Đặc điểm tâm, sinh lý học sinh trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị trường THCS tiền an, thành phố bắc ninh theo mô hình trường học thông minh (Trang 29)

Lứa tuổi học sinh THCS bao gồm những em có độ tuổi từ 11-15 tuổi. Đó là những em đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 ở trường THCS. Lứa tuổi này còn gọi là lứa tuổi thiếu niên và nó có một vị trí đặc biệt trong q trình phát triển của trẻ em. Sự phát triển tâm sinh lý học ở lứa tuổi này được thể hiện ở những đặc điểm sau:

Thứ nhất: Đây là thời kì quá độ từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành, thời kì trẻ ở “ ngã ba đường” của sự phát triển. Trong đó có rất nhiều khả năng, nhiều phương án, nhiều con đường để mỗi trẻ em có thể hồn thiện nhân cách trở thành một cơng dân. Trong thời kì này, nếu sự phát triển được định hướng đúng, được tạo thuận lợi thì trẻ em sẽ trở thành cá nhân thành đạt, công dân tốt. Ngược lại, nếu không được định hướng đúng, bị tác động bởi các yếu tố tiêu cực thì sẽ xuất hiện hàng loạt nguy cơ dẫn trẻ đến bên bờ của sự phát triển lệch lạc của nhận thức, thái độ, hành vi và nhân cách.

Thứ hai: Thời kì mà tính tích cực của trẻ em được phát triển mạnh mẽ, thiết lập các quan hệ bình đẳng với người lớn và bạn ngang hàng trong việc lĩnh hội và giá trị xã hội.

Thứ ba: Trong suốt thời kì tuổi thiếu niên đều diễn ra sự hình thành cấu trúc mới về thể chất, sinh lí, về hoạt động, tương tác xã hội và tâm lí, nhân cách, xuất hiện những yếu tố mới của sợ trưởng thành.

Thứ tư: Tuổi thiến niên là giai đoạn hình thành phức tạp hay cịn gọi là thời kì”quá độ”, tuổi khủng hoảng.

Sự phát triển trí tuệ của học sinh THCS: Học sinh THCS có khả năng phân tích, tổng hợp phức tạp hơn khi tri giác các sự vật, hiện tượng. HS THCS có nhiều tiến bộ trong việc ghi nhớ tài liệu trừu tượng, từ ngữ, các em biết sử dụng những phương pháp đặc biệt để ghi nhớ và nhớ lại. Tốc độ ghi nhớ và khối lượng tài liệu được ghi nhớ tăng lên. Ở giai đoạn này ghi nhớ máy móc ngày càng nhường chỗ cho ghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa. Hoạt động tư duy của học sinh THCS cũng có những biến đổi cơ bản, ngồi tư duy trực quan-hình tượng các em phát triển tư duy trừu tượng.

Hoạt động giao tiếp của học sinh THCS với bạn bè: Các em nhận thức được các hành vi của người khác và bản thân mình, từ đó các em phát triển một số kỹ năng như: kỹ năng so sánh, khái quát hành vi của bản thân và của bạn, làm phong phú thêm những biểu tượng về nhân cách của bạn và của bản thân.

Sự hình thành tự ý thức của học sinh THCS: Các em học sinh bắt đầu xuất hiện sự quan tâm đến bản thân, đến những phẩm chất nhân cách của mình, các em có biểu hiện nhu cầu tự đánh giá, nhu cầu so sánh mình với người khác. Các em bắt đầu xem xét mình, vạch cho mình một nhân cách tương lai, muốn hiểu biết mặt mạnh, mặt yếu trong nhân các của mình. Sự bắt đầu hình thành và phát triển tự ý thức đã gây nhiều ấn tượng sâu sắc đến toàn bộ đời sống tâm lý của lứa tuổi này, đến hoạt động học tập, đến sự hình thành quan hệ qua lại với mọi người.

Như vậy, có thể nói trong những giai đoạn phát triển của con người, lứa tuổi thiếu niên có một vị trí và ý nghĩa vơ cùng quan trọng, ở lứa tuổi này các em có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, và cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này. Vì vậy là một nhà giáo dục hơn ai hết chúng ta cần phải hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi THCS, từ đó ta có cách đối xử đúng đắn và giáo dục để các em học sinh có một nhân cách tồn diện.

1.4. Đặc điểm mơ hình trƣờng học thơng minh

1.4.1. Tiêu chí của trường học thơng minh

Trường học thơng minh là mơ hình trường học thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ của mọi mặt của đời sống xã hội và đáp ứng những yêu cầu đào tạo công dân thông minh để xây dựng quốc gia thông minh, khởi nghiệp. Trường học thơng minh là mơ hình hoạt động trên nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ trong việc quản lí, điều hành tổ chức các hoạt động giáo dục, đồng thời xây dựng môi trường tương tác trên không gian mạng giữa nhà trường- gia đình- xã hội. Các hạng mục của trường học thông minh bao gồm hạ tầng cơng nghệ thơng tin, phịng học tiên tiến được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại như bảng tương tác, máy tính nối mạng, máy chiếu, máy tính bảng, thiết bị thực hành thí nghiệm, các phòng chức năng như phòng tin học, ngoại ngữ, phòng thi trắc nghiệm, phòng thư viện, phòng học theo phương pháp Stem. Toàn bộ các thiết bị trên được kết nối thông qua hệ thống phần mềm quản lí và phần mềm giảng dạy. Việc ứng dụng các phần mềm quản lí giúp cho ban giám hiệu nhà trường có thể quản lí hiệu quả, kiểm tra chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh dựa trên nền tảng các ứng dụng của cơng nghệ hiện đại, ngồi ra cịn có thể hỗ trợ tích cực giáo viên, học sinh tiếp cận và sử dụng tối ưu các nguồn lực, cơng nghệ thơng minh. Giáo viên có thể ứng dụng đa dạng các phần mềm, các thiết bị công nghệ thơng minh trong dạy học, giáo viên có thể quản lí được năng lực, q trình học tập của từng học sinh trong lớp. Học sinh tự tiếp cận với các tài liệu, tài nguyên học tập và có cơ hội học tập mở rộng.

* Các tiêu chí của lớp học thông minh

“Lớp học thơng minh” là giải pháp tích hợp đầy đủ các cơng cụ dạy và

học có được từ việc kết nối các thiết bị như máy vi tính, màn hình tương tác, bục giảng thông minh, hệ thống âm thanh, máy chiếu vật thể…máy tính được

tích hợp đầy đủ dữ liệu cần thiết như: phần mềm quản lý, phần mềm hỗ trợ BGH quản lý hoạt động dạy và học, phần mềm giúp cho giáo viên thực hiện tổ chức tổ chức tồn bộ q trình dạy và học trong một giờ dạy, các thiết bị tích hợp trong phịng học sách giáo khoa điện tử, giáo trình điện tử bộ môn theo đúng sách giáo khoa chuẩn của Bộ GD&ĐT.

Tiêu chí 1: Lớp học phải có hệ thống internet băng thơng rộng (hoặc hệ

thống internet cáp quang FTTH), có tốc độ đường truyền đảm bảo tốt, phủ được sóng wifi tồn trường và có đường truyền internet dự phịng.

Tiêu chí 2: Lớp học có các thiết bị cơng nghệ thơng, truyền thơng, điện

tử phục vụ công tác giảng dạy và học tập như: bục giảng thông minh- trung tâm điều khiển lớp học bao gồm âm thanh, ánh sáng, máy chiếu Projecto, máy chiếu vật thể, máy tính…; bảng tương tác thơng minh hoặc màn hình LCD; bàn học sinh thông minh và các thiết bị hỗ trợ khác phục vụ cơng tác dạy và học.

Tiêu chí 3: Có nguồn tài nguyên bài giảng, bài giảng điện tử, bài giảng

e-learning phục vụ giảng dạy cho giáo viên.

Có các thiết bị dạy học khác đáp ứng được yêu cầu của phòng học linh hoạt, đa chiều, thân thiện (như: bảng, tranh ảnh xung quanh lớp học; bàn ghế đa năng; dụng cụ phục vụ cho giáo viên và học sinh; …).

Tiêu chí 4: Có hệ thống phần mềm quản lý học tập phục vụ cho hoạt

động tương tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh, với bài giảng …(phần mềm được cài đặt cho máy chủ của giáo viên và các máy tính bảng HS riêng biệt theo từng lớp học).

Tiêu chí 5: Phấn đấu trang bị thiết bị học tập cho học sinh (máy tính

bảng cá nhân) tối thiểu phục vụ được từng nhóm học tập của học sinh (2HS – 01 máy), tiến tới trang bị đầy đủ cho mỗi học sinh trong lớp 01 máy để tham gia học tập.

* Các tiêu chí của trường học thơng minh

Tiêu chí 1: Có lắp đặt hệ thống internet băng thơng rộng (cáp quang

FTTH) tốc độ đường truyền đảm bảo tốt, phủ sóng wifi tồn trường và có đường tuyền internet dự phịng.

Tiêu chí 2: Có lớp học trong nhà trường đạt tiêu chí là “Lớp học

thơng minh”.

Tiêu chí 3: Có hệ thống camera giám sát tại các lớp học, một số điểm

cần thiết trong trường như: sân tường, cổng trường, khu TDTT, bếp ăn...

Tiêu chí 4: Quản lý nhà trường theo mơ hình hiện đại, ứng dụng các

phần mềm quản lý trực tuyến trong công tác điều hành nhà trường, phát huy tốt các chức năng Trang TTĐT của nhà trường.

Tiêu chí 5: Giáo viên đạt trình độ chuẩn theo quy định, ứng dụng được

công nghệ thông tin vào giảng dạy có hiệu quả. Điều khiển tốt các thiết bị phịng học thơng minh, đặt cơng nghệ thơng tin đóng vai trị quyết định trong hoạt động giảng dạy và học tập.

1.4.2. Mục tiêu giáo dục theo mơ hình trường học thơng minh

Trường học thơng minh hướng tới tính linh hoạt, thích ứng, hiện đại và phát triển liên tục- cân bằng động với sự phát triển của cơng nghệ. THTM có sự hội tụ của các yếu tố: Sư phạm thông minh, học tập thông minh và môi trường giáo dục thông minh. Ứng dụng CNTT và truyền thông, các thiết bị công nghệ thông tin sâu rộng và thấm đẫm trong các hoạt động của nhà trường làm tăng tương tác, mở rộng kết nối, nâng cao chất lượng dạy và học, tăng hiệu quả quản lý nhà trường.

Học sinh sẽ phát triển toàn diện hơn về cả kiến thức và kỹ năng. Học sinh bắt buộc phải sử dụng các công nghệ đa phương tiện để học tập, học sinh tự tiếp cận các tài liệu, tài nguyên học tập và tự học.

Tích cực hóa học sinh phát triển nhận thức, quan tâm rèn luyện, phát triển các năng lực: năng lực tự quản, năng lực hợp tác, năng lực quản lý, năng lực giải quyết các vấn đề có tính phức hợp, gắn liền với tình huống thực tế cuộc sống.

Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các lực lượng xã hội, giữa nhà trường với GV, giữa GV với HS, với CMHS.

1.4.3. Nội dung giáo dục vận dụng theo mơ hình THTM

Trên cơ sở mục tiêu, nội dung dạy học và đối tượng học sinh, linh hoạt sử dụng và kết hợp các hình thức tổ chức dạy học phù hợp, sử dụng hiệu quả CNTT nhằm hướng dẫn học sinh học tập thông qua các hoạt động:

Hoạt động khởi động: Học sinh nhớ lại các kiến thức đã học, vận dụng linh hoạt kiến thức, những kinh nghiệm, kỹ năng liên quan đến bài học mới. Trong hoạt động này GV nêu các câu hỏi gợi mở hoặc yêu cầu HS đưa ra các ý kiến nhận xét về các vấn đề liên quan đến nội dung kiến thức trong chủ đề. GV cần hướng dẫn tiến trình hoạt động của HS thơng qua các hoạt động cá nhân hoặc nhóm, các hoạt động này vừa giúp các em học sinh huy động, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân vừa xây dựng được ý thức hợp tác, tinh thần học tập lẫn nhau trong HS.

Hoạt động hình thành kiến thức: Học sinh hiểu nội dung, kiến thức của chủ đề. Trong hoạt động này học sinh tích cực, chủ động nắm kiến thức thơng qua các hình thức học tập như: cá nhân, nhóm, cả lớp trong mối quan hệ tương tác giữa GV-HS, HS-HS. Trong hoạt động này GV cần nêu nhiệm vụ cụ thể và hướng dẫn học sinh hoạt động theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ, đến khi kết thúc hoạt động này HS phải trình bày được kết quả thảo luận trước GV.

Hoạt động luyện tập: Trong hoạt động này học sinh vận dụng được kiến thức vừa học vào giải quyết các tình huống cụ thể. Qua đó GV đánh giá được mức độ nắm kiến thức của HS đến mức độ nào.

Hoạt động vận dụng kiến thức: Hoạt động này tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học vào cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và xã hội.

Hoạt động tìm tịi, mở rộng: Hoạt động này khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức, giúp học sinh hiểu rằng ngoài kiến thức đã học trong nhà trường còn rất nhiều điều cần học sinh phải tìm tịi, khám

phá. Trong hoạt động này, người GV phải hướng dẫn được các em HS biết cách tìm nguồn tài liệu mở.

Hoạt động trải nghiệm vận dụng mơ hình THTM

Qua hoạt động này học sinh được hình thành các kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tìm tịi mở rộng kiến thức, học sinh được hoạt động trải nghiệm sáng tạo:

+ Trải nghiệm nhận thức, học sinh được thiết kế theo chủ đề môn học hay liên môn.

+ Trải nghiệm xã hội: Học sinh nắm được các kiến thức theo chủ đề liên quan đến các vấn đề xã hội như: Dân số, mơi trường, phịng chống các tệ nạn xã hội, luật an toàn giao thơng, tìm hiểu về giới tính, tìm hiểu về tác hại của thuốc lá…

+ Trải nghiệm tình cảm: Được thiết kế theo chủ đề văn hóa, nghệ thuật địi hỏi học sinh phải thể hiện tình cảm của mình theo các vấn đề đã nêu.

+ Trải nghiệm mô phỏng: Được thiết kế theo các chủ đề ứng dụng cơng nghệ thơng tin và trị chơi.

1.4.4. Bồi dưỡng giáo viên vận dụng mơ hình THTM

Đội ngũ GV là nhân tố quyết định đến sự thành cơng khi vận dụng mơ hình THTM. Vì vậy, cần bồi dưỡng giáo viên ở một số nội dung như sau:

- Bồi dưỡng năng lực sử dụng các phương tiện cơng nghệ phục vụ q trình dạy học.

- Bồi dưỡng hình thức dạy học kết hợp hình thức học tập trên lớp với hình thức học hợp tác qua mạng máy tính và tự học.

- Bồi dưỡng năng lực chun mơn nghiệp vụ cho GV các hình thức đào tạo tiên tiến, mơ hình trực tuyến.

- Bồi dưỡng năng lực NCKH của GV bằng cách đẩy mạnh công tác NCKH, bồi dưỡng GV theo hướng nghiên cứu.

1.4.5. Thiết bị CSVC - thiết bị phục vụ cho vận dụng mơ hình THTM

Lớp học trang bị công nghệ tương tác thông minh, người học đóng vai trị trung tâm theo đúng nghĩa, giáo viên chỉ là người trợ giúp và hướng dẫn. Học sinh chủ động tham gia vào các bài học, các em có thể tự điều khiển bảng điện tử làm bài tập thực hành, tự kiểm tra kết quả và khả năng ngơn ngữ của mình hoặc chơi các trị chơi để được hiệu quả cao nhất cho mỗi bài học. Do vậy, cần trang bị thiết bị cho lớp học và phòng chức năng tối ưu như sau:

* Lớp học tối ưu

- Bàn - ghế - tủ: Được thiết kế riêng cho học sinh

- Bảng trượt linh hoạt: Bảng trượt giúp học sinh và thầy cơ có thể dễ dàng thay đổi độ cao, nhằm giúp học sinh dễ dàng quan sát bài học.

- Hệ thống phụ trợ hiện đại: Mỗi một lớp học đều bao gồm hệ thống máy tính, wifi, máy chiếu, loa trong lớp học, điều hoà, bảng phụ trợ, quạt, đèn và ánh sáng tự nhiên giúp các học sinh sáng tạo trang trí, làm chủ các bài học và lớp học của mình.

* Phịng chức năng tối ưu

- Phòng Thư viện thân thiện: Với hàng ngàn đầu sách, truyện hay. - Sân cỏ sáng tạo: Là một sân cỏ có mái che, nằm ở giữa trường

- Phịng máy tính hiện đại: các em được tiếp cận với máy tính, cơng nghệ thơng tin.

- Phịng khoa học bận rộn: học sinh các trải nghiệm và thực hành bài học, khám phá kiến thức.

- Phòng nghệ thuật cảm hứng: được trang bị các dụng cụ âm nhạc để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị trường THCS tiền an, thành phố bắc ninh theo mô hình trường học thông minh (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)