Biện pháp 4: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thực hiện nhiệm vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ cố vấn học tập tại trường cao đẳng y tế phú thọ (Trang 79 - 81)

9. Cấu trúc luận văn

3.3. Biện pháp quản lý đội ngũ CVHT tại trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ

3.3.4. Biện pháp 4: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thực hiện nhiệm vụ

mỗi cá nhân và kế hoạch của nhà trường

Cơng tác phân cơng, bố trí đội ngũ giảng viên làm cơng tác CVHT là cơng việc rất khó khăn và mang tính nhạy cảm cao, địi hỏi mỗi khoa/bộ mơn phải hết sức khách quan, linh động đồng thời quyết đốn, có như vậy mới phát huy được hiệu quả làm việc của từng cá nhân trong đội ngũ. Để việc phân cơng, bố trí đội ngũ CVHT được tốt khoa/bộ mơn cần thực hiện những việc sau:

- Ưu tiên phân cơng CVHT có chun mơn phù hợp với ngành đào tạo, vừa sức, đồng đều.

- Ngồi việc phân cơng, bố trí sử dụng đội ngũ CVHT xuất phát từ yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục, đảm bảo đúng chuyên ngành thì người quản lý cần chú ý đến hồn cảnh, nguyện vọng, điều kiện, năng lực, độ tuổi của giảng viên tham gia làm công tác CVHT để phân cơng hợp lý hơn.

- Việc bố trí CVHT phải đặt quyền lợi của SV lên trên hết; bố trí CVHT nên theo suốt tồn khóa học (liên tục trong 3 năm), như vậy sẽ có thuận lợi cho giảng viên và SV cũng như nhà trường trong việc quản lý, giáo dục SV, giúp cho CVHT nắm vững SV về mọi mặt.

- Khi phân công CVHT cần căn cứ vào đặc điểm của từng lớp chuyên ngành, cần chú ý tới tính phù hợp giữa CVHT với đối tượng SV nhằm phát huy tốt nhất hiệu quả công tác CVHT.

- Phân công, sử dụng hợp lý đội ngũ CVHT hiện có trên cơ sở điều tra, đánh giá thực trạng đội ngũ CVHT về phẩm chất và năng lực nghiệp vụ để từ đó dựa trên u cầu cơng việc để bố trí, sử dụng nhằm phát huy hết tiềm năng, sở trường của từng người, giảm thiểu những hạn chế mà đội ngũ CVHT mang đến.

- Mạnh dạn phân công những giảng viên trẻ nhưng có trình độ chun mơn giỏi, có phẩm chất chính trị vững vàng, có tâm huyết với nghề làm cơng tác cố vấn học tập.

3.3.4. Biện pháp 4: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ CVHT đội ngũ CVHT

3.3.4.1. Mục đích

Quản lý việc thực hiện nhiệm vụ cơng tác CVHT của các khoa/bộ môn, nhà trường là việc làm rất quan trọng nhằm đôn đốc, nhắc nhở, động viên đội ngũ cố

khoa/bộ mơn, nhà trường đã giao phó. Khoa/bộ mơn thực hiện tốt khâu quản lý của mình đối với việc thực hiện nhiệm vụ cơng tác cố vấn học tập của đội ngũ cố vấn học tập sẽ là yếu tố mang tính quyết định để nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục đào tạo của mình.

3.3.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Quản lý việc xây dựng kế hoạch công tác của đội ngũ cố vấn học tập

Việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch CVHT là chức năng của người CVHT. Đối với CVHT việc lập kế hoạch mang tính khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện của SV có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả tư vấn, cố vấn cho SV. Do vậy, khoa/bộ môn và nhà trường cần có kế hoạch quản lý tốt khâu xây dựng kế hoạch công tác của đội ngũ CVHT, muốn vậy khoa/bộ môn và nhà trường cần phải triển khai thực hiện các việc sau:

- Ngay từ đầu năm học, tất cả các văn bản, quy chế tổ chức hoạt động của nhà trường, kế hoạch năm học, kế hoạch hoạt động của khoa/bộ mơn và tồn trường, bộ công cụ dành cho cố vấn học tập … phải được khoa/bộ môn và nhà trường cung cấp đầy đủ đến từng cố vấn học tập để trên cơ sở đó cố vấn học tập sẽ lập kế hoạch cố vấn cho sinh viên theo sát nội dung kế hoạch của khoa/bộ môn và nhà trường.

- Khi CVHT tiếp nhận lớp SV, khoa/bộ môn phải cung cấp đầy đủ những thông tin về SV của lớp khóa học đó để CVHT nắm đặc điểm tình hình trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch phù hợp. Đối với những CVHT trẻ còn non kinh nghiệm, mới tham gia làm CVHT, khoa/bộ mơn có thể hỗ trợ việc xây dựng kế hoạch cơng tác với những gợi ý công việc như:

+ Yêu cầu cố vấn học tập lập kế hoạch công tác cố vấn học tập theo mẫu và sử dụng thống nhất trong nhà trường.

Quản lý việc thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cố vấn học tập

Hiệu quả công tác của đội ngũ CVHT được thể hiện qua quá trình tổ chức và thực hiện kế hoạch đã đề ra. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả cao nhất về việc thực hiện kế hoạch tư vấn, CVHT cho SV của đội ngũ CVHT thì mỗi khoa/bộ mơn cần có kế hoạch theo dõi, giám sát chặt chẽ việc triển khai kế hoạch của từng CVHT ở mỗi khóa, hàng tháng CVHT phải báo cáo cụ thể tình hình thực hiện kế hoạch, trên cơ sở đó khoa/bộ mơn có kế hoạch bổ sung, điều chính, bồi dưỡng kịp thời những

Mặt khác, ngoài bộ phận chuyên theo dõi, đôn đốc hoạt động của CVHT (nên thành lập ban CVHT) thì khoa/bộ mơn cũng như nhà trường phải kết hợp thông tin từ nhiều kênh khác nhau như phản hồi của SV, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường để kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch, sẵn sàng hỗ trợ bằng mọi phương diện để giúp CVHT đảm bảo tiến độ kế hoạch chung của khoa/bộ môn và nhà trường.

Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả công tác của đội ngũ CVHT

Căn cứ vào kế hoạch giáo dục, hiệu trưởng nhà trường, khoa/bộ môn phải thường xuyên phân công theo dõi, kiểm tra, đánh giá công tác cố vấn học tập của đội ngũ CVHT một cách công bằng, khách quan để đôn đốc, nhắc nhở, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện kế hoạch cố vấn học tập. Để làm tốt việc này từng khoa/bộ môn và nhà trường phải xây dựng kế hoạch kiểm tra phù hợp với từng thời điểm trong năm học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ cố vấn học tập tại trường cao đẳng y tế phú thọ (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)