Đánh giá chung thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ cố vấn học tập tại trường cao đẳng y tế phú thọ (Trang 66 - 70)

9. Cấu trúc luận văn

2.6. Đánh giá chung thực trạng

Qua nghiên cứu thực trạng về công tác quản lý đội ngũ CVHT tại trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ, người nghiên cứu thấy có những ưu điểm và hạn chế như sau:

2.6.1. Những kết quả đạt được

- Nhìn chung đội ngũ CVHT trường CĐ Y tế Phú Thọ có phẩm chất chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng, sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương sáng cho sinh viên noi theo; đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp, xây dựng tập thể sư phạm nhà trường vững mạnh góp phần vào sự nghiệp trồng người.

- Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ đã xác định được mục tiêu phát triển đội ngũ cố vấn học tập, có dự kiến các nguồn lực để thực hiện quy hoạch đội ngũ cố vấn học tập.

- Việc bố trí, sử dụng đội ngũ cố vấn học tập về cơ bản là phù hợp và đúng với trình độ chun mơn. Vì thế đã phát huy và khai thác được khả năng, sở trường của từng cố vấn học tập.

2.6.2. Tồn tại hạn chế

Công tác quy hoạch đội ngũ CVHT ở các khoa/bộ môn trong nhà trường chưa được quan tâm đúng mức và thực hiện thường xuyên.

Công tác tuyển chọn sử dụng đội ngũ CVHT đã được nhà trường, khoa/bộ mơn quan tâm song tính hiệu quả chưa được đánh giá thường xuyên.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa kịp thời dẫn đến chưa đáp ứng được nhu cầu về tư vấn, cố vấn cho sinh viên.

Các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CVHT như đào tạo, bồi dưỡng,… đã được các khoa/bộ môn và nhà trường quan tâm nhưng chưa được tổ chức thường xuyên, chưa có sự đánh giá, tổng kết hoạt động.

Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của đội ngũ CVHT chưa có tiêu chí cụ thể, công tác thi đua, khen thưởng chưa tạo được sức hấp dẫn và hưởng ứng nhiệt tình từ phía đội ngũ CVHT, chưa thực sự thúc đẩy các CVHT nâng cao chất lượng hoạt động CVHT.

Cơng tác thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với đội ngũ cố vấn học tập chưa được nhà trường, các khoa/bộ mơn chú trọng, cịn mang tính hình thức.

2.6.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý đội ngũ CVHT

Từ kết quả khảo sát thực trạng ở trên cho thấy, công tác quản lý đội ngũ CVHT của Trường CĐ Y tế Phú Thọ trong thời gian qua đã đạt được một số thành tựu nhất định đồng thời cũng còn những hạn chế cần phải khắc phục. Để tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng trên, chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý và CVHT tập về những yếu tố tác động đến công tác quản lý đội ngũ CVHT, kết quả thu được ở bảng 2.15 như sau:

Bảng 2.15. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý đội ngũ CVHT

STT Nội dung khảo sát

Kết quả đánh giá CBQL CVHT TB Xếp hạng TB Xếp hạng

1 Sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng ủy và Ban

giám hiệu nhà trường 4,20 2 4,10 2 2 Sự quan tâm, nhận thức của các cấp quản lý,

GV về vai trò của CVHT 4,30 1 4,60 1 3 Quy định về giám sát và kiểm tra, đánh giá

hiệu quả hoạt động CVHT 3,80 6 3,50 5 4 Sự phân công nhiệm cho đội ngũ CVHT và

giáo vụ khoa 4,00 4 4,00 3 5 Chế độ chính sách dành cho đội ngũ CVHT 3,60 7 3,20 8 6 Năng lực chuyên môn nghiệp vụ CVHT của

đội ngũ GV 4,10 3 3,30 6 7 Tiêu chuẩn đánh giá kết quả thực hiện nhiệm

vụ của CVHT 3,90 5 3,70 4 8 Điều kiện học tập và nâng cao chuyên môn của

đội ngũ CVHT 3,60 7 3,30 6

Căn cứ vào kết quả khảo sát tại bảng 2.15 cho thấy, hầu hết các ý kiến đều đánh giá các tiêu chí đưa ra có ảnh hưởng hoặc rất ảnh hưởng đến cơng tác quản lý đội ngũ CVHT nhà trường (ĐTB từ 3,5 đến 4,6 ở CVHT và từ 3,6 đến 4,3 ở CBQL).

Ở vị trí số 1 là nội dung: Sự quan tâm, nhận thức của các cấp quản lý, GV về

vai trò của CVHT với ĐTB ở CBQL là 4,30 và CVHT là 4,60. Điều này cho thấy việc

nhận thức về tầm quan trọng của cơng tác CVHT có vai trị quan trọng, nhận thức tốt vấn đề này sẽ tác động trực tiếp đến hoạt cộng CVHT và quản lý hoạt động CVHT.

Sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng ủy và Ban giám hiệu nhà trường” có ảnh hưởng nhiều đến cơng tác quản lý đội ngũ CVHT (ĐTB: 4,1 và 4,2). Việc quan tâm, chỉ đạo và đưa ra những quyết định quản lý đúng đắn của lãnh đạo nhà trường mang lại nhiều lợi ích cho nhà trường cũng như đội ngũ làm công tác CVHT.

Về tiêu chí: “Sự phân cơng nhiệm vụ cho đội ngũ CVHT và giáo vụ khoa” cũng có ảnh hưởng nhiều đến công tác quản lý đội ngũ CVHT với ĐTB: 4,0 ở cả CBQL và CVHT. Về tiêu chí: “Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ

CVHT” ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả quản lý. CVHT với năng lực chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho SV, số SV bị xử lý học vụ, bị buộc thơi học sẽ giảm. Tích cực hơn, CVHT cịn giúp SV chọn lựa được những môn học phù hợp với sở trường và nhu cầu xã hội, nhờ vậy sẽ có cơ hội nghề nghiệp tốt hơn trong tương lai.

Các tiêu chí: “Tiêu chuẩn đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ CVHT; Quy

định về kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả công tác CVHT”. Kết quả khảo

sát cho thấy các tiêu chí này cũng có ảnh hưởng nhiều đến công tác quản lý đội ngũ CVHT. Mặc dù nhà trường đã ban hành quy định về công tác CVHT theo quyết định số 145 /QĐ- CĐYT nhưng chưa có sự giám sát chặt chẽ của lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo khoa/bộ mơn. Chính vì thế mà hoạt động CVHT của nhà trường bị buông lỏng trong nhiều năm.

Các yếu tố “Điều kiện học tập và nâng cao chuyên môn của đội ngũ CVHT

và Chế độ chính sách dành cho CVHT” rất quan trọng nhưng đội ngũ CVHT và CBQL lại đánh giá thấp hơn so với các yếu tố còn lại, điều này cho thấy GV tại trường CĐ Y tế Phú Thọ quan tâm nhiều đến chun mơn, nhiệm vụ của mình, các yếu tố quyền lợi cá nhân được xem nhẹ hơn.

Tiểu kết chương 2

Đội ngũ cố vấn học tập của Trường CĐ Y tế Phú Thọ có phẩm chất đạo đức tốt, có lịng u nghề và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Về cơ bản, đội ngũ CVHT đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cố vấn học tập và có những đóng góp nhất định trong thành công bước đầu của quá trình chuyển đổi từ hệ thống niên chế sang HCTC. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh, công tác quản lý đội ngũ CVHT trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ vẫn còn những điểm hạn chế, những mặt yếu như cơ chế chính sách, công tác tuyển chọn, bồi dưỡng nghiệp vụ, công tác kiểm tra đánh giá. Mặc dù đã được tổ chức thực hiện nhưng nhìn chung cịn yếu, hiệu quả đạt được chưa cao.

Với cơ sở lý luận đã được khảo cứu ở chương 1 cùng cơ sở thực tiễn, những điểm mạnh, điểm yếu và các yếu tố ảnh hưởng dẫn đến hạn chế được nghiên cứu ở chương 2, việc tìm ra các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý đội ngũ cố vấn học tập phù hợp với tình hình thực tế giáo dục của nhà trường là hết sức quan trọng, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ CVHT tại nhà trường.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CỐ VẤN HỌC TẬP TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ cố vấn học tập tại trường cao đẳng y tế phú thọ (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)