Công tác quy hoạch đội ngũ cố vấn học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ cố vấn học tập tại trường cao đẳng y tế phú thọ (Trang 56 - 58)

9. Cấu trúc luận văn

2.5. Thực trạng quản lý đội ngũ cố vấn học tập tại trường Cao đẳng Y

2.5.1. Công tác quy hoạch đội ngũ cố vấn học tập

Công tác quy hoạch đội ngũ CVHT giúp cho người quản lý và cơ quan quản lý biết được số lượng, cơ cấu tuổi, trình độ, cơ cấu chuyên môn, cơ cấu giới… của đội ngũ làm công tác CVHT. Trên cơ sở đó, người quản lý lập kế hoạch cho sự cân đối trong tương lai bằng cách so sánh số lượng CVHT cần thiết với số lượng CVHT hiện có, phân tích độ tuổi, trình độ, năng lực, khả năng làm việc, thời gian công tác của từng người trong đội ngũ để ấn định số lượng cần thiết đưa vào quy hoạch. Để khảo sát “thực trạng công tác quy hoạch”, người nghiên cứu đưa ra 6 nội dung cơ bản và tiến hành khảo sát trên 2 nhóm đối tượng là CBQL và CVHT. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.10:

Bảng 2.10. Thực trạng công tác quy hoạch đội ngũ CVHT

STT Nội dung khảo sát

Kết quả đánh giá CBQL CVHT TB Xếp hạng TB Xếp hạng

1 Xác định đúng về mục tiêu phát triển đội

ngũ CVHT 4,10 2 4,0 1 2 Xây dựng được kế hoạch phát triển đội

ngũ CVHT có tính khả thi 3,80 4 3,60 4 3 Dự kiến được các nguồn lực thực hiện

quy hoạch đội ngũ CVHT 3,30 6 3,20 6 4 Có dự báo về nhu cầu CVHT mỗi năm học 3,40 5 3,30 5 5 Bổ nhiệm đủ số lượng CVHT cho sinh viên 3,90 3 3,80 2 6 Đảm bảo yêu cầu về chất lượng đội ngũ CVHT 4,40 1 3,70 3

Theo kết quả khảo sát bảng 2.10, chúng tôi nhận thấy CBQL và CVHT đánh giá nội dung này ở mức độ khá, điểm trung bình chung đạt 3,82 và 3,60. Tuy nhiên, ĐTB không đồng đều ở các nội dung, phổ điểm trải dài từ mức Trung bình đến Tốt

(ĐTB: từ 3,3 đến 4,4) ở CBQL và (3,2 -4,0) ở CVHT. Có thể dễ dàng nhận thấy, CVHT đánh giá thấp hơn so với CBQL ở tất cả các tiêu chí.

Việc “Xác định đúng mục tiêu phát triển đội ngũ CVHT” có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của nhà trường với mức độ thực hiện là Khá (ĐTB: 4,1 và 4,0). Tuy nhiên trong kế hoạch chiến lược của nhà trường và các khoa/bộ môn lại chưa đề cập đến việc xây dựng được kế hoạch phát triển đội ngũ CVHT có tính khả

thi hoặc nếu có thì cũng rất sơ sài mang tính chất chung chung cùng với kế hoạch về nhân sự của đơn vị. Điều này khá chính xác với kết quả điều tra về mức độ đánh giá (ĐTB: 3,8 và 3,2). Xác định đúng mục tiêu và xây dựng được kế hoạch phát triển đội ngũ về CVHT sẽ giúp các đơn vị trong nhà trường có cái nhìn đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng cũng như những ảnh hưởng, thành quả mà đội ngũ này mang đến cho sinh viên.

Về công tác “Dự kiến được các nguồn lực thực hiện quy hoạch đội ngũ

CVHT” cũng chỉ thực hiện ở mức độ Trung bình (ĐTB: 3,3 và 3,2). Hiện nay, đội

ngũ nhân sự ở các khoa/bộ môn là khá ổn định cho nên việc dự kiến, dự báo các nguồn lực để quy hoạch là khá thuận lợi. Tuy nhiên hoạt động này lại không được thực hiện thường xuyên. Nhà trường mới chỉ chú trọng quan tâm đến hoạt động của đội ngũ CVHT mà chưa chú ý tới đội ngũ những người tham gia làm công tác CVHT. Theo ý kiến p h ỏ n g v ấ n s â u của CBQL thì “tư vấn SV khơng phải là

công việc của riêng người cố vấn, tất cả giảng viên, khi SV có thắc mắc, có nhu cầu trao đổi đều phải có trách nhiệm lắng nghe và giải đáp. Có như thế cơng tác tư vấn mới đồng bộ, thống nhất. Trách nhiệm và uy tín của người giảng viên mới được nâng cao”. Do đó, nhà trường cần tập trung bồi dưỡng năng lực và phẩm

chất tư vấn, cố vấn không chỉ cho các CVHT đương nhiệm mà nên triển khai rộng rãi đối với toàn bộ cán bộ, giảng viên trong nhà trường.

CVHT được phân công phụ trách theo lớp sinh viên, không quá 50 sinh viên/lớp. (CVHT có thể phụ trách từ 1 – 2 lớp). Đồng thời, mỗi khoa/bộ môn

cũng có sự khác nhau về số lượng những giảng viên tham gia làm công tác CVHT cho SV. Tiêu chí Bổ nhiệm đủ số lượng CVHT cho SV chỉ được đánh giá ở mức độ khá.

Công tác quy hoạch để Đảm bảo yêu cầu về chất lượng đội ngũ CVHT được đánh giá ở mức độ Tốt đối với CBQL (ĐTB: 4,40) và mức độ Khá đối với

CVHT (ĐTB: 3,70).

Lợi ích từ việc chuyển đổi hình thức đào tạo từ niên chế sang HCTC là không thể phủ nhận. Việc phân công người giảng viên làm công tác CVHT đối với sự thành công của SV trong học tập và lựa chọn nghề nghiệp là rất lớn. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua công tác quy hoạch đội ngũ CVHT nhà trường đã thực hiện nhưng chưa thực sự sâu sát. Theo ý kiến phỏng vấn sâu: “nhà trường chưa có quy

định cụ thể nên việc đầu tư cho đội ngũ CVHT vẫn còn gặp hạn chế”. Nhà trường

chưa chủ động trong công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch nhằm quản lý, phát triển đội ngũ này. Từ đó dẫn đến tình trạng, khoa/bộ mơn nào mạnh về nhân sự thì số lượng CVHT đông, ngược lại thì chỉ có một hoặc hai giảng viên phụ trách công tác CVHT cho tồn khoa/bộ mơn. Do đó, rất cần có sự chỉ đạo từ ban giám hiệu nhà trường để công tác quy hoạch đội ngũ cố vấn học tập được thống nhất và đồng bộ ở tất cả các khoa/bộ môn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ cố vấn học tập tại trường cao đẳng y tế phú thọ (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)