Vai trị của việc xây dựng mơi trường giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sự liên kết của trường trung học phổ thông với các lực lượng xã hội trong xây dựng môi trường giáo dục hiện nay (Trang 45)

1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.3. Tầm quan trọng của việc liên kết các lực lượng xã hội trong xây dựng môi trường

1.3.1. Vai trị của việc xây dựng mơi trường giáo dục

Về lý luận cũng như trên thực tế cho thấy trong quá trình phát triển nhân cách của mỗi người, nhất là đối với thế hệ trẻ, luôn bị tác động của bốn yếu tố:

- Yếu tố bẩm sinh di truyền là tiền đề vật chất, tiền đề sinh học, tạo cơ sở ban đầu cho sự phát triển nhân cách thuận lợi.

- Yếu tố hồn cảnh có ý nghĩa rất quan trọng, đó là mơi trường của sự phát triển, luôn tác động và ảnh hướng tới sự phát triển nhân cách. Hoàn cảnh bao gồm các yếu tố tự nhiên và hoàn cảnh xã hội . Trong sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân người và lồi người thì yếu tố tự nhiên là yếu tố ban đầu, vì con người là sản phẩm của tự nhiên. Nhưng nhân cách con người lại bị chế ước chi phối chủ yếu bởi hồn cảnh xã hội vì con người có ý thức, ln tham gia vào các hoạt động xã hội với tư cách là chủ thể của sự phát triển xã hội.

- Yếu tố giáo dục được coi là nhân tố định hướng, điều khiển hoạt động của các đối tượng giáo dục, có khả năng cải tạo, tận dụng các yếu tố tự nhiên và xã hội thuận lợi cho sự phát triển nhân cách.

- Yếu tố hoạt động cá nhân là yếu tố quyết định hiệu quả của quá trình phát triển nhân cách.

Tất cả các yếu tố trên đều là khách quan, hoạt động nhận thức và rèn luyện của cá nhân - chủ thể ý thức của quá trình phát triển nhân cách mới là yếu tố quyết định. Thơng qua các q trình tư duy, chủ thể nhận thức những yêu cầu tất yếu của xã hội thành nhu cầu của bản thân... tạo ra động cơ của hoạt động chiếm lĩnh tri thức, kinh nghiệm của xã hội để phát triển. Mỗi một yếu tố có ý nghĩa nhất định với sự phát triển nhân cách. Song, căn cứ vào lứa tuổi, những yếu tố ấy cũng có ảnh hưởng ở mức độ khác nhau. Các em ở lứa tuổi nhỏ vai trị của giáo dục càng có ý nghĩa, có ảnh hưởng quan trọng. Ở tuổi trưởng thành, đã có kinh nghiệm sống thì hoạt động của cá nhân chiếm ưu thế. Căn cứ vào sự phát triển trí tuệ các yếu tố cũng có ảnh hưởng khác nhau. Những trẻ em nói riêng và mọi người nói chung khi các chỉ số IQ (chỉ số thơng minh), chỉ số EQ (chỉ số cảm xúc), chỉ số AQ (chỉ số vượt khó) khác nhau thì mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cũng ở mức độ khác nhau. Vì vậy có thể lý giải trong cùng một lớp học, cùng một gia đình, cùng một chế độ xã hội ... nhưng nhân cách ở mỗi người có những biểu hiện khác nhau, đôi khi trái ngược nhau.

Trở về cội nguồn của lịch sử nhân loại ở nền văn minh mộng muội, con người chỉ gắn bó với nhau trong quan hệ "Bầy", rồi liên kết với nhau trong thị tộc, bộ lạc là đủ

để mỗi cá thể tồn tại. Ở nền văn minh nơng nghiệp, gia đình, họ hàng, hàng xóm láng giềng, tổ chức nhà nước cùng với những khế ước của làng xã là những yếu tố ảnh hưởng chủ yếu tới sự phát triển nhân cách. Khi chuyển sang văn minh cơng nghiệp hồn cảnh có những thay đổi rất lớn. Sự phát triển nhân cách ở con người không chỉ chịu tác động của quan hệ con người trong gia đình, luỹ tre làng mà cịn bị ràng buộc trong quá trình sản xuất tập thể, giáo dục nhà trường và những quy định của nhà nước.

Hiện nay và tương lai, môi trường xã hội ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách đã vượt ra khỏi phạm vi quốc gia. Điều đáng chú ý là nhận thức của con người không chỉ thấy ý nghĩa, tầm quan trọng của ảnh hưởng hoàn cảnh cá nhân và sự phát triển nhân cách, mà quan trọng hơn con người nhận thức sâu sắc tính phức tạp, sự tác động đan xen của ảnh hưởng của môi trường xã hội. Đặc biệt nhận thức và tìm kiếm các phương thức tổ chức hoạt động xã hội và biện pháp quản lý giáo dục nhằm xây dựng được môi trường xã hội lành mạnh, tạo cơ hội cho mỗi cá nhân được phát triển nhân cách thuận lợi nhất, phát huy vai trò chủ thể của cá nhân nhằm cải tạo hợp lý nhất hoàn cảnh sống của con người.

Chưa bao giờ nhận thức của con người về mối quan hệ giữa sự phát triển của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng nhỏ, của mỗi quốc gia nằm trong sự phát triển chung của nhân loại, của toàn cầu lại sâu sắc như hiện nay. Ngày nay các nước giúp nhau không phải chỉ xuất phát từ "lịng từ thiện" mà cịn vì trách nhiệm trước sự tồn vong của nhân loại và của mỗi con người.

Xây dựng một môi trường giáo dục xã hội lành mạnh là yêu cầu khách quan, là một xu thế tất yếu khách quan. Nhưng để thực hiện được, các quốc gia các dân tộc cịn đang tìm lời giải đáp. Có thể nói cho đến nay chưa có một cơ chế thật hiệu quả từ vĩ mô đến vi mơ nhằm phát huy được sự thống nhất tồn xã hội, phát huy tối đa tiềm năng tích cực của xã hội, hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực, tạo cơ hội không gian, thời gian, phương tiện tốt nhất cho mỗi người được phát triển.

1.3.2. Vai trò của các lực lượng trong xây dựng môi trường giáo dục

1.3.2.1 Vai trị của nhà trường

Nhà trường khơng chỉ đơn thuần là cung cấp kiến thức phổ thông cho học sinh mà quan trọng nhất là giáo dục học sinh phát triển toàn diện trở thành con người mới

xã hội chủ nghĩa có tài có đức để phục vụ xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội mà cịn có vai trị hết sức quan trọng trong việc thực hiện sự liên kết với gia đình, xã hội để thực hiện các mục tiêu, nội dung giáo dục cho học sinh đó là:

- Là đơn vị chủ trì xây dựng phương hướng, kế hoạch thực hiện sự liên kết giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong xây dựng môi trường giáo dục.

- Tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền ban hành các quy định, cơ chế, cách thức liên kết giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội nhằm động viên, phát huy hết khả năng của mỗi lực lượng trong việc xây dựng môi trường giáo dục.

- Chủ động tổ chức các hoạt động liên kết với gia đình và các lực lượng xã hội trong xây dựng môi trường giáo dục theo mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch liên kết giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong xây dựng môi trường giáo dục.

1.3.2.2. Vai trị của gia đình

Gia đình là một thiết chế xã hội, là cơ sở của xã hội, là tế bào tự nhiên của xã hội, một mơi trường xã hội vi mơ. Gia đình lành mạnh có tầm quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Gia đình có ý nghĩa đặc biệt trong cuộc sống của mỗi cá nhân; là môi trường bảo đảm sự giáo dục, truyền lại cho thế hệ sau những giá trị văn hóa truyền thống.

Gia đình là một lực lượng giáo dục, một chủ thể giáo dục. Gia đình là mơi trường giáo dục đầu tiên của đứa trẻ, gia đình có trách nhiệm đầu tiên trong giáo dục con cái. Khi trẻ đi học, gia đình cịn là mơi trường để trẻ thực hành những điều đã học ở trường, rèn luyện hành vi,... Ảnh hưởng giáo dục của gia đình đối với đứa trẻ có ý nghĩa sâu sắc khơng chỉ khi chúng cịn bé mà ngay cả lúc nó trưởng thành.

Trong “Tuyên bố về tiến bộ xã hội trong phát triển” của Liên hợp quốc năm 1994 có nêu “Gia đình là đơn vị cơ bản của xã hội và là môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của mọi thành viên, nhất là trẻ em”. Chính vì vậy, gia đình cần phát huy tốt vai trị của mình trong việc liên kết với nhà trường và các lực lượng xã hội để xây dựng mơi trường giáo dục góp phần hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ đó là:

- Gia đình là tấm gương sáng, là người thầy đầu tiên để cho thế hệ trẻ noi theo, rèn luyện.

- Gia đình chính là người thường xun quan tâm, nắm bắt nhu cầu, hướng dẫn, chỉ bảo, động viên, khuyến khích, ủng hộ các em tham gia các hoạt động giáo dục, rèn luyện trong môi trường lành mạnh; kịp thời ngăn chặn và có những biện pháp quyết liệt khi các em có những biểu hiện không tốt.

- Nắm bắt cụ thể phương hướng, kế hoạch, chủ động thực hiện, tham gia nhiệt tình các hoạt động liên kết của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong xây dựng mơi trường giáo dục học sinh.

1.3.2.3. Vai trị của xã hội

Q trình hình thành và phát triển tồn diện của cá nhân bị chi phối và ảnh hưởng bởi các điều kiện khách quan và các yếu tố chủ quan như bẩm sinh - di truyền, môi trường, giáo dục, tự giáo dục và hoạt động của cá nhân. Trong đó, các yếu tố sinh học là tiền đề, môi trường là điều kiện, giáo dục giữ vai trò chủ đạo và hoạt động của các nhân là yếu tố quyết định trực tiếp đối với sự phát triển nhân cách. Môi trường xã hội bao gồm: môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.

Môi trường vĩ mơ được coi là ngun nhân có tính quyết định xã hội, cịn mơi trường vi mơ là những hồn cảnh xã hội trực tiếp, mang tính đặc thù. Đó có thể là hệ thống giáo dục địa phương, là nhà trường, gia đình... Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, mơi trường xã hội (trong đó có gia đình, nhà trường, bạn bè,..) có tầm quan trọng đặc biệt vì nếu khơng có xã hội lồi người thì những tư chất của con người khơng thể phát triển được.

Như vậy, có thể nói, sự hình thành và phát triển tồn diện của một cá nhân là một quá trình lâu dài và phức tạp. Trong q trình đó, giữa các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, giữa cái sinh học và cái xã hội thường xuyên tác động lẫn nhau và vai trị của mỗi yếu tố đó thay đổi trong từng giai đoạn phát triển của mỗi người.

Tổ chức Đảng, chính quyền, các tổ chức xã hội ngoài nhà trường là một lực lượng đông đảo tạo ra một môi trường giáo dục rộng lớn có ảnh hưởng tự giác hoặc tự phát tới cơng tác giáo dục hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ. Tiềm năng giáo dục của các lực lượng xã hội là rất lớn, được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực giáo dục

(khoa học cơng nghệ, văn hóa nghệ thuật, chính trị xã hội, thể dục thể thao v.v...). Các lực lượng xã hội nếu được tổ chức, động viên liên kết sẽ có vai trị rất lớn trong xây dựng mơi trường giáo dục học sinh đó là:

- Là những tấm gương sáng trong học tập, lao động, cống hiến, hy sinh cho thế hệ trẻ noi theo, học tập.

- Là các cơ quan đỡ đầu trong việc tổ chức các hoạt động liên kết giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong xây dựng môi trường giáo dục.

- Tạo ra sự tiếp xúc mang tính hữu nghị và cơng việc giữa người lớn và trẻ em để người lớn có thể đưa vào đời sống và hoạt động của trẻ những nhân tố mới trong các mối quan hệ với bản thân, với mọi người, với lao động...; là cầu nối để các hoạt động của nhà trường gắn liền với xã hội, thực hiện nguyên lý “học đi đơi với hành”.

1.3.3. Vai trị của việc liên kết các lực lượng trong xây dựng môi trường giáo dục

Trong các văn bản và trên thực tế chúng ta vẫn dùng một số thuật ngữ "kết hợp"; "phối hợp" để chỉ sự thống nhất về nhận thức, hành động trong công tác giáo dục để chỉ sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Đã có khơng ít các văn bản, các cơng trình nghiên cứu nói về sự kết hợp này. Sự kết hợp của “ba nhân tố” này là một chủ trương đúng đắn, hợp quy luật với sự phát triển giáo dục, nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi, thống nhất cho các hoạt động giáo dục, nhất là đối với quá trình giáo dục, rèn luyện nhân cách của học sinh, sinh viên ngày nay.

Song, việc thực hiện kết hợp giữa “ba nhân tố” chưa đạt hiệu quả cao vì chưa có một cơ chế đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động, chưa có những quy định ràng buộc xác định rõ mục tiêu chung, nhiệm vụ trách nhiệm, nội dung giáo dục, phương pháp phối hợp, cách thức tổ chức điều hành hoạt động giáo dục. Vì thiếu những quy định cụ thể nên hiệu quả giáo dục, hiệu quả phối hợp đạt thấp, đơi khi cịn bị triệt tiêu nhau, chẳng hạn ở trường thầy cô giáo dạy các em trung thực, hướng thiện, phải đoàn kết, giữ gìn mơi trường... Nhưng có bộ phận gia đình vơ tình, hay hữu ý đã làm ăn phi pháp nên đã ảnh hưởng xấu đến con em. Nhiều ảnh hưởng xấu của xã hội như các hiện tượng tham nhũng, buôn bán hàng quốc cấm, phá hoại môi trường, nghiện hút, trộm cắp, cướp giật, đâm th, chém mướn... Khơng ít người lớn đã vi phạm các chuẩn mực

đạo đức, pháp luật... Không bị xử lý kịp thời nghiêm khắc đã làm giảm hiệu quả giáo dục tích cực của nhà trường.

Trên thực tế, việc phối kết hợp trong hoạt động giáo dục trong thời gian qua có thể mơ hình hóa như sau (Xem mơ hình 1.2).

Mơ hình 1.1: Quan niệm cũ về sự kết hợp của ba nhân tố trong giáo dục [81, tr. 167]

Mơ hình trên phản ánh một thực tế mỗi một thành tố của sự phối kết hợp (NT, GĐ, XH) là những đơn vị độc lập, theo đuổi một mục đích riêng, có chức năng riêng và quản lý một không gian riêng đối với sự phát triển nhân cách của thế hệ trẻ, thiếu sự kết hợp chặt chẽ giữa 3 lực lượng lại với nhau để tạo ra môi trường giáo dục có hiệu quả. Thực tế sự phối kết hợp thời gian qua ở nhiều nơi là khi có việc, khi cần thì đến với nhau. Sự phối kết hợp thường chưa thường xuyên và điều quan trọng là chưa nhằm chung lưng cùng thực hiện mục tiêu giáo dục của xã hội ở mỗi thời kỳ đối với các thế hệ trẻ.

Đã đến lúc sự phối hợp phải ở mức chặt chẽ hơn, đó là LIÊN KẾT. Tính chất của phạm trù liên kết có thể mơ hình hố như sau (Xem mơ hình 1.3)

Ghi chú:

NT: Nhà trường GĐ: Gia đình

XH: Các tổ chức xã hội : Các đối tượng giáo dục

a : Kế hoạch hoạt động chung của tất cả các lực lượng xã hội

b1; b2; b3: Những nội dung hoạt động chung của các lực lượng bộ phận

Mơ hình 1.2: Mơ hình liên kết giáo dục hiện nay [81, tr. 168]

NT

XH

Ghi chú: NT : Nhà trường

GĐ : Gia đình

XH : Các tổ chức XH

:Chỉ sự phối kết hợp 3 môi trường

b2

b1

- Mỗi thành viên tham gia liên kết trong giáo dục, tuy có chức năng xã hội riêng, nhưng phải thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm và mục tiêu chung về mặt giáo dục.

- Phần a trong mơ hình là phần chung cho tất cả mọi lực lượng cùng có trách nhiệm tham gia vào hoạt động xây dựng môi trường giáo dục: đó là mục tiêu giáo dục nhân cách; nội dung, kế hoạch, phương thức tổ chức tác động giáo dục...

- Phần b1 là trách nhiệm ràng buộc giữa nhà trường với gia đình trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục chung. Phần b2 là sự ràng buộc thống nhất giữa nhà trường với các tổ chức xã hội, b3 là xã hội với gia đình bao gồm các tổ chức tự quản của HSSV, các cộng đồng nơi ở của gia đình, các đồn thể xã hội như Đồn, Đội, Mặt trận, Hội cha mẹ, các cơ quan chức năng xã hội (công an, văn hoá, thể dục thể thao...).

Nguyên tắc quan trọng nhất của liên kết là phải đảm bảo vì mục đích giáo dục thời kỳ CNH - HĐH đất nước vì sự thống nhất nhận thức, hành động của toàn bộ các lực lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sự liên kết của trường trung học phổ thông với các lực lượng xã hội trong xây dựng môi trường giáo dục hiện nay (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)