Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cố vấn học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ cố vấn học tập tại trường cao đẳng y tế phú thọ (Trang 61 - 62)

9. Cấu trúc luận văn

2.5. Thực trạng quản lý đội ngũ cố vấn học tập tại trường Cao đẳng Y

2.5.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cố vấn học tập

Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CVHT là nhằm nâng cao, hồn thiện trình độ chính trị, chun mơn, nghiệp vụ, có đủ phẩm chất, năng lực giải quyết những vấn đề trong tư vấn đào tạo và quản lý SV theo học chế tín chỉ.

Bảng 2.12. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CVHT

STT Nội dung khảo sát

Kết quả đánh giá

CBQL CVHT

TB Xếp

hạng TB hạng Xếp

1 Mục tiêu đào tạo bồi dưỡng được xác định có

tính thực tiễn 3,90 1 3,60 1

2 Thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội

ngũ CVHT bằng nhiều hình thức 3,10 4 2,80 4 3 Khuyến khích CVHT tự học, tự bồi dưỡng để

nâng cao trình độ 3,60 2 3,40 2 4 Kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo bồi dưỡng 3,40 3 3,00 3

Trung bình 3,50 3,20

Từ kết quả khảo sát bảng 2.12, tác giả nhận thấy công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CVHT của Trường CĐ Y tế Phú Thọ được thực hiện với hiệu quả không cao. ĐTB của CBQL và CVHT được đánh giá thấp: 3,50 và 3,20 tương đương mức độ Trung bình khá.

Nội dung số 1; Mục tiêu đào tạo bồi dưỡng được xác định có tính thực tiễn, mức độ đánh giá là Khá (ĐTB: 3,9 và 3,6). Nhận thức được vai trò và tầm quan

trọng của công tác CVHT trong đào tạo theo HCTC, việc đào tạo và bồi dưỡng cho đội ngũ CVHT về chuyên môn, nghiệp vụ là hết sức cần thiết và quan trọng bởi CVHT là một hoạt động khá phức tạp, đòi hỏi các CVHT phải nắm chắc nhiều quy chế, quy định, các văn bản liên quan… Do đó, việc đào tạo, bồi dưỡng CVHT cũng là nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động CVHT của đội ngũ này và trên hết là nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường cũng như mở ra những cơ hội thành công cho SV.

Về Thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng bằng nhiều hình thức, kết quả đánh giá ở mức độ Trung bình (ĐTB: 2,8 và 3,1). Điều này phản ảnh khá chính

xác hiện trạng đào tạo bồi dưỡng của Trường. Nhà trường chưa có nhiều chương trình tập huấn nghiệp vụ cho CVHT. Do đó, các khoa/bộ mơn phải tự mò mẫm triển khai công tác tư vấn, CVHT trong hoàn cảnh mà CVHT khơng có đủ tài liệu và cịn thiếu về chun mơn, nghiệp vụ.

Về công tác Kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo bồi dưỡng sau mỗi khóa

tập huấn là hết sức cần thiết nhằm tổng kết, đúc rút kinh nghiệm những nội dung đào tạo, bồi dưỡng nào hiệu quả, nội dung đào tạo, bồi dưỡng nào chưa hiệu quả để từ đó tiếp tục có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Qua khảo sát các ý kiến đánh giá, tiêu chí này khơng được nhà trường thực hiện thường xuyên (ĐTB: 3,4 và 3,0). Do thực hiện không thường xuyên nên nhà trường chưa đánh giá được sau khi đào tạo, bồi dưỡng, cố vấn học tập có phát huy được những kiến thức đã bồi dưỡng vào thực tế công tác hay không để nâng cao chất lượng hoạt động của công tác cố vấn học tập.

Về chế độ chính sách Khuyến khích cố vấn học tập tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, cũng được đội ngũ CBQL và CVHT đánh giá ở mức độ khá, ĐTB đạt được là 3,60 và 3,40.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ cố vấn học tập tại trường cao đẳng y tế phú thọ (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)