Thực trạng đánh giá năng lực nghiệp vụ của đội ngũ CVHT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ cố vấn học tập tại trường cao đẳng y tế phú thọ (Trang 48 - 52)

STT Nội dung khảo sát

Kết quả đánh giá CBQL, GV Sinh viên TB Xếp hạng TB Xếp hạng

1 Nắm vững nội quy, quy chế đào tạo theo học

chế tín chỉ; 4,38 2 4,71 1 2

Nắm vững mục tiêu, chương trình, hình thức đào tạo, các quy trình liên quan đến công tác đào tạo và quản lý sinh viên;

4,28 4 4,62 2

3 Nắm được vai trò, nhiệm vụ, chức năng của CVHT 4,53 1 4,51 3 4 Có khả năng tư vấn, hỗ trợ sinh viên trong học tập,

nghiên cứu khoa học, định hướng nghề nghiệp; 3,83 6 3,86 5 5 Có khả năng quan sát, quản lý sinh viên trong

quá trình học tập và rèn luyện 3,67 7 3,54 7

6 Có khả năng nắm bắt tâm lý, cảm hóa, thuyết

phục, định hướng cho sinh viên 3,57 8 3,29 8 7 Có khả năng ứng xử linh hoạt các tình huống sư

phạm 4,03 5 4,43 4

8 Khả năng tự học, tự rèn luyện để nâng cao trình

độ chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ 4,32 3 3,65 6 9 Có khả năng hướng dẫn tổ chức các hoạt động

ngoại khóa cho Sinh viên 3,50 9 3,20 9

Trung bình 4,05 3,98

Dựa vào kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 2.6, người nghiên cứu có những nhận xét cụ thể như sau:

- Trong bảng 2.6, từ kết quả đánh giá của CBQL và GV, có 5 tiêu chí được đánh giá ở mức “Tốt” với ĐTB từ 4,28 đến 4,53 gồm:

tiêu chí về năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Điều này chứng tỏ các CVHT đều nhận thức và nắm rõ vai trị nhiệm vụ của mình khi tham gia công tác CVHT.

+ Đứng thứ 2 là tiêu chí: “Nắm vững nội quy, quy chế đào tạo theo

HCTC” (ĐTB: 4,38). Đây là nội dung trọng tâm trong công tác chuyên môn của CVHT. Đào tạo theo HCTC, SV phải chủ động hơn trong việc thiết kế kế hoạch học tập của bản thân, tuy nhiên cũng nảy sinh nhiều vướng mắc do các em chưa nắm vững các quy chế học vụ. Do đó, với vai trị cố vấn, các CVHT là người định hướng, tư vấn, giám sát hoạt động học tập của SV, giúp cho SV nhận thức được tầm quan trọng của quy chế đào tạo, nhận thức chính xác các khái niệm của quy chế, hiểu được quy chế, chương trình đào tạo, phương pháp học tập từ đó lập được kế hoạch học tập phù hợp với điều kiện về trình độ, hồn cảnh cá nhân và tự tìm ra biện pháp khắc phục các khó khăn xuất hiện khi mới từ gia đình vào mơi trường xã hội và trường đại học, cao đẳng.

+ Đứng thứ ba là tiêu chí: “Khả năng tự học, tự rèn luyện để nâng cao trình

độ chun mơn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ” (ĐTB: 4,32). Đây là kết quả phản ảnh khá chính xác thực tế học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ giảng viên nhà trường trong đó có đội ngũ CVHT. Bên cạnh đó, tin học và ngoại ngữ là những công cụ rất cần thiết để giảng viên cũng như CVHT tiếp cận tri thức khoa học tiên tiến, giao lưu, hợp tác với bạn bè thế giới nhằm học hỏi nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Do đó, nhà trường có tổ chức các lớp tin học, ngoại ngữ dành cho cán bộ, giảng viên, công nhân viên và nhận được sự hưởng ứng khá nhiệt tình.

+ Đứng thứ tư là tiêu chí: “Nắm vững mục tiêu, chương trình, hình thức đào

tạo, các quy trình liên quan đến cơng tác đào tạo và quản lý SV (ĐTB: 4,28). Tư

vấn cho SV trong q trình học tập tại trường CĐ là khâu vơ cùng quan trọng và cần thiết trong quy trình đào tạo theo HCTC. Tuy mới chuyển sang phương thức đào tạo này được 3 năm, hoạt động CVHT đã đạt được những thành quả nhất định tuy nhiên vẫn có một số CVHT chưa nắm vững mục tiêu, chương trình, hình thức đào tạo, các quy trình liên quan đến cơng tác đào tạo và quản lý SV nên trả lời không đúng, thiếu hoặc qua loa khiến SV thực hiện sai các quy định của nhà trường, gây thiệt hại cho SV, ảnh hưởng đến việc xét tốt nghiệp, xét học bổng,…

Các tiêu chí cịn lại được đánh giá ở mức “Phân vân” và “Đồng ý” (ĐTB từ 3,50 đến 4,03) bao gồm:

+ Tiêu chí: “Khả năng ứng xử linh hoạt các tình huống sư phạm” (ĐTB: 4,03). Giải quyết tình huống sư phạm là một khía cạnh nghề nghiệp được xem là khó khăn đối với nhiều cán bộ, giảng viên, nhất là các CVHT – những người trực tiếp trợ giúp, hướng dẫn SV. Thực tế cho thấy, một tình huống như nhau nhưng với các đối tượng khác nhau, ở những thời điểm khác nhau sẽ có những cách giải quyết khơng hồn tồn giống nhau. Vì vậy, cách ứng xử thơng minh hợp tình, hợp lý của các thầy cơ CVHT trong những tình huống sư phạm cụ thể sẽ có vai trị rất lớn làm nên thành công trong cơng tác CVHT. Qua đó thể hiện năng lực nghề nghiệp của đội ngũ CVHT. Họ không chỉ là người am hiểu về khoa học giảng dạy mà còn là người nghệ sĩ biết tự rèn luyện tư duy sư phạm linh hoạt, mềm dẻo, khả năng tự chủ, khả năng hiểu học sinh...

+ Làm công tác tư vấn học tập, các CVHT không chỉ giỏi về chuyên mơn nghiệp vụ mà cịn có “khả năng tư vấn, trợ giúp SV trong học tập, NCKH, định

hướng nghề nghiệp” (ĐTB: 3,83) và “khả năng quan sát, quản lý SV trong quá

trình học tập và rèn luyện” (ĐTB: 3,67). Đây là những nhiệm vụ quan trọng của công tác CVHT. Đội ngũ CVHT có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục, là những người rất nhạy cảm, nắm bắt và xử lý các tình huống rất tinh tế.

+ Về “khả năng nắm bắt tâm lý, cảm hóa, thuyết phục, định hướng cho

SV” (ĐTB: 3,57). Vì phải thường xuyên tiếp xúc, gặp gỡ SV với những hồn

cảnh, nguyện vọng, sở thích,… khác nhau nên CVHT cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt, khéo léo, có khả năng phán đốn, phân tích nắm bắt vấn đề nhanh, biết lắng nghe ý kiến của SV. Do đó, CVHT phải nắm được các nguyên tắc tâm lý trong công tác tư vấn. Thông qua hoạt động tư vấn cho SV, CVHT nắm được tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, năng lực cá nhân, hồn cảnh gia đình, khó khăn, ước vọng của từng SV để từ đó có những đề xuất với nhà trường các biện pháp hỗ trợ cho các SV khó khăn cũng như các biện pháp quản lý đối với SV bị chi phối bởi các vấn đề phức tạp của xã hội.

+ Tiêu chí “Có khả năng hướng dẫn tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho

khoảng “Phân vân”. Hoạt động ngoại khóa là hoạt động nằm ngồi chương trình học chính khóa. Đây là hoạt động liên quan đến tất cả các vấn đề văn hóa - thể thao - giải trí - xã hội ngồi giờ học trên lớp. Việc tham gia các hoạt động ngoại khóa khơng những góp phần làm tăng hiệu học quả học tập mà còn giúp sinh viên phát triển các kỹ năng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng cường sức khỏe thể chất, cũng như mang đến những kinh nghiệm bổ ích và quý giá cho cuộc sống sau này. Với ý nghĩa như vậy, Nhà trường có chú ý xây dựng các chương trình ngoại khóa cho các em. Tuy nhiên thành phần Ban Tổ chức thường được giao cho Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên,… thực hiện. Cán bộ CVHT chưa có nhiều cơ hội để thể hiện “khả năng hướng dẫn tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên”.

Cũng với các tiêu chí này nhưng qua khảo sát SV, ta nhận thấy:

- Có sự tương đồng với đánh giá của CBQL, GV khi nhận định 3 tiêu chí đạt kết quả thấp nhất là: Có khả năng quan sát, quản lý sinh viên trong quá trình học tập

và rèn luyện; Có khả năng nắm bắt tâm lý, cảm hóa, thuyết phục, định hướng cho sinh viên; Có khả năng hướng dẫn tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho Sinh viên.

Điều đó khẳng định rõ ràng các mặt hạn chế của CVHT cần khắc phục va sửa đổi. - Một số tiêu chí được SV đánh giá CVHT có kết quả cao hơn nhiều so với kết quả đánh giá của CBQL và GV như: Nắm vững nội quy, quy chế đào tạo theo

học chế tín chỉ; Nắm vững mục tiêu, chương trình, hình thức đào tạo, các quy trình liên quan đến công tác đào tạo và quản lý sinh viên; Có khả năng ứng xử linh hoạt các tình huống sư phạm. Tuy nhiên tiêu chí Khả năng tự học, tự rèn luyện để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ tuy được CBQL, GV đánh giá khá cao (TB: 4,32 – xếp thứ 3) nhưng chỉ được SV xếp thứ 6 với TB 3,65. Tuy CVHT có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao trình độ nhưng cơ hội, điều kiện và mức độ thể hiện chưa cao, chưa thể truyền tải nhiều tới SV.

Từ đó cho thấy đội ngũ CVHT của nhà trường chỉ đáp ứng phần nào yêu cầu về năng lực nghiệp vụ của công tác CVHT.

2.4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cố vấn học tập

Công tác CVHT ở trường CĐ là một hoạt động rất quan trọng vì hoạt động này gắn SV với những cơ hội học tập để từ đó hỗ trợ SV đạt được những mục tiêu

mà họ đề ra trong học tập. Hoạt động CVHT thể hiện những cam kết của nhà trường trong hoạt động giáo dục và đào tạo của nhà trường nói chung và trong việc hỗ trợ học tập của từng SV nói riêng.

Cơng tác tư vấn, hướng dẫn SV học tập và rèn luyện là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của người làm CVHT. SV trong hệ thống đào tạo theo HCTC được thể hiện rõ vai trị của mình trong việc ra quyết định lựa chọn ngành nghề, môn học và lập kế hoạch học tập cá nhân. Việc làm này là không dễ đối với những SV vừa “chân ướt chân ráo” làm quen với đào tạo tín chỉ, nếu khơng có sự hướng dẫn, trợ giúp của CVHT.

Để khảo sát thực trạng và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ CVHT trường CĐ Y tế Phú Thọ, chúng tôi khảo sát 20 nội dung cơ bản của 3 nhóm cơng việc: Cơng tác tư vấn, hướng dẫn sinh viên trong học tập; công tác phối hợp với các phòng ban trong nhà trường nhằm giáo dục SV và Thực hiện nhiệm vụ thường xuyên của đội ngũ CVHT. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.7; 2.8 và 2.9.

2.4.1. Thực trạng công tác tư vấn, hướng dẫn Sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ cố vấn học tập tại trường cao đẳng y tế phú thọ (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)