Tính cấp thiết của việc triển khai công tác quản lý hoạt động dạy học theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tại các trường trung học cơ sở huyện lý nhân, tỉnh hà nam theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh (Trang 58 - 60)

2.2. Sơ lược về các trường THCS huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam

2.2.4. Tính cấp thiết của việc triển khai công tác quản lý hoạt động dạy học theo

tiếp cận phát triển năng lực học sinh THCS

nghiên cứu, các nhà GD, những người sử dụng lao động, và thậm chí các bậc phụ huynh. Nhược điểm đó là hệ thống và các chương trình GD&ĐT của các trường hiện nay:

(1) Quá nặng về phân tích lý thuyết, khơng định hướng thực tiễn và hành động;

(2) Thiếu và yếu trong phát triển kỹ năng quan hệ qua lại giữa các cá nhân; (3) Thiển cận, hạn hẹp, khơng có tiếp cận tồn diện tổng thể trong những giá trị và tư duy của nó;

(4) Khơng giúp người học làm việc tốt trong các nhóm và đội làm việc. Trên cơ sở đó nhiều nhà nghiên cứu đề xuất là cần: “Thiết kế một cách cẩn thận các chương trình GD&ĐT chú trọng định hướng kết quả đầu ra và định hướng năng lực” có thể xem là một giải pháp tự nhiên để giải quyết hầu hết, nếu không phải là tất cả, những nhược điểm trên.

Việc phát triển nguồn nhân lực rất đựơc rất nhiều giới, ngành, các nhà chính trị, kinh doanh, nghiên cứu, và GD quan tâm trong thời gian gần đây. Điểm trung tâm của những nỗ lực phát triển nguồn nhân lực đựơc mọi người nhất trí và chú trọng tập trung vào 2 chủ đề chính là “Học tập và nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ”. Bằng việc chú trọng vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, tiếp cận dựa trên năng lực là rất phổ biến trên toàn thế giới. Tiếp cận năng lực được hình thành và phát triển rộng khắp tại Mỹ vào những năm 1970 trong phong trào GD&ĐT, các nhà GD&ĐT nghề dựa trên việc thực hiện nhiệm vụ, các tiếp cận về năng lực đã phát triển một cách mạnh mẽ trên một nấc thang mới trong những năm 1990 với hàng loạt các tổ chức có tầm cỡ quốc gia ở Mỹ, Anh, Úc, New Zealand, xứ Wales,...

Xây dựng và ĐT theo các tiêu chuẩn năng lực được thúc đẩy và khuyến khích bởi những áp lực chính trị của các nước, như là cách thức để chuẩn bị lực lượng lao động cho nền kinh tế cạnh tranh tồn cầu. Sở dĩ có sự phát triển mạnh mẽ này là do rất nhiều học giả và các nhà thực hành phát triển nguồn nhân lực xem tiếp cận này là cách thức có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất, để cân bằng GD, ĐT và những đòi hỏi tại nơi làm việc, và là “cách thức để chuẩn bị lực lượng lao động cho một nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu, và “một câu trả lời mạnh mẽ đối với các vấn đề mà các tổ chức và cá nhân đang phải đối mặt trong thế kỷ thứ 21.

Xuất phát từ yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng CNH - HĐH trong thời kỳ đổi mới của thế giới và tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong nước, của địa phương. Chất lượng GD&ĐT còn nhiều hạn chế, phần lớn vẫn cịn dấu hiệu của

hình thức, thành tích; việc thiết kế chương trình nặng về nội dung, khâu đổi mới KTĐG còn chậm dẫn đến vệc tổ chức, QL HĐDH còn trong vòng luẩn quẩn chưa tìm được con đường thực sự hiệu quả để đo được chuẩn đầu ra nói chung và chuẩn đầu ra về năng lực nói riêng đối với HS THCS.

Sự chỉ đạo của ngành GD&ĐT, nhất là việc vận dụng các văn bản của Bộ, Sở GD&ĐT vào thực tiễn GD của địa phương cịn nhiều lúng túng, có thời điểm, có địa điểm chưa đúng với tinh thần chỉ đạo, mục tiêu đề ra.

Thực trạng còn một số tồn tại của GD cấp THCS huyện Lý Nhân: Chất lượng văn hóa đại trà cịn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh; chất lượng CSVC - KT của các nhà trường nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới DH; hoạt động trải nghiệm, NCKH của HS chưa được chú trọng; cơng tác KTĐG cịn nhiều bất cập, việc thực hiện mơ hình trường học mới VNEN của các trường THCS chưa hiệu quả (6 trường đăng ký thực hiện mơ hình VNEN), CSVC - KT nhiều trường cịn khó khăn (8/25 trường chưa đạt chuẩn quốc gia)…

Nhận thức của CBQL nói chung, của CBQL cấp THCS nói riêng tại cơ sở đa phần còn chuyển biến chậm. Sự đầu tư về thời gian, trí tuệ vào việc đổi mới QL HĐDH tại cơ sở GD của mình phần lớn cịn hạn chế.

Sự quan tâm của các cơ quan chức năng, của chính quyền địa phương ở cơ sở trong việc xây dựng CSVC - KT và các điều kiện phục vụ DH tiếp cận năng lực HS mặc dù kể cả ở các trường THCS đã đạt chuẩn quốc gia thực sự chưa đáp ứng được yêu cầu.

Sự phối kết hợp của các đoàn thể xã hội, của đại diện CMHS trong tình hình đổi mới GD&ĐT hiện nay chưa nhiệt tình, một số có biểu hiện hoang mang, lo lắng với những đổi mới gần đây mà ngành GD&ĐT đã triển khai, nhiều mơ hình đổi mới mang lại hiệu quả không cao, không đáp ứng kỳ vọng của xã hội, của CMHS.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh ở các trƣờng THCS huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tại các trường trung học cơ sở huyện lý nhân, tỉnh hà nam theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh (Trang 58 - 60)