Xây dựng cơ chế liên kết, xác định rõ trách nhiệm của từng tổ chức nhà trường,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sự liên kết của trường trung học phổ thông với các lực lượng xã hội trong xây dựng môi trường giáo dục hiện nay (Trang 121 - 130)

1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề

3.2. Biện pháp quản lý sự liên kết của trường THPT với các lực lượng xã hội trong xây

3.2.3. Xây dựng cơ chế liên kết, xác định rõ trách nhiệm của từng tổ chức nhà trường,

trường, gia đình, xã hội trong việc giáo dục học sinh

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Để thực hiện được mục tiêu, nội dung của các hoạt động liên kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội cần đưa ra các cơ chế liên kết (những quy định) trách nhiệm, quyền hạn, quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên tham gia hoạt động liên kết xây dựng môi trường giáo dục; xác định được cách thức liên kết, ai chịu trách nhiệm quản lý, điều hành? ai phối hợp hoạt động? những việc phải làm theo quy trình... nhằm bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý và chỉ đạo thống nhất, đồng bộ, thường xuyên của các cấp chính quyền địa phương và ngành giáo dục.

Việc xây dựng cơ chế liên kết là xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong các lĩnh vực của đời sống xã hội tạo ra q trình xây dựng mơi trường giáo dục thống nhất và liên tục khép kín khơng gian và thời gian. Xây dựng được cơ chế liên kết là tạo ra thể thống nhất về nhận thức và hành động, tạo ra sự đồng thuận trong mọi hoạt động thì hiệu quả sẽ được nâng cao và hoạt động có chất lượng.

Mơ hình 3.2: Cơ chế quản lý liên kết xây dựng môi trƣờng giáo dục

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Cơ chế liên kết giữa các lực lượng trong xây dựng môi trường giáo dục thực chất là cách tổ chức việc liên kết, thơng qua đó thực hiện sự tác động qua lại giữa các lực lượng tham gia nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung đặt ra bao gồm những mối quan hệ đa dạng nhiều chiều. Chủ thể quản lý có trách nhiệm ở đây là lãnh đạo các cấp uỷ Đảng, chính quyền, lãnh đạo các cấp quản lý giáo dục ở địa phương và hiệu trưởng nhà trường tổ chức liên kết các lực lượng trong xây dựng môi trường giáo dục tập trung vào xây dựng các quy định, các cơ chế cụ thể sau:

a) Cơ chế liên kết giữa nhà trường và gia đình

Cơ chế liên kết giữa nhà trường và gia đình trong xây dựng môi trường giáo dục là xác định trách nhiệm, nhiệm vụ của Hội cha mẹ học sinh và của từng gia đình, từng phụ huynh trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung, biện pháp thực hiện nhiệm vụ giáo dục, quản lý học sinh và tạo điều kiện cho học sinh học tập và tham gia các hoạt động do trường, lớp tổ chức. Liên kết giữa nhà trường với gia đình cịn là để giúp nhà trường hiểu được hoàn cảnh, điều kiện sống của học sinh cũng như những khả năng, sở thích, năng khiếu và tính cách của các em từ đó mà phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu, góp phần định hướng tương lai cho học sinh. Nhà trường

GIA ĐÌNH NHÀ TRƢỜNG CÁC LỰC LƢỢNG

XÃ HỘI HỌC SINH

phải đóng vai trị chủ đạo trong mọi hoạt động và GVCN là các hạt nhân liên kết thông qua các cơ chế cụ thể sau:

- Phụ huynh học sinh đến trường: Việc phụ huynh đến trường thường là do hiệu trưởng hay GVCN mời khi học sinh vi phạm kỷ luật hoặc học tập không tiến bộ. Do vậy cần phải quy định việc phụ huynh có thể thường xuyên đến trường trao đổi, gặp gỡ GVCN, GVBM, Ban Giám hiệu, các tổ chức đồn thể để nắm bắt tình hình học tập của con em mình, cùng tìm tịi những biện pháp thích hợp để giáo dục học sinh có hiệu quả. Cần quan niệm rằng việc phụ huynh tới trường cịn để giúp họ hiểu rõ cơng việc giảng dạy và giáo dục của nhà trường và rèn luyện con em họ. Nhà trường phải biết huy động sự giúp đỡ của phụ huynh dưới nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với họ... Những cuộc gặp gỡ với phụ huynh cho phép xây dựng mối quan hệ giữa gia đình với nhà trường ngày một thân thiết hơn, đồng thời ngăn ngừa được những thiếu sót trong học tập và rèn luyện của học sinh. Tuy nhiên không nên lợi dụng việc phụ huynh đến trường vì những mục đích riêng tư, đồng thời phải có thái độ đúng mực trong việc tiếp xúc đó.

- Họp phụ huynh của lớp: Việc tổ chức các cuộc họp toàn thể phụ huynh của lớp là cơ chế liên kết hiệu quả nhất giữa GVCN, phụ huynh và được sử dụng một cách phổ biến. Đó là những cuộc họp được tổ chức theo lịch định kỳ tuỳ theo tình hình thực tế của địa phương, của nhà trường. Cuộc họp phụ huynh được tổ chức nhiều lần trong một năm học tuỳ theo vị trí, tính chất của cuộc họp mà nội dung của chúng hướng vào những công việc chủ yếu khác nhau. Thường vào mỗi năm học nhà trường tổ chức được 3 lần họp phụ huynh đó là vào đầu năm học, giữa năm học và cuối năm học.

Qua thực tế cho thấy, các cuộc họp phụ huynh nhà trường, đặc biệt là GVCN có điều kiện thuận lợi để hiểu về hồn cảnh từng gia đình học sinh (nhất là những học sinh cá biệt). Từ đó tìm ra những biện pháp giáo dục tốt, động viên được phụ huynh tích cực, nhiệt tình tham gia sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, đồng thời giúp họ làm quen với khoa học giáo dục gia đình, nắm được ngày càng đầy đủ, sâu sắc và vận dụng khoa học này có hiệu quả. Để các cuộc họp tồn thể phụ huynh học sinh đạt hiệu quả cao, GVCN cần phải biết cách điều khiển cuộc họp. Để điều khiển cuộc họp được tốt GVCN cần phải: Chuẩn bị cẩn thận, chu đáo, xác định mục tiêu của các cuộc họp một cách cụ thể, xây dựng nội dung một cách thiết thực và phong phú, tránh tình trạng biến

cuộc họp phụ huynh đơn thuần chỉ là: “Một hình thức thơng báo điểm và các khoản đóng góp”.

Khi tiến hành các cuộc họp GVCN cần khéo léo, tế nhị, kích thích được tính tích cực của các bậc phụ huynh trong việc đề ra các biện pháp liên kết với nhà trường, không được xúc phạm đến nhân cách học sinh, đến danh dự của các bậc phụ huynh. Sau mỗi lần tổ chức cuộc họp cần tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về nội dung và hình thức của lần họp đó để kỳ họp lần sau đạt kết quả tốt hơn.

- Thăm gia đình học sinh: Đây là cơ chế mà thực hiện tốt sẽ rất có hiệu quả tới từng học sinh, nhưng nó địi hỏi GVCN phải nhiệt tình, có trách nhiệm với học sinh, đi sâu sát học sinh. Trong khi thăm hỏi gia đình, GVCN có thể tìm hiểu được cụ thể hồn cảnh sống, lao động, học tập và tu dưỡng của học sinh, hiểu được sự giáo dục của gia đình, cùng gia đình kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình giáo dục. Khi trò chuyện với phụ huynh giáo viên hiểu được tính cách, hứng thú và khuynh hướng của các em đồng thời GVCN cũng đem lại cho gia đình những lời khuyên về mặt sư phạm trong việc tổ chức cơng việc ở nhà, những hình thức và phương pháp giáo dục cho các em... qua đó tạo ra và củng cố sự tin cậy lẫn nhau giữa hai bên. Nhờ vậy hiệu quả giáo dục học sinh sẽ được nâng cao.

Thơng qua cơ chế này có thể tạo nên những mối quan hệ, tình cảm khăng khít giữa nhà trường với phụ huynh và học sinh. Qua đó phụ huynh và học sinh dễ dàng bộc bạch những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giáo dục, tu dưỡng và rèn luyện học sinh ở trường cũng như ở nhà, giúp nhà trường đưa ra được các biện pháp kịp thời để liên kết với gia đình xây dựng mơi trường giáo dục học sinh có hiệu quả. Đồng thời cũng tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện để giúp các phụ huynh nâng cao nhận thức và có thêm những kiến thức sư phạm trong việc giáo dục con em họ.

- Sử dụng sổ liên lạc: Việc sử dụng sổ liên lạc để trao đổi thông tin hai chiều giữa nhà trường và gia đình là một cơ chế rất hữu hiệu.Trong suốt quá trình giáo dục, GVCN cần có kế hoạch định kỳ thơng báo cho gia đình học sinh biết kết quả tu dưỡng đạo đức, kết quả học tập và các mặt khác của con em họ qua sổ liên lạc, thường xuyên nhất nên là một tháng một lần.

Điều quan trọng là cùng với việc thông báo kết quả học tập và rèn luyện, cần phải có những lời nhận xét, đánh giá tồn diện, phản ánh những tiến bộ, những điểm

cơ bản của từng học sinh và những kiến nghị cần thiết với gia đình. Những nhận xét đánh giá và kiến nghị phải cụ thể khách quan, tránh chung chung hời hợt. Phụ huynh học sinh sau khi xem xét sổ liên lạc cần ghi rõ ý kiến của mình về những kết quả phấn đấu của con em mình cũng như về nhận xét đánh giá của GVCN. Chính sự thơng báo trao đổi ý kiến qua lại như vậy giúp cho cả nhà trường và gia đình thường xuyên và kịp thời thu được những thông tin cần thiết về học sinh để không ngừng điều chỉnh và hoàn thiện những tác động sư phạm, điều chỉnh và hoàn thiện sự liên kết trong xây dựng môi trường giáo dục.

- Sử dụng điện thoại, sổ liên lạc điện tử: Với sự phát triển của công nghệ thông tin, truyền thông hiện nay, việc trao đổi qua điện thoại, tin nhắn qua hệ thống sổ liên lạc điện tử với phụ huynh cũng là cơ chế liên kết giữa gia đình và nhà trường một cách hữu hiệu.

Với công nghệ sổ liên lạc điện tử hiện nay, mỗi nhà trường nên đăng ký một đầu số có tên trường của mình và cấp tài khoản cho các GVCN chủ động nhắn tin cho một phụ huynh hoặc nhiều phụ huynh bất cứ khi nào cần thiết. Sử dụng cơ chế này để thơng báo tình hình học tập, tu dưỡng đạo đức của học sinh giữa GVCN và phụ huynh đặc biệt là khi có những biến động đột xuất. Hình thức này có tác dụng thơng tin nhanh để xử lý kịp thời những sự việc cần giải quyết tức thì và đặc biệt có tác dụng đối với việc giáo dục học sinh cá biệt.

- Cơ chế trách nhiệm thông qua cơ quan, đơn vị, tổ chức phụ huynh làm việc: Đây là một cơ chế mang lại hiệu quả giáo dục to lớn, song thực tế lại ít được quan tâm đúng mức, thậm chí ở nhiều nơi cịn chưa hề thực hiện. Cơ chế này đặc biệt có hiệu quả với các bậc phụ huynh đã có thành tích trong cơng tác giáo dục con cái, xây dựng gia đình hạnh phúc. Việc động viên khen thưởng của cơ quan đối với học sinh và phụ huynh sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của các bậc phụ huynh có con chăm ngoan và cũng tạo ra phong trào trong toàn cơ quan về ý thức trách nhiệm đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Mặt khác làm cho con em của các gia đình trong cơ quan thấy được trách nhiệm học tập, rèn luyện ở trường ảnh hưởng đến cả cha mẹ ở cơ quan công tác.

b) Cơ chế liên kết giữa nhà trường và Hội cha mẹ học sinh

Hội CMHS là một tổ chức quần chúng của phụ huynh được thành lập với sự tư vấn của nhà trường. Hội có vai trị to lớn trong việc thực hiện các cơ chế liên kết thực

hiện các hoạt động xây dựng môi trường giáo dục giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Cụ thể như sau:

- Là cầu nối giữa nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động liên kết trong xây dựng môi trường giáo dục ở nhà trường, trong gia đình và ngồi xã hội.

- Tuyên truyền phổ biến những hiểu biết phổ thông về khoa học giáo dục nói chung, khoa học sư phạm giáo dục gia đình nói riêng với sự giúp đỡ của nhà trường. Đồng thời động viên, hướng dẫn các bậc cha mẹ và quần chúng nhân dân tham gia đóng góp cơng sức, tiền của một cách có ý thức vào cơng việc xây dựng mơi trường giáo dục học sinh nói chung và con em mình nói riêng.

- Tổ chức động viên CMHS thực hiện cơng tác xã hội hóa giáo dục, đóng góp cơng sức, tiền của vào việc tu sửa, trang bị cơ sở vật chất của nhà trường xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh cho con em.

Muốn thực hiện tốt cơ chế này đòi hỏi trước hết Ban Giám hiệu nhà trường, GVCN phải nắm vững phương pháp vận động quần chúng trong giáo dục, biết vận động quần chúng có nhiệt tình, có uy tín đối với CMHS và học sinh. GVCN phải là những người công tâm trong giáo dục, đánh giá khách quan, cơng bằng về q trình rèn luyện, tu dưỡng và học tập của học sinh.

Mặt khác những người đại diện CMHS phải là những người có uy tín, gia đình hạnh phúc, con em họ phải là người học tập tốt, có đạo đức và nhân cách, bản thân và gia đình học sinh là tấm gương cho người khác noi theo. Cần hiểu rằng uy tín, kết quả hoạt động của Hội CMHS được duy trì khơng phải bằng luật pháp mà phụ thuộc vào uy tín, năng lực tổ chức hoạt động và phối hợp hoạt động của Ban đại diện CMHS và của GVCN.

c) Cơ chế liên kết giữa nhà trường và các lực lượng xã hội

Cơ chế liên kết giữa nhà trường và các lực lượng xã hội trong xây dựng môi trường giáo dục chính là những cách thức liên kết, những tác động giáo dục giữa nhà trường và các lực lượng xã hội trong địa bàn dân cư nơi trường đóng và nơi học sinh sinh sống. Mục đích của việc xây dựng cơ chế này một mặt là xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp trong lĩnh vực của đời sống xã hội (trong lao động sản xuất, trong bảo vệ trật tự an ninh xã hội, trong đời sống văn hóa cộng đồng, trong sinh hoạt gia

đình) có tác dụng như là những mối quan hệ giáo dục. Nhờ đó xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh và rộng khắp, khép kín khơng gian và theo thời gian, phát huy tối đã những ảnh hưởng tích cực và hạn chế tối thiểu những ảnh hưởng tiêu cực tới học sinh.

Nhà trường chủ động liên kết với các lực lượng xã hội xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh ở trong cộng đồng dân cư, nơi học sinh sinh sống và học tập, lao động, vui chơi. Đó chính là mơi trường gần gũi quen thuộc đối với các em, là môi trường hằng ngày ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của các em. Cộng đồng dân cư cũng chính là nơi ở là môi trường xã hội trực tiếp điều chỉnh quan hệ của gia đình với các gia đình và các thành viên của mỗi gia đình. Việc xây dựng gia đình, nhà trường và cộng đồng thành một mơi trường xã hội giáo dục thống nhất, lành mạnh có một sức mạnh rất lớn đến sự phát triển nhân cách học sinh. Cụ thể:

- Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh thông qua các phong trào xây dựng khu dân cư văn hóa, xây dựng nơng thơn mới. Việc đó là vơ cùng cần thiết bởi lẽ khơng khí gia đình êm đềm hịa thuận, người lớn mẫu mực trong cuộc sống, lao động cần cù nghiêm túc, say mê học tập, luôn quan tâm đến con em sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ý thức động cơ, thái độ, nghị lực học tập và rèn luyện của con em và chính điều đó là động lực thơi thúc các em vươn lên trong học tập, rèn luyện tốt hơn để xứng đáng với gia đình và góp phần phát huy truyền thống gia đình.

- Xây dựng môi trường lành mạnh thông qua việc tổ chức liên kết với các cơ quan, đơn vị, công an, bộ đội, dân quân tự vệ, y tế, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội... bằng nhiều hình thức như kết nghĩa đỡ đầu, bảo trợ tham gia tổ chức hoạt động giáo dục học sinh. Trên cơ sở đó nhà trường tổ chức các hoạt động liên kết để xây dựng môi trường giáo dục như tuyên truyền cổ động cho các công tác: dân số - kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sự liên kết của trường trung học phổ thông với các lực lượng xã hội trong xây dựng môi trường giáo dục hiện nay (Trang 121 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)