Biện pháp 5: Đổi mới quản lý giờ lên lớp của giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tại các trường trung học cơ sở huyện lý nhân, tỉnh hà nam theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh (Trang 105 - 107)

3.3. Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học

3.3.5. Biện pháp 5: Đổi mới quản lý giờ lên lớp của giáo viên

3.3.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao hiệu quả giờ dạy theo định hướng tiếp cận năng lực HS.

3.3.5.2. Nội dung và cách thức tiến hành

* Xây dựng và thực hiện quy định tiêu chuẩn giờ lên lớp:

CBQL tác động đến giờ lên lớp của GV theo 2 giai đoạn: Đó là lúc GV chuẩn bị giờ dạy và lúc rút kinh nghiệm về giờ dạy, nhưng như thế vẫn là trước hoặc sau giờ lên lớp. Làm thế nào mà GV vẫn có thể tự kiểm sốt giờ lên lớp của họ, tự biết mình đang làm gì, làm như thế nào, tốt hay chưa tốt, CBQL cần xây dựng chuẩn giờ lên lớp.

Khi xây dựng chuẩn giờ lên lớp CBQL cần chú ý đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn, phù hợp với trình độ của GV. Chuẩn giờ lên lớp cũng là một quyết định QL của CBQL, nó gắn liền với thực tế trình độ của GV trong từng giai đoạn, vì vậy cần thấy rõ sự vận động của các tiêu chuẩn và làm cho nó càng tiến bộ hơn. Những căn cứ để xây dựng chuẩn:

- Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của các môn học được quy định trong chương trình;

- Tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy mà Bộ hoặc Sở GD&ĐT quy định theo Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn SHCM, đổi mới PPDH và KTĐG; tổ chức QL các các HĐ chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng;

- Những quy định về các loại bài (Giảng kiến thức mới, luyện tập, thực hành);

- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học (Để nắm được những vấn đề cần nhấn mạnh hoặc sửa đổi nội dung);

* Lập kế hoạch tổng thể về việc dự giờ và phân tích sư phạm bài học tồn năm học. Trên cơ sở đó xếp lịch dự giờ và phân tích giờ dạy trong từng tuần. Để nâng cao chất lượng công tác dự giờ, CBQL cần bồi dưỡng cho toàn thể GV kỹ năng dự giờ và phân tích giờ dạy của GV theo quy trình sẽ được trình bày dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị dự giờ. Bước 2: Tiến hành dự giờ.

Bước 3: Phân tích và đánh giá giờ dạy của GV. Bước 4: Trao đổi với giáo viên.

* Tổ chức hiệu quả việc dự giờ và phân tích giờ dạy của giáo viên:

Thông qua việc dự giờ và phân tích sư phạm giờ dạy CBQL đề ra những quyết định QL hợp lý nhằm thúc đẩy mọi HĐ của nhà trường.

CBQL càng tác động trực tiếp vào giờ lên lớp càng tốt, do đó dự giờ dạy của GV là biện pháp trực tiếp nhất và quan trọng nhất trong các biện pháp QL giờ lên lớp.

CBQL phải nắm vững lý luận dạy học nói chung và lý thuyết về bài học nói riêng; hiểu được bản chất cấu trúc – chức năng của giờ lên lớp; có kiến thức về phương pháp phân tích sư phạm và có kỹ năng sử dụng nó vào việc dự giờ.

* Huy động nhiều lực lượng tham gia cơng tác dự giờ với nhiều hình thức khác nhau như:

- Tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm trong tổ chuyên môn;

- Tổ chức thao giảng trong trường hoặc tham gia thao giảng trong cụm trường;

- Tổ chức dự giờ thi đua, đăng ký giờ dạy tốt;

- HT, Phó HT, các Tổ trưởng chun mơn dự giờ kiểm tra chuyên môn và dự giờ rút kinh nghiệm giảng dạy của GV.

* Quản lý hồ sơ dự giờ bao gồm: Phiếu dự giờ, Phiếu nhận xét giờ dạy. * Vận dụng nhiều hình thức dự giờ khác nhau phù hợp với đối tượng QL, bao gồm các hình thức:

- Dự giờ có báo trước: Nhằm xem xét năng lực cao nhất mà GV sau khi đã có điều kiện chuẩn bị, thể hiện trong giờ lên lớp.

- Dự giờ đột xuất: CBQL dự giờ theo kế hoạch riêng của bản thân. Hình thức này cho phép xác định rõ người GV đã chuẩn bị bài dạy như thế nào, lớp học đã HĐ ra sao trong hồn cảnh bình thường. Để tránh sự căng thẳng về mặt tâm lý, người CBQL phải “bình thường hóa” việc dự giờ của mình và tạo ra khơng khí “sẵn sàng”

` - Dự giờ theo đề tài: CBQL dự một chu trình các bài giảng về một chương hay một phần của chương (từ 3-5 tiết) của một GV nhằm mục đích nghiên cứu tồn diện hệ thống làm việc của GV đó. Hình thức này cho phép xác định mặt mạnh yếu của GV, đưa ra lời khuyên để GV hồn thiện tay nghề sư phạm. Hình thức này là cần thiết khi muốn tìm hiểu cơng tác giảng dạy của GV mới, cho phép xác định chính xác các nguyên nhân thực chất của một vài khuyết điểm mà GV mắc phải. Hình thức này cũng nhằm mục đích nghiên cứu kinh nghiệm tiên tiến.

- Dự giờ các lớp song song: CBQL có thể dự các giờ lên lớp của hai hay nhiều GV dạy cùng một khối về một đề tài (một bài). Khi đi dự giờ nên có mặt GV có giờ song song (vấn đề cơ bản là sắp xếp được thời gian). Nhờ phương pháp so sánh người lãnh đạo có thể phát hiện được những đặc điểm thuộc về bản lĩnh của mỗi GV, hiệu quả của phương pháp này hay phương pháp khác.

- Dự giờ có mục tiêu và có mời chuyên gia cùng dự (chuyên gia thường là CB chỉ đạo chuyên môn và CB thanh tra chun mơn của Phịng GD&ĐT hoặc cơ sở GD): Khi xuất hiện một sự hồi nghi nào đó và khi muốn nghiên cứu sâu hơn về một phương pháp mới… CBQL nên đề nghị những người đã có những nghiên cứu sâu hơn dự để rút kinh nghiệm về vấn đề mới đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tại các trường trung học cơ sở huyện lý nhân, tỉnh hà nam theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh (Trang 105 - 107)