Thực trạng quản lý việc soạn bài của giáo viên trước khi lên lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tại các trường trung học cơ sở huyện lý nhân, tỉnh hà nam theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh (Trang 73 - 75)

T T

Mức độ

Nội dung biện pháp

Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Rất cần Cần Không cần Điểm TB X Thứ bậc Tốt TB Chƣa tốt Điểm TB Y Thứ bậc 1 Có quy định cụ thể, thống nhất mẫu giáo án trong toàn huyện

135 16 2 2.93 1 105 36 9 2.64 1

2 Kiểm tra giáo án từng

tuần, tổ trưởng ký duyệt 128 12 10 2.79 2 81 45 24 2.38 4

3 Kiểm tra đột xuất bài

soạn của GV 105 44 1 2.69 3 90 41 19 2.47 3

4

Bồi dưỡng nghiệp vụ cho GV về giáo án và sử dụng các phương tiện dạy học theo phương pháp mới

87 49 14 2.49 4 66 55 29 2.25 5

5

Tổ chức soạn giáo án mẫu các tiết dạy hay, khó.

56 74 20 2.24 6 39 57 54 1.90 6

6

Trong tổ bộ môn tổ chức kiểm tra chéo giáo án giữa các GV.

68 69 13 2.37 5 99 38 13 2.57 2

Qua kết quả khảo sát bảng 2.13 cho thấy, các đối tượng tham gia đánh giá về mức độ cần thiết cho rằng nên có quy định cụ thể, thống nhất mẫu giáo án trong tồn huyện, có điểm trung bình cao nhất (X = 2,93 - xếp thứ 1), điều này

là một thuận lợi lớn cho CBQL trong công tác kiểm tra hồ sơ của GV trong toàn huyện. Việc kiểm tra giáo án từng tuần, tổ trưởng ký duyệt, kiểm tra đột xuất bài soạn của GV cũng được các đối tượng tham gia đánh giá cho rằng rất cần thiết để QL bài soạn của GV trước khi lên lớp (xếp thứ 2, thứ 3). Việc tổ bộ môn tổ chức kiểm tra chéo giáo án giữa các GV là một biện pháp có hiệu quả cao trong quá trình thực hiện, tuy nhiên lại không được sự nhìn nhận thích đáng của đội ngũ GV tham gia giảng dạy.

Điều tra về mức độ thực hiện các biện pháp trên, biện pháp 1 có quy định cụ thể, thống nhất mẫu giáo án trong toàn huyện được đánh giá là đang được thực hiện tốt tại các nhà trường (Y = 2,64 - xếp thứ 1), đây là một điều thuận lợi

cho công tác QL trong các nhà trường, lấy đó làm căn cứ pháp lý để đánh giá, kiểm tra hồ sơ GV. Tuy nhiên trong những năm gần đây việc đổi mới hình thức, PPDH, nội dung tiếp cận năng lực HS cũng đòi hỏi người GV phải sáng tạo hơn,

linh hoạt trong các khâu của một tiến trình lên lớp, vì vậy chúng ta khơng nên cứng nhắc đánh giá về mặt hình thức của giáo án mà phải đi sâu vào chất lượng bài giảng trên lớp, tránh tình trạng GV sao chép giáo án của các năm học trước chỉ để đối phó kiểm tra của cấp trên, khơng có sự tư duy đổi mới. Biện pháp trong tổ bộ môn tổ chức kiểm tra chéo giáo án giữa các GV hiện đang được các nhà trường thực hiện rất tốt (Y = 2,57 - xếp thứ 2), biện pháp này có ưu điểm tốn

ít thời gian cho người QL, các GV cùng bộ môn khi kiểm tra chéo sẽ phát hiện được lỗi trong các giáo án và yêu cầu sửa kịp thời, đây là một trong những điểm mạnh trong việc QL nề nếp soạn bài của GV.

Thực tế các trường THCS trong huyện Lý Nhân, CBQL, GV nhận thức rõ tầm quan trọng của việc soạn bài trước khi lên lớp; quy định rõ ràng về ngày soạn, ngày giảng, các bước soạn giáo án, phương tiện, đồ dùng sử dụng trong tiết dạy đó phải được thể hiện rõ trong bài soạn. BGH các nhà trường, lãnh đạo Phòng GD&ĐT thường xuyên quán triệt các GV bắt buộc phải có bài soạn trước khi lên lớp, tránh tình trạng “dạy chay”. Phịng GD&ĐT thống nhất mẫu giáo án chung trong tồn huyện, các tổ chun mơn thống nhất cách soạn cho từng tiết học, hướng dẫn GV mới nhận công tác cách soạn bài theo mẫu quy định.

Các quy định trên được GV bộ môn thực hiện hàng ngày lên lớp. BGH thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở. Mỗi tháng một lần các tổ chuyên môn cho kiểm tra chéo giáo án giữa các GV trong từng tổ bộ môn, nhắc nhở bổ sung những thiếu sót, khuyết điểm. Bên cạnh đó HT thường xuyên kiểm tra đột xuất giáo án của GV trước giờ lên lớp hoặc trong khi GV đang lên lớp. Phòng GD&ĐT kiểm tra hành chính, kiểm tra chuyên ngành, đột xuất hoặc có báo trước. Những biện pháp trên đã có tác dụng tốt, nhắc nhở để GV các trường hoàn thành tốt nhiệm vụ hơn.

Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều giáo án soạn chất lượng chưa cao, mang tính chống đối, soạn để cho đủ hồ sơ chuyên môn, sao chép từ năm nọ sang năm kia, khơng có sự bổ sung thay đổi; đặc biệt là có tới 50% giáo án của GV soạn chưa đặt ra mục tiêu cụ thể của bài học, mục tiêu chưa rõ về kiến thức – kỹ năng – thái độ cần đạt đối với HS, ba yếu tố quan trọng hình thành và phát triển năng lực HS, hệ thống câu hỏi chưa đa dạng, chưa thể hiện rõ DH phân hóa theo đối tượng HS; hầu hết sau bài dạy GV khơng có thơng tin ở mục rút kinh nghiệm bài dạy (dạy cho xong). Tình trạng DH khơng sử dụng đồ dùng DH trong quá trình DH cịn diễn ra khá phổ biến, một số GV chỉ sử dụng khi có đồn kiểm tra hoặc

coppy lại, soạn chống đối dẫn đến tình trạng soạn một đằng, dạy một nẻo vẫn còn diễn ra ở nhiều trường.

- Thực trạng quản lý giờ dạy trên lớp:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tại các trường trung học cơ sở huyện lý nhân, tỉnh hà nam theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh (Trang 73 - 75)