực và thế giới. Các chương trình đào tạo được định kì bổ sung, điều chỉnh dựa trên nhiều nguồn thơng tin từ sinh viên, giảng viên, nhà tuyển dụng.

Để thực hiện mơ hình đào tạo mở theo phương thức đào tạo phối hợp a + b, Trường Đại học Giáo dục sử dụng thế mạnh của ĐHQGHN là cơ sở đào tạo đại học,

Ban Giám hiệu Hội đồng Khoa học và

Đào tạo

Hội đồng cố vấn Quốc tế

Phòng chức năng Đơn vị đào tạo Đơn vị nghiên cứu

và phục vụ

Trƣờng THPT Khoa học Giáo dục

sau đại học và nghiên cứu khoa học mạnh hàng đầu của cả nước, đặc biệt về các ngành khoa học cơ bản để tạo ra năng lực chuyên môn giỏi, vững chắc cho các thầy cô giáo tương lai dưới sự hướng dẫn của các giáo sư, các nhà khoa học đầu ngành của cả nước. Trong phần rèn luyện kỹ năng sư phạm, Trường Đại học Giáo dục hợp tác với các nhà khoa học giáo dục trong và ngoài ĐHQGHN để trang bị cho sinh viên những kiến thức mới nhất về khoa học nghiệp vụ sư phạm, cơ sở khoa học về mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo các bậc học, tổ chức trường lớp trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam. Song song với những kiến thức đó, Trường Đại học Giáo dục đặc biệt chú ý trang bị cho sinh viên các phương pháp, công nghệ dạy học tiên tiến, hiện đại, phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và tương ứng với điều kiện hội nhập quốc tế với phương châm là giúp các giáo viên tương lai từ bỏ cách dạy học chỉ truyền đạt kiến thức một chiều, chuyển sang dạy cách học, cách chủ động tổ chức quá trình nhận thức thay vì tiếp thu thụ động.

2.1.3.2. Cơ cấu cơng tác quản lý sinh viên tại Trường Đại học Giáo dục

Với đặc thù mơ hình đào tạo như vậy nên cơng tác quản lý sinh viên cũng có những nét riêng. Đặc biệt, từ năm 2014, sau khi được Giám đốc Đại học Quốc gia phân công cho Trường Đại học Giáo dục quản lý sinh viên ngay từ năm đầu thì hệ thống quản lý sinh viên tại Trường Đại học Giáo dục trong mơ hình đào tạo phối hợp kế tiếp a + b được thể hiện một cách rõ nét.

* Các thành tố trong hệ thống quản lý sinh viên tại Trường Đại học Giáo dục

- Đầu mối chỉ đạo công tác này là Ban giám hiệu, trong đó, trực tiếp là Phó hiệu trưởng phụ trách.

- Phòng CTHSSV là đơn vị trực tiếp thực hiện các chức năng quản lý dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu.

- Năm 2016, Khoa Sư phạm được phân công chịu trách nhiệm trực tiếp phối hợp cùng Phòng CTHSSV trong quá trình quản lý sinh viên, đặc biệt là phụ trách quản lý chuyên môn của các cố vấn học tập.

- Đội ngũ cố vấn học tập là các cán bộ, giảng viên trực thuộc 2 khoa: Khoa Các khoa học Giáo dục và Khoa Sư phạm. Cả 2 khoa đều trực tiếp quản lý đội ngũ cố vấn học tập về mặt hành chính. Nhưng về mặt chun mơn cơng tác cố vấn học tập lại do Khoa Sư phạm quản lý.

tới các đối tượng quản lý. Và các lớp sinh viên chịu sự quản lý trực tiếp của đội ngũ Cố vấn học tập

- Phịng Đào tạo, Đồn TN và các đơn vị chức năng khác là những thành tố có vai trị phối hợp, cung cấp thơng tin quản lý cho Phịng Cơng tác HSSV dứơi sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám hiệu Nhà trường.

* Các yếu tố môi trường tác động lên hệ thống quản lý sinh viên sư phạm

- Các đơn vị phối hợp đào tạo – nơi sinh viên trực tiếp học tập trong giai đoạn a là yếu tố tác động vô cùng mạnh mẽ tới hệ thống quản lý sinh viên sư phạm. Đây là đơn vị cung cấp thông tin, kết nối và phối hợp trong công tác quản lý sinh viên của Nhà trường.

Cơ cấu quản lý sinh viên tại Trường Đại học Giáo dục trong mơ hình đào tạo phối hợp kế tiếp a + b được thể hiện rõ nét ở sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ hệ thống quản lý sinh viên sư phạm tại Trường Đại học Giáo dục

2.1.4. Đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất

2.1.4.1. Đội ngũ giảng viên

Một trong những yếu tố tiền đề quyết định đến chất lượng sản phẩm đào tạo đó là chất lượng đội ngũ giảng viên. Chính vì vậy, vấn đề nâng cao bồi dưỡng và tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, trau dồi học thuật cho giảng viên là một trong những vấn đề được Nhà trường đặt lên hàng đầu. Thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng về phương pháp dạy học như: các lớp bồi dưỡng dạy học theo dự án (thơng qua chương trình của Intel), Sư phạm Tương tác với Đại học Quebec, Canada, Đánh giá giáo viên và chuyên gia đào tạo theo chuẩn quốc tế do Đại học Khảo thí Quốc tế Cambridge. Đồng thời, triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ, trao đổi học thuật với các đơn vị đào tạo giáo viên trong và ngoài nước, mỗi giảng viên khơng chỉ được cập nhật, nâng cao trình độ cho bản thân, mà cịn có điều kiện áp dụng, tích hợp những kiến thức mới này vào trong dạy học bộ môn.

Trường Đại học Giáo dục được tổ chức theo mơ hình “mở và linh hoạt”. Ngồi đội ngũ giảng viên do đơn vị quản lý, Trường huy động nguồn nhân lực là đội ngũ cán bộ khoa học cơ bản thuộc các trường thành viên của ĐHQGHN (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Công nghệ,v.v…) tham gia hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học; đồng thời khai thác có hiệu quả đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm chất lượng cao là các giảng viên, các nhà nghiên cứu và quản lý giáo dục đang làm việc tại các trường, viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục trong và ngồi nước hoặc đã nghỉ hưu. Tính đến ngày 31/12/2015, tổng số cán bộ, giảng viên tham gia quá trình đào tạo của Nhà trường là 351 người, bao gồm:

- Cán bộ, viên chức do Trường Đại học Giáo dục quản lý có 141 cán bộ, giảng viên, bao gồm: 02 giáo sư, 11 phó giáo sư, 40 tiến sĩ, 46 thạc sĩ, 42 trình độ khác.

- Giảng viên giảng dạy tại các trường đại học thành viên trong giai đoạn đào tạo cơ bản có 196, bao gồm: 29 giáo sư, 87 phó giáo sư, 72 tiến sĩ, 9 thạc sĩ.

- Giảng viên kiêm nhiệm có 07 giảng viên, bao gồm: 03 giáo sư, 04 tiến sĩ.

2.1.4.2. Cơ sở vật chất

Được sự quan tâm, tạo điều kiện của Đại học Quốc Gia Hà Nội về việc sử dụng các cơ sở vật chất chung cũng như nâng cấp cơ sở vật chất đã cũ nhằm phục vụ cho các hoạt động của Nhà trường, hiện nay, cơ sở vật chất của Trường Đại học Giáo dục đã cơ

bản đảm bảo được yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu, làm việc của cán bộ, giảng viên, sinh viên Nhà trường.

Nhà trường đã thực hiện sắp xếp cơ sở vật chất theo nguyên tắc ưu tiên các giảng đường, lớp học và hạn chế các phịng làm việc hành chính, đồng thời ưu tiên bố trí, sắp xếp phịng làm việc cho giảng viên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên tiếp xúc với sinh viên và đồng nghiệp để tăng hiệu quả đào tạo

- Nhà: Trường Đại học Giáo dục được giao sử dụng 3 tịa nhà với tổng diện tích

1986,8m2 bao gồm 4 tầng nhà G7 (144 Xuân Thủy, Cầu Giấy), 05 phòng tại tầng 4 nhà B2 (144 Xuân Thủy, Cầu Giấy), từ tầng 2 – tầng 5 nhà C0 (182 Lương Thế Vinh, Thanh Xuân).

- Phòng, hội trƣờng, sân và các cơ sở khác

+ Phòng làm việc (bao gồm cả phòng làm việc của giảng viên và các trung tâm nghiên cứu): 19 phịng với tổng diện tích: 550 m2 (tỷ lệ 27,69%);

+ Thư viện: 02 phịng, tổng diện tích 51 m2

(tỷ lệ 2,57%)

+ Thiết bị, phịng Lab: 02 phịng, tổng diện tích 202 m2 (tỷ lệ 10,17%); + Phịng học/giảng đường: 12 phịng, tổng diện tích 565 m2 (tỷ lệ 32,28%) + Tin học: 01 phịng, tổng diện tích 76 m2 (tỷ lệ 3,83%)

+ Ngoại ngữ: 01 phịng, tổng diện tích 76 m2 (tỷ lệ 3,83%) + Đồn Thanh niên: 01 phịng, tổng diện tích 25 m2

(tỷ lệ 1,26%)

+ Phòng họp, phòng hội thảo: 05 phịng, tổng diện tích 204m2 (tỷ lệ 17,11%); + Phịng khác (phịng chờ giảng viên): Tổng diện tích 25m2(tỷ lệ 1,26%);

Ngồi ra, với mơ hình đào tạo phối hợp, kế tiếp a + b trong một cơ sở đào tạo đại học đa ngành, đa lĩnh vực, sinh viên Nhà trường còn được sử dụng các cơ sở vật chất chung của ĐHQGHN cũng như của hai trường thành viên ĐHKHTN và ĐHKHXH&NV.

2.2. Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng

2.2.1. Mục đích

Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng là cơ sở giúp tác giả nhìn nhận điểm mạnh, những tồn tại hạn chế của công tác quản lý sinh viên sư phạm trong mơ hình đào tạo phối hợp a + b tại Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN. Từ đó đề xuất những biện pháp quản lý phù hợp. Thêm vào đó, việc khảo sát, đánh giá thực trạng thông qua phiếu hỏi sẽ làm tăng độ tin cậy, tính khách quan của kết quả nghiên cứu trong luận văn.

2.2.2. Đối tượng và số lượng khảo sát

Mặc dù mơ hình đào tạo phối hợp kế tiếp a + b là mơ hình đặc thù với sự tham gia phối hợp của các đơn vị thành viên trong suốt quá trình đào tạo, tuy nhiên, việc quản lý sinh viên lại do đơn vị chủ quản là Trường Đại học Giáo dục quản lý. Chính vì vậy, đối tượng mà tác giả lựa chọn để khảo sát dưới dạng phiếu hỏi là sinh viên của Trường Đại học Giáo dục và các cán bộ quản lý, chuyên viên, cố vấn học tập của các trường ĐHGD và phỏng vấn sâu đối với một số cán bộ, giảng viên của các đơn vị phối hợp như: Trường ĐHKHTN, Trường ĐHKHXH&NV, Ban quản lý KTX,v.v….

Đối với CBQL,CV, GV Trường Đại học Giáo dục

Đối tượng khảo sát là CBQL, CV, GV tại Trường Đại học Giáo dục với số lượng 15 phiếu hỏi gồm có các CBQL, CV, Cố vấn học tập thực hiện các công tác về quản lý sinh viên sư phạm.

Đối với sinh viên Trường Đại học Giáo dục

Tác giả tổ chức khảo sát đối với sinh viên khóa QH – 2013 – S, QH – 2014 – S, QH – 2015 – S, QH – 2016 - S các ngành Sư phạm Toán, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Hóa học, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Ngữ Văn, Sư phạm Lịch sử với số lượng là 120 phiếu hỏi.

2.2.3. Quy trình khảo sát

Khi tiến hành khảo sát thực trạng công tác quản lý sinh viên sư phạm trong mơ hình đào tạo phối hợp kế tiếp a + b tại Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN, tác giả đã tuân thủ theo các bước cụ thể như sau:

- Bước 1: Chọn đối tượng phát phiếu

Trước tiên, tác giả xác định các đối tượng sẽ tham gia đóng góp ý kiến, nhận xét đánh giá quá trình quản lý sinh viên trong mơ hình đào tạo phối hợp kế tiếp a + b tại Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN.

- Bước 2: Xây dựng phiếu hỏi

Phiếu hỏi được xây dựng gồm các nội dung của quá trình quản lý sinh viên và phù hợp với từng loại đối tượng tham gia đóng góp ý kiến, nhận xét, đánh giá q trình quản lý sinh viên.

Phiếu hỏi được phát cho 120 sinh viên hệ chính quy và 15 cán bộ của Nhà trường.

- Bước 4: Thu phiếu, xử lý số liệu

Sau khi tiến hành phát phiếu, tác giả đã thu được 113 phiếu hỏi đối với SV và 12 phiếu hỏi đối với các CBQL,CV,GV đảm bảo các yêu cầu.

Để đánh giá thực trạng công tác quản lý sinh viên sư phạm trong mơ hình đào tạo phối hợp, kế tiếp a + b tại Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN, tác giả đã thống kê, xử lý phiếu hỏi theo phần mềm phân tích dữ liệu SPSS. (Với: Mean là giá trị trung bình của các câu trả lời. Độ lệch chuẩn thể hiện sự phân tán hay tập trung của các câu trả lời).

2.3. Thực trạng công tác quản lý sinh viên sƣ phạm tại Trƣờng Đại học Giáo dục, ĐHQGHN trong mơ hình đào tạo phối hợp, kế tiếp a + b dục, ĐHQGHN trong mơ hình đào tạo phối hợp, kế tiếp a + b

Căn cứ trên kết quả thu được từ điều tra thực tế, bảng thống kê số liệu và thông tin phản hồi thông qua phiếu hỏi, tác giả đưa ra thực trạng trong công tác quản lý sinh viên, cụ thể như sau:

2.3.1. Công tác quản lý sinh viên sư phạm

2.3.1.1. Cơng tác hành chính

Cơng tác hành chính là một nội dung xuyên suất, có mặt trong tất cả các mảng công việc khác của hoạt động quản lý sinh viên. Đối với mơ hình phối hợp kế tiếp a + b tại trường Đại học Giáo dục thì cơng tác hành chính càng đặc biệt quan trọng bởi nó địi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa Trường Đại học Giáo dục và các đơn vị tham gia trong quá trình đào tạo, đặc biệt là 2 đơn vị phối hợp đào tạo: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn để đảm bảo thống nhất về mặt thông tin và quản lý.

Sau khi tiến hành lấy ý kiến cán bộ quản lý, cố vấn học tập và sinh viên sư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sinh viên sư phạm trường đại học giáo dục trong mô hình đào tạo phối hợp kế tiếp a + b theo tiếp cận hệ thống (Trang 45)