Số lượng và cơ cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ cố vấn học tập tại trường cao đẳng y tế phú thọ (Trang 42 - 44)

9. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng đội ngũ CVHT tại trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ

2.3.1. Số lượng và cơ cấu

2.3.2.1. Số lượng

Nhận thức được tầm quan trọng của CVHT, ngay khi chuyển đổi từ chương trình đào tạo niên chế sang HCTC, nhà trường đã ban hành Quy định CVHT tại trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ vào ngày 20 tháng 08 năm 2013. Theo đó, chức danh Giáo viên chủ nhiệm sẽ được thay bằng CVHT. Nói cách khác CVHT chính là người quản lý sinh viên, theo dõi tình hình của lớp sinh viên, là cầu nối giữa gia đình, sinh viên và Nhà trường.

Hiện nay, trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ có 48 CVHT. Để trở thành CVHT, giảng viên cần đáp ứng đủ các yêu cầu:

1. CVHT được phân công phụ trách theo lớp sinh viên, khơng q 50 sinh viên/lớp.

2. Có ít nhất 2 năm tham gia giảng dạy trong ngành đào tạo mà lớp sinh viên theo học, đã tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng về công tác CVHT.

3. CVHT được nhà trường phân cơng vào đầu mỗi khố học và theo suốt cả khóa đào tạo.

4. Hoạt động CVHT chịu sự lãnh đạo chung của Hiệu Trưởng nhà trường và đầu mối phân cơng phụ trách CVHT là phịng cơng tác HSSV.

2.3.2.2. Cơ cấu

Bảng 2.1. Thống kê cơ cấu giới và độ tuổi đội ngũ CVHT

Nội dung Giới Độ tuổi

Nam Nữ Dưới 30 Từ 30 - 40 Trên 40

Số lượng 14 34 4 36 8 Tỷ lệ % 29,17 70,83 8,3 75 16,7

Kết quả thống kê trên bảng 2.1 cho thấy: số lượng CVHT nữ gấp 2,4 lần nam, điều này tương đối hợp lý vì đặc trưng nghề nghiệp giáo viên thường có số lượng nữ giới nhiều hơn nam giới. Xét độ tuổi trung bình của CVHT tương đối trẻ, chủ yếu tập trung ở độ tuổi 30 – 40 tuổi. Đây là độ tuổi lý tưởng để các CVHT có đủ bản lĩnh, kinh nghiệm, trải nghiệm trong ngành, sự sáng tạo, dễ tiếp thu kiến thức mới. Bên cạnh đó, lựa chọn những cố vấn học tập là giảng viên trẻ tuổi có ưu thế nhiệt tình, thành thạo sử dụng mạng và có thời gian: “Cán bộ trẻ thường có thời

gian”, “Cán bộ trẻ mới ra trường, vừa trải qua thời kỳ sinh viên nên có thể hiểu sinh viên rõ hơn, hiểu phong cách dạy của các thầy cơ mà mình đã được học”, “Đào tạo theo hệ thống tín chỉ cần phải am hiểu về mạng công nghệ thông tin” hay “giảng viên trẻ thường khơng để ý nhiều đến vấn đề thù lao”(trích biên bản Phỏng vấn sâu). Ngồi ra, số lượng CVHT có độ tuổi trên 40 chiếm 16,7%, ở độ tuổi này,

các CVHT sẽ có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, chương trình giáo dục, nắm rõ điều kiện tiên quyết của các môn học… thực sự là những người bạn đồng hành đắc lực của SV trong quá trình học tập.

* Cơ cấu theo thâm niên công tác trong ngành giáo dục

Theo số liệu điều tra thực tế tại trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ, thâm niên công tác trong ngành giáo dục của đội ngũ CVHT thành được trình bày trên bảng sau:

Bảng 2.2. Thống kê thâm niên công tác của đội ngũ CVHT

Số năm công tác Số lượng Tỷ lệ (%)

Dưới 5 năm 10 20,83

Từ 6 đến 15 năm 34 70,83

Trên 15 năm 4 8,34

Từ bảng số liệu trên, ta có thể nhận thấy: Tỷ lệ CVHT có thâm niên giảng dạy từ 6 tới 15 năm chiếm cao nhất (70,83%), gấp 3,5 lần tỷ lệ thâm niên dưới 5 năm và gấp tới 8,5 lần tỷ lệ thâm niên trên 15 năm. Lý giải điều này, ta có thể nhìn vào bảng 2.1: Thống kê độ tuổi đội ngũ CVHT: Chủ yếu CVHT của Trường trong độ tuổi 30 – 40, tương ứng số năm công tác trong khoảng từ 6 – 15 năm. Đây chính là thuận lợi của đội ngũ CVHT đối với quá trình đào tạo, quản lý của Nhà trường

Tỷ lệ giảng viên làm CVHT có kinh nghiệm giảng dạy dưới 5 năm của nhà trường không cao (20,83%), đứng vị trí số 2, bao gồm các CVHT tuổi đời trẻ (dưới 30 tuổi) và các CVHT trong độ tuổi cao hơn nhưng giảng dạy sau khi chuyển ngành (trước công tác tại cơ quan khác).

Số lượng CVHT có thâm niên trên 15 năm khá thấp, thường rơi vào một số khoa/bộ mơn có cơ cấu đội ngũ giảng viên trẻ khơng nhiều, chủ yếu là các thầy, cô lớn tuổi. Do vậy cũng ảnh hưởng nhất định tới cơ cấu thâm niên công tác của đội ngũ CVHT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ cố vấn học tập tại trường cao đẳng y tế phú thọ (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)