Thực trạng hoạt động dạy học vận dụng mơ hình THTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị trường THCS tiền an, thành phố bắc ninh theo mô hình trường học thông minh (Trang 60 - 65)

2.3.2.1. Thực trạng chuẩn bị bài giảng của giáo viên theo mơ hình THTM

Tác giả tổ chức lấy ý kiến của CBQL, GV về chuẩn bị bài giảng của giáo viên theo mơ hình THTM của nhà trường thông qua phiếu điều tra. Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.8 sau:

Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL, GV về chuẩn bị bài giảng của giáo viên theo mơ hình THTM mơ hình THTM

Nội dung đánh giá Mức độ TB Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu

1. Đảm bảo soạn bài giảng theo chuẩn

kiến thức, kỹ năng, thái độ. 30 13 0 0 3.70 1 2. Mô tả các mức độ yêu cầu bài học

chuẩn bằng các động từ hành động. 24 13 4 2 3.37 2 3. Xác định nội dung kiến thức tương

ứng với mức độ nhận thức; xác định các năng lực được hình thành của HS.

20 13 5 5 3.12 3

4. Đề xuất các PPDH, HTDH tích cực

phù hợp với mơ hình THTM. 15 13 9 6 2.86 4 5. Xây dựng nội dung KT-ĐG theo mơ

hình THTM. 15 10 8 10 2.70 5

N = 43 3.15

(Nguồn: Câu hỏi số 04, phụ lục 01)

Nhận xét:

Đánh giá việc của CBQL, GV về thực hiện chuẩn bị bài giảng của giáo viên theo mơ hình THTM của nhà trường ở mức khá, đạt điểm TB: 3.15, cụ thể:

Nội dung 1: “Đảm bảo soạn bài giảng theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ”, điểm TB đạt: 3,70 thực hiện Tốt, là nội dung được đánh giá ở mức cao nhất.

Nội dung 2: “Mô tả các mức độ yêu cầu bài học chuẩn bằng các động từ hành động” điểm TB đạt: 3,37 thực hiện Khá, xếp thứ 3.

Nội dung 3: “Xác định nội dung kiến thức tương ứng với mức độ nhận thức; xác định các năng lực được hình thành của HS” điểm TB đạt: 3,12 thực hiện Khá, xếp thứ 3.

Hai nội dung 4 và nội dung 5: “Đề xuất các PPDH, HTDH tích cực phù hợp với mơ hình THTM”; “Xây dựng nội dung KT-ĐG theo mơ hình THTM” đạt điểm TB: 2,86 và 2,70 xếp loại Khá.

Theo chia sẻ của cô N.T.T.H (TTCM nhà trường) cho biết: “Việc triển

trong kế hoạch chiến lược của nhà trường giai đoạn 2019 - 2024. Quá trình thực hiện, nhà trường đã xây dựng lớp học thơng minh, có tổ chức phân cơng giáo viên soạn bài và thực hiện tiến trình dạy học theo quy định. Về yêu cầu soạn giáo án, thay vì sử dụng giáo án thông thường như hiện nay, GV sẽ thiết kế trên phầm mềm giáo án và triển khai thực hiện hoàn toàn bằng phần mềm tương tác như màn hình tương tác; bảng thông minh. Tuy nhiên về cơ bản chương trình mơn học vẫn phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng cần trang bị cho HS, đảm bảo việc biên soạn giáo án theo các bước của tiến trình dạy học. Hiện nay, GV nhà trường chưa làm tốt ở khâu đổi mới PPDH, HTDH theo mơ hình THTM do việc tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GV trong áp dụng mơ hình THTM hiện nay”.

2.3.2.2. Thực trạng thực hiện tiến trình dạy học của giáo viên theo mơ hình THTM

Tác giả tổ chức lấy ý kiến của CBQL, GV về thực hiện tiến trình dạy học theo mơ hình THTM của nhà trường thơng qua phiếu điều tra. Kết quả thu được ở bảng sau:

Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL, GV về tiến trình dạy học của giáo viên theo mơ hình THTM của giáo viên theo mơ hình THTM

Nội dung đánh giá Tốt Khá Mức độ TB Yếu TB Thứ bậc

1. Bước 1: Khởi động. 25 13 4 1 3.44 1

2. Bước 2: Hoạt động hình thành kiến thức

26 10 4 3 3.37 2

3. Bước 3: Trao đổi, thảo luận. 23 13 5 2 3.33 3

4. Bước 4: Hoạt động luyện tập 20 13 5 5 3.12 5

5. Bước 5: Hoạt động vận dụng 21 10 9 3 3.14 4

N = 43 3.28

(Nguồn: Câu hỏi số 05, phụ lục 01)

Nhận xét:

Kết quả khảo sát CBQL và GV về thực trạng thực hiện tiến trình dạy học của giáo viên theo mơ hình THTM, tác giả đã đề xuất 5 bước để GV thực hiện bài học, kết quả đánh giá thực hiện ở mức khá, điểm TB: 3,28.

Trong đó, nội dung: “Bước 1: Khởi động: Giúp HS huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm liên quan đến bài học mới” và “Bước 2: Hoạt động hình thành kiến thức: giúp HS tìm hiểu nội dung kiến thức của chủ đề, rèn luyện năng lực cảm nhận, cung cấp cho HS cơ sở khoa học của những kiến thức được đề cập đến trong chủ đề” được đánh giá thực hiện tốt nhất, điểm TB lần lượt là 3,44 và 3,37.

Các nội dung còn lại được đánh giá ở mức điểm TB từ 3,14 - 3,33 điểm. Trao đổi về vấn đề này cô T.H.N cho biết thêm: “Là một giáo viên được tiếp cận với mơ hình lớp học thơng minh, tơi nhận thấy việc tổ chức giờ dạy trên lớp của GV về cơ bản theo tiến trình dạy học thơng thường, tuy nhiên, điểm khác biệt trong tiết dạy ở lớp học thơng minh là thay vì GV thuyết giảng – HS lắng nghe, ghi chép thì vai trị của HS chủ động, tích cực hơn. HS tham gia vào tất cả các bước và GV đóng vai trị là người hướng dẫn, điều khiển. Đặc biệt cho phép HS tham gia vào hoạt động nhóm mở, được tiếp cận với điều kiện CNTT hỗ trợ, chủ động tìm kiếm những vấn đề mà giáo viên đưa ra. Việc dạy học lúc này giữa GV và HS là một buổi nói chuyện, trao đổi thông tin, và cùng nhau giải quyết vấn đề của bài học”.

2.3.2.2. Thực trạng thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và hình thức dạy học của giáo viên theo mơ hình THTM

Tác giả tổ chức lấy ý kiến của CBQL, GV về sử dụng PPDH và HTHD theo mơ hình THTM của nhà trường thông qua phiếu điều tra. Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL, GV về sử dụng PPDH và HTHD theo mơ hình THTM

Nội dung đánh giá Mức độ TB Thứ bậc RTX TX TT K.TH

* Phƣơng pháp dạy học

1. Phương pháp nêu vấn đề. 24 10 3 6 3.21 6

2. Phương pháp thuyết trình. 24 10 3 6 3.21 6

3. Phương pháp tình huống. 28 7 3 5 3.35 5

4. Phương pháp thảo luận. 32 3 3 5 3.44 3

5. Phương pháp trực quan. 34 4 3 2 3.63 2

6. Phương pháp công não. 32 8 2 1 3.65 1

7. Phương pháp luyện tập. 30 5 5 3 3.44 3 Điểm TB 3.42 * Hình thức dạy học 8. Phân nhóm 30 10 3 0 1 43 9. Cá nhân 22 10 8 3 4 43 10. Tập trung 28 12 2 1 2 43 11. Trực tuyến 22 13 5 3 3 43 Điểm TB 3.41

(Nguồn: Câu hỏi số 06, phụ lục 01)

Nhận xét:

Đánh giá của CBQL, GV nhà trường về việc sử dụng PPDH và HTHD theo mơ hình THTM trong hoạt động dạy học ở mức thực hiện thường xuyên, điểm TB: 3,42 và 3,41. Trong đó các PPDH đặc trưng của mơ hình THTM được sử dụng thường xuyên như: Phương pháp công não; Phương pháp thảo luận; Phương pháp luyện tập. Các hình thức dạy học theo mơ hình THTM chủ yếu là hình thức dạy học nhóm.

Như vậy, hoạt động dạy học vận dụng mơ hình THTM chưa thực hiện tốt do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Thứ nhất là về đội ngũ CBQL và GV chưa được đào tạo bồi dưỡng một cách nghiêm túc bài bản về mơ hình THTM, thứ hai về việc đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất phục vụ, thứ ba về ý thức hệ việc cần thiết cũng nhưng tính tất yếu áp dụng mơ hình THTM ở một số GV còn ngại. Do vậy, chủ thể quản lý cần phải đồng bộ từ công tác đào tạo bồi dưỡng, tăng cường đầu tư CSVC, và nâng cao nhận thức ý thức hiện đội ngũ GV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị trường THCS tiền an, thành phố bắc ninh theo mô hình trường học thông minh (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)