Thực trạng thiết bị, CSVC, phần mềm của mơ hình THTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị trường THCS tiền an, thành phố bắc ninh theo mô hình trường học thông minh (Trang 68)

Tác giả tổ chức lấy ý kiến của CBQL, GV về thực trạng thiết bị, CSVC, phần mềm của mơ hình THTM thơng qua phiếu điều tra. Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.13. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng thiết bị, CSVC, phần mềm theo mơ hình THTM

Nội dung đánh giá Mức độ TB Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu

1. Bàn - ghế - tủ: Được thiết kế riêng

cho học sinh. 10 13 10 10 2.53 1

2. Bảng trượt linh hoạt. 15 6 7 15 2.49 2 3. Phương tiện hiện đại: Máy tính,

wifi, máy chiếu, loa trong lớp học, điều hoà, ti vi smart.

10 4 16 13 2.26 4 5. Xây dựng phần mềm phục vụ dạy

học (phần mềm mô phỏng, phần mềm thực hành, thí nghiệm ảo trong dạy học; phần mêm KT, ĐG…)

5 5 15 18 1.93 5

4. Thư viện tại chỗ. 10 8 11 14 2.33 3

N = 43 2.31

(Nguồn: Câu hỏi số 10, phụ lục 01)

Nhận xét:

Bảng 2.13 cho thấy nhà trường mới chỉ đáp ứng 1 phần yêu cầu của điều kiện CSVC, thiết bị và phầm mềm hỗ trợ cho vận dụng mơ hình THTM, kết quả thực hiện ở mức trung bình.

Khi vận dụng tốt thiết bị CSVC và phần mềm PHTM được đầu tư trang bị cho THTM với ưu điểm như sau:

- Bằng việc truy cập mã số lớp học, các em học sinh có thể vào tài khoản cá nhân và học cùng cô giáo thông qua giáo trình kỹ thuật số. Giáo trình này bao gồm cả video, âm thanh, hình ảnh với góc nhìn 360 độ.

- Chức năng nổi bật của giải pháp là giáo viên có thể biên soạn và phân phát tài liệu số trực tiếp đến lớp học, có thể kiểm tra q trình học tập của các em học sinh bất cứ lúc nào và câu trả lời của học sinh được lưu trên đám mây, dễ dàng soi chiếu kết quả khi các em hoàn thiện bài kiểm tra.

- Với các em học sinh, các tiết học số luôn thú vị. Các em được làm quen với sử dụng công nghệ trong học tập, được tiếp cận với mơ hình dạy học trực quan sinh động làm HS hứng thú và dễ dàng tiếp thu kiến thức bài học một cách hiệu quả hơn.

2.4. Thực trạng quản trị trƣờng THCS Tiền An theo mơ hình trƣờng học thơng minh

2.4.1. Thực trạng quản trị mục tiêu dạy học theo mơ hình THTM

Tác giả tổ chức lấy ý kiến của CBQL, GV về quản lý mục tiêu dạy học theo mơ hình THTM thơng qua phiếu điều tra. Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.14 sau:

Bảng 2.14. Đánh giá của CBQL, GV về mục tiêu dạy học theo mơ hình THTM

Nội dung đánh giá Tốt Khá TB Mức độ Yếu TB Thứ bậc

1. Tổ chức cho toàn thể giáo viên

nghiên cứu, học tập mơ hình THTM. 24 9 6 4 3.23 2 2. Quán triệt tới giáo viên về mục tiêu

dạy học theo mơ hình THTM. 25 10 5 3 3.33 1 3. Phân công, tổ chức cho giáo viên

xây dựng kế hoạch dạy học theo mô

hình THTM. 20 10 5 8 2.98 5

4. Xác định mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt của hoạt động dạy học theo mơ hình

THTM. 17 8 9 9 2.77 6

5. Chuẩn bị các nguồn lực thực hiện hoạt

động dạy học theo mơ hình THTM. 23 10 7 3 3.23 2 6. Xác định các chỉ số kiểm tra và đánh

giá hoạt động dạy học theo mơ hình

THTM. 22 9 7 5 3.12 4

N = 43 3.11

(Nguồn: Câu hỏi số 11, phụ lục 01)

Nhận xét:

Đánh giá của CBQL, GV về mục tiêu dạy học theo mơ hình THTM được thực hiện ở mức khá, điểm TB: 3.11.

Nội dung 1: “Tổ chức cho tồn thể giáo viên nghiên cứu, học tập mơ hình THTM” điểm TB đạt 3.23, xếp thứ 2.

Nội dung 4: “Xác định mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt của hoạt động dạy học theo mơ hình THTM” được đánh giá mức độ thực hiện ở mức thấp nhất, điểm TB: 3.12.

Để làm rõ hơn thực trạng quản lý mục tiêu dạy học theo mơ hình THTM cơ N.T.T.H, TTCM nhà trường chia sẻ: “Để đưa mơ hình THTM vào trong giảng dạy, nhà trường đã tiến hành nhiều biện pháp quản lý, trong đó quan tâm nhất là tác động đến nhận thức của CBQL, GV, để các đồng chí hiểu rõ về mơ hình THTM, bám sát vào mục tiêu dạy học và giáo dục của nhà trường. Do mơ hình THTM cịn mới mẻ, địi hỏi q trình thực hiện phải có lộ trình, giai đoạn cụ thể nên việc xác định các mục tiêu và nguồn lực để đáp ứng cho hoạt động dạy học hiện nay cịn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, chủ trương của nhà trường là sẽ xây dựng các lớp học thông minh tiến hành đồng bộ hóa nhà trường thơng minh. Do đó mọi cơng tác chuẩn bị được lên kế hoạch và tổ chức thực hiện khoa học”.

2.4.2. Thực trạng quản trị hoạt động dạy học vận dụng mơ hình THTM

Tác giả tổ chức lấy ý kiến của CBQL, GV về quản lý hoạt động dạy học vận dụng mơ hình THTM thơng qua phiếu điều tra. Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.15 sau:

Bảng 2.15. Đánh giá của CBQL, GV về Quản lý hoạt động dạy học vận dụng theo mơ hình THTM

Nội dung đánh giá Mức độ TB Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu

1. Quán triệt GV thực hiện các nội dung

dạy học theo quy định chương trình. 22 10 5 6 3.12 2

2. Chỉ đạo GV chuẩn bị bài giảng theo

mơ hình THTM. 20 10 6 7 3.00 4

3. Chỉ đạo GV thực hiện đúng tiến trình

nội dung dạy học. 23 7 6 7 3.07 3

4. Chỉ đạo GV đổi mới PPDH, HTDT

theo mơ hình THTM. 18 6 9 10 2.74 7

5. Tổ chức dự giờ và phân tích giờ dạy

của giáo viên the mơ hình THTM. 17 10 8 8 2.84 6

6. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lưc chuyên môn, nghiệp vụ cho

GV theo mơ hình THTM. 26 8 4 5 3.28 1

7. Thực hiện KT, ĐG quá trình dạy học

theo mơ hình THTM 21 8 7 7 3.00 4

N = 43 3.01

(Nguồn: Câu hỏi số 12, phụ lục 01)

Nhận xét:

Qua số liệu ở bảng trên cho thấy, hiện nay nhà trường đã quản lý hoạt động dạy học vận dụng theo mơ hình THTM, điểm TB thực hiện là 3.01.

Nội dung 6: “Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lưc chuyên mơn, nghiệp vụ cho GV theo mơ hình THTM” được thực hiện tốt, điểm TB 3.28, xếp thứ 1.

Nội dung 1 “Quán triệt GV thực hiện các nội dung dạy học theo quy định chương trình”, điểm TB đạt: 3.12, xếp thứ 2.

Trao đổi về vấn đề này, cô N.T.T.T cho biết: “Nhà trường mới chỉ chú trọng vào việc quán triệt GV thực hiện các nội dung dạy học theo quy định chương trình, chỉ đạo GV thực hiện đúng tiến trình nội dung dạy học mà chưa chú trọng các nội dung quản lý dạy học khác như: Chỉ đạo GV đổi mới PPDH, HTDT theo mơ hình THTM, tổ chức dự giờ và phân tích giờ dạy của giáo viên theo mơ hình THTM”.

2.4.3. Thực trạng quản trị bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV nhà trường vận dụng mơ hình THTM dụng mơ hình THTM

Tác giả tổ chức lấy ý kiến của CBQL, GV về quản lý bồi dưỡng CBQL-GV vận dụng mơ hình THTM thơng qua phiếu điều tra. Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.16 sau:

Bảng 2.16. Đánh giá của CBQL, GV về quản lý bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV nhà trường vận dụng mơ hình THTM

Nội dung đánh giá Mức độ TB Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu

1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL, GV nhà trường vận dụng mơ

hình THTM 24 10 4 3 3.34 1

2. Tổ chức thực hiện đa dạng nội dung và hình thức bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL, GV nhà trường vận dụng mô hình THTM

21 11 7 4 3.14 2

3. Động viên, khuyến khích bằng lợi ích vật chất và tinh thần cho đội ngũ CBQL, GV nhà trường vận dụng mơ hình THTM khi tham gia bồi dưỡng

19 12 8 4 3.07 3

4. Thực hiện các hoạt động giám sát, tư vấn, uốn nắn việc thực hiện hoạt động

bồi dưỡng. 17 8 9 9 2.77 5

5. Tiến hành kiểm tra, đánh giá năng lực năng lực của đội ngũ CBQL, GV vận

dụng mơ hình THTM sau bồi dưỡng. 18 10 8 7 2.91 4

N = 43 3.05

(Nguồn: Câu hỏi số 13, phụ lục 01)

Nhận xét: Bảng 2.15 tổng hợp kết quả khảo sát CBQL về công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên dạy học vận dụng mơ hình lớp học thông minh đạt mức khá, điểm TB: 3.05.

Qua đó, cơng tác bồi dưỡng thường xuyên, phương pháp giảng dạy, về văn hố, tin học, ngoại ngữ,… Như vậy, cơng tác bồi dưỡng chưa được trú trọng. Do vậy, để vận dụng mơ hình THTM hiệu quả thì chủ thể quản lý cần có biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV hợp khoa học nhằm

nâng cao chất lượng đội ngũ này. Đây là đội ngũ quyết định đến việc vận dụng thành cơng hay khơng thành cơng mơ hình THTM.

2.4.4. Quản trị hoạt động học tập của học sinh theo mơ hình THTM

Tác giả tổ chức lấy ý kiến của CBQL, GV về quản lý hoạt động học tập của HS theo mơ hình THTM thơng qua phiếu điều tra. Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.17. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động học tập của HS theo mơ hình THTM

Nội dung đánh giá Mức độ TB Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu

1. Chỉ đạo GV quan tâm HS có động

cơ, thái độ học tập đúng đắn 25 10 4 2 3.41 1 2. Chỉ đạo GV Trang bị cho HS các kỹ

năng, phương pháp học tập tích cực theo mơ hình THTM.

22 11 6 4 3.19 2

3. Triển khai và phổ biến đến HS nội

quy học tập, quy định về LHTM. 20 12 7 4 3.12 3 4. Bồi dưỡng cho HS kỹ năng sử dụng

phương tiện học tập hiện đại 16 8 10 9 2.72 5 5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động học

tập của HS. 17 10 8 8 2.84 4

N = 43 33.06

(Nguồn: Câu hỏi số 14, phụ lục 01)

Nhận xét:

Kết quả bảng 2.17 cho thấy nội dung quản lý hoạt động học tập của HS theo mơ hình THTM chưa được đánh giá cao, điểm TB thực hiện đạt 3.06. Nhà trường chỉ mới quan tâm đến việc chỉ đạo GV quan tâm HS có động cơ, thái độ học tập đúng đắn, riêng nội dung rất quan trọng để Bồi dưỡng cho HS kỹ năng sử dụng phương tiện học tập hiện đại; Trang bị cho HS các kỹ năng, phương pháp học tập tích cực theo mơ hình THTM cần phải tăng cường làm thường xuyên, liên tục và làm thật tốt, có như vậy, mới góp phần làm cho dạy học ngày càng hiệu quả.

2.4.5. Thực trạng quản trị thiết bị, CSVC, phần mềm THTM

Tác giả tổ chức lấy ý kiến của CBQL, GV về quản lý thiết bị, CSVC, phần mềm THTM thông qua phiếu điều tra. Kết quả thu được ở bảng sau:

Bảng 2.18. Đánh giá thực trạng quản lý thiết bị, CSVC, phần mềm theo mơ hình THTM

Nội dung đánh giá Mức độ TB Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu

1. Xây dựng kế hoạch mua sắm thiết bị,

phần mềm của THTM 10 10 5 18 2.28 1

2. Chi đạo xây dựng phịng thí nghiệm, thư

viện điện tử 5 10 15 13 2.16 3

3. Đảm bảo SGK, Tài liệu tham khảo và đồ

dùng dạy học trên lớp 6 9 6 22 1.98 4

4. Rà soát, kiểm tra các thiết bị phục vụ cho

phịng học thơng minh 10 8 9 16 2.28 1

N = 43 2.17

(Nguồn: Câu hỏi số 15, phụ lục 01)

Nhận xét: Bảng 2.18, trong công tác quản lý thiết bị, CSVC, phần mềm theo mơ hình THTM đạt tổng điểm trung bình 2.17, qua đó cơng tác quản lý chỉ đạt mức điểm trung bình.

Nhà trường hiện nay còn gặp khó khăn trong đầu tư mua sắm trang thiết bị, phần mềm phục vụ cho lớp học thông minh, do nguồn ngân sách có hạn, thêm vào đó, việc XHH phải xin được chủ trương của UBND Thành phố mới tiến hành, q trình thực hiện cịn gặp nhiều rào cản do nhận thức của CMHS và cộng đồng địa phương về mơ hình THTM chưa tồn diện, đầy đủ. Bên cạnh đó, đây là cơng việc địi hỏi sự am hiểu của đội ngũ CBQL về các thiết bị CSVC phần mềm THTM. Do đó, để cơng cho cơng tác quản lý thiết bị CSVC phần mềm THTM một cách hiệu quả và khai thác tối đa ứng dụng của các thiết bị này vào trong công tác giảng dạy, quản lý.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị trƣờng THCS Tiền An theo mơ hình trƣờng học thơng minh

Bảng 2.19. Đánh giá của CBQL, GV về các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị trường THCS Tiền An theo mơ hình THTM

Nội dung đánh giá

Mức độ TB Thứ bậc Rất ảnh hƣởng Khá ảnh hƣởng Ảnh hƣởng Không ảnh hƣởng 1. Chủ trương, chính sách, quy định của Ngành giáo dục về xây dựng mơ hình THTM.

30 5 8 0 3.51 4

2. Phẩm chất, trình độ, năng lực

của người Hiệu trưởng. 35 5 3 0 3.74 2

3. Lịng u nghề, trình độ chun mơn, nghiệp vụ của đội ngũ GV,

nhân viên. 35 4 2 2 3.67 3

4. Điều kiện CSVC, thiết bị, công

nghệ dạy học trong nhà trường . 38 4 1 0 3.86 1

5. Hệ thống CNTT. 31 5 5 2 3.51 4

6. Chất lượng giáo dục HS. 27 5 7 4 3.28 7

7. Mối quan hệ giữa CMHS, cộng

đồng xã hội với nhà trường. 28 5 5 5 3.30 6

8. Văn hóa nhà trường. 25 7 6 5 3.21 8

N = 43 3.51

(Nguồn: Câu hỏi số 15, phụ lục 01)

Nhận xét:

Tổng hợp kết quả khảo sát CBQL về các yếu ảnh hưởng đến quản trị trường THCS Tiền An, thành phố Bắc Ninh theo mơ hình THTM, đạt điểm TB: 3.52, mức rất ảnh hưởng. Cho thấy, để vận dụng mơ hình THTM hiệu quả thì chủ thể Hiệu trưởng nhà trường phải quan tâm đến tất cả các yếu tố ảnh hưởng để đưa ra những biện pháp quản lý hợp khoa học như bám sát vào quan điểm, chủ trương và chính sách hỗ trợ xây dựng THTM của thành phố Bắc Ninh, xây dựng đội ngũ CBQL, GV vững vàng về chun mơn, nghiệp vụ, có đủ trình độ để thực hiện giảng dạy theo mơ hình THTM, trang bị hệ thống CNTT, CSVC, thiết bị hiện đại đáp ứng tiêu chí của THTM; phối hợp chặc chẽ với CMHS trong q trình triển khai, xây dựng văn hóa nhà trường

để THTM thực sự trở thành mơi trường học tập hữu ích của thời đại 4.0 và khơng ngừng nâng cao chất lượng HS.

2.6. Đánh giá chung

2.6.1. Thành công

BGH nhà trường đã đổi mới về tư duy trong quản trị nhà trường bằng việc vận dụng mơ hình THTM trong hoạt động dạy học và giáo dục HS.

Bước đầu CBQL, GV đã có hiểu biết cơ bản về mơ hình THTM. Đã nhận thức được vai trị, ý nghĩa và tác dụng của mơ hình THTM trong việc nâng cao hiệu quả dạy học và giáo dục ở nhà trường.

Nhà trường đã cố gắng huy động các nguồn lực sẵn có để trang bị điều kiện CSVC, thiết bị dạy học nhằm đảm bảo sự vận hành của mơ hình THTM. Bên cạnh đó lại có đội ngũ CBQL năng động, nhiệt tình có trình độ quản lý là động lực thúc đẩy việc ứng dụng mơ hình THTM vào dạy học của trường có đội ngũ giáo viên đa số đạt ở mức cơ bản trở lên, việc áp dụng mơ hình THTM trong dạy học đã thực hiện ở nhiều tiết học. Đây là những điểm mạnh của việc áp dụng mơ hình THTM vào dạy học của trường

2.6.2. Tồn tại và nguyên nhân

Thứ nhất: Cán bộ quản lý giáo dục ở nhà trường chưa thật sáng tạo, nhạy bén; một bộ phận giáo viên cao tuổi chưa theo kịp yêu cầu và sự đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn; chưa coi trọng công tác phát triển và áp dụng mơ hình THTM trong quản lý và dạy học.

Thứ hai: GV chưa được bồi dưỡng thường xuyên kiến thức, kỹ năng về mơ hình THTM để vận dụng hiệu quả trong quá trình dạy học ở trên lớp. Công tác bồi dưỡng địi hỏi phải có lộ trình và nguồn kinh phí và các điều kiện hỗ trợ. Do nguồn lực của nhà trường còn hạn chế nên hoạt động này còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Thứ ba: Là tư duy đổi mới của bộ phần CBQL, GV nhà trường còn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị trường THCS tiền an, thành phố bắc ninh theo mô hình trường học thông minh (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)