Biện pháp 4: Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tại các trường trung học cơ sở huyện lý nhân, tỉnh hà nam theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh (Trang 103 - 105)

3.3. Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học

3.3.4. Biện pháp 4: Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết

kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học tiếp cận năng lực học sinh cấp Trung học cơ sở

3.3.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Giúp động viên kịp thời thầy và trò nhằm phát huy hơn nữa mặt tích cực, phát hiện những tồn tại khiếm khuyết để kịp thời uốn nắn điều chỉnh để nâng cao chất lượng DH.

3.3.4.2. Nội dung và cách thức tiến hành

* Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức của các CB QLGD, GV về việc đổi mới KTĐG, bao gồm một số nội dung cơ bản như sau:

+ Triết lý của KTĐG: (1) Đánh giá phải vì sự tiến bộ của HS; (2) Đánh giá là quá trình học tập; (3) Đánh giá về kết quả học tập, GD.

+ Định hướng đổi mới KTĐG.

+ Đặc trưng cơ bản của việc đổi mới công tác đánh giá kết quả học tập môn học của GV.

+ Bản chất của việc đánh giá theo năng lực.

+ Nội dung đổi mới PP KTĐG theo năng lực của HS.

* Tổ chức sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn theo chun đề phù hợp với tình hình thực trạng chất lượng DH: Tập trung các chuyên đề về phương pháp, kỹ thuật, hình thức đánh giá mới. Từng bước thay đổi thói quen của GV, hướng dẫn họ cách thức ra đề thi, kiểm tra theo kiểu mở, theo cách tiếp cận năng lực, tránh rập khn,

máy móc. Khuyến khích GV áp dụng đa dạng hóa các hình thức đánh giá: Đánh giá bằng trắc nghiệm, bằng kiểm tra viết tự luận, đánh giá bằng sản phẩm, bằng hồ sơ HS, bằng trình bày miệng, thảo luận/tranh luận thông qua tương tác của nhóm, thơng qua các sản phẩm của nhóm… Cụ thể là:

- Phải đánh giá được các năng lực khác nhau của HS. - Đảm bảo tính khách quan.

- Đảm bảo sự công bằng. - Đảm bảo tính tồn diện. - Đảm bảo tính cơng khai. - Đảm bảo tính giáo dục. - Đảm bảo tính phát triển.

* GV cần phải có kỹ năng định hướng xây dựng câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực HS:

- Tiếp cận bài tập theo định hướng năng lực.

Bài tập là một thành phần quan trọng trong môi trường học tập mà người GV cần thực hiện. Vì vậy, trong QTDH, người GV cần biết xây dựng các bài tập định hướng năng lực.

Vận dụng kiểu bài tập trong Chương trình đánh giá HS quốc tế (Programme

for International Student Assesment - PISA) (điển hình cho xu hướng xây dựng các

bài KTĐG giá theo năng lực). Chú trọng sự vận dụng các hiểu biết riêng lẻ khác nhau để giải quyết một vấn đề mới đối với người học, gắn với tình huống cuộc sống. PISA khơng kiểm tra trí thức riêng lẻ của HS mà kiểm tra các năng lực vận dụng như năng lực đọc hiểu, năng lực toán học và khoa học tự nhiên.

Trong DH và KTĐG, GV cần kết hợp một cách thích hợp các loại bài tập để đảm bảo giúp HS nắm vững kiến thức, kỹ năng cơ bản và năng lực vận dụng trong các tình huống phức hợp gắn với thực tiễn.

- Các bậc trình độ trong bài tập theo định hướng năng lực:

Có 6 cấp độ nhận thức (dựa trên kết quả nghiên cứu của Benjamin Bloom): Biết -> Hiểu -> Áp dụng -> Phân tích -> Đánh giá -> Sáng tạo. Dựa vào đặc điểm của DH định hướng năng lực, GV có thể xây dựng bài tập theo các dạng:

+ Các bài tập dạng tái hiện. + Các bài tập vận dụng.

+ Các bài tập giải quyết vấn đề.

* GV phải tổ chức, hướng dẫn để HS biết cách tự đánh giá, HS được đánh giá lẫn nhau, mọi sự đổi mới KTĐG phải làm cho HS tích cực hơn, nỗ lực hơn và phải dẫn đến sự biến đổi ở người học (không chỉ là làm chủ kiến thức, kỹ năng,… mà quan trọng hơn là thay đổi cả thái độ, niềm tin). CBQL, GV, CMHS cần nhất quán: Học để phát triển các kỹ năng, hình thành hứng thú, sự tự tin,… chứ khơng phải học vì điểm số. GV phải hình thành ở HS khả năng tự kiểm tra, tự đánh giá. GV giúp HS hiểu rõ nhiệm vụ và có thể tự mình tổ chức các HĐ học của mình dưới sự hướng dẫn. GV phải chọn kỹ thuật và PPDH ở trên lớp để kích thích HS chủ động chiếm lĩnh tri thức, hình thành năng lực tự học suốt đời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tại các trường trung học cơ sở huyện lý nhân, tỉnh hà nam theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)