Điều kiện và cơ chế liên kết của trường THPT với các lực lượng xã hội trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sự liên kết của trường trung học phổ thông với các lực lượng xã hội trong xây dựng môi trường giáo dục hiện nay (Trang 59)

1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.4.4. Điều kiện và cơ chế liên kết của trường THPT với các lực lượng xã hội trong

xây dựng môi trường giáo dục

Để phát huy được tối đa tiềm năng của toàn xã hội, tinh thần trách nhiệm, tự nguyện, tự giác của các lực lượng xã hội tham gia liên kết với trường THPT để xây dựng mơi trường giáo dục có hiệu quả thì các hoạt động liên kết phải phù hợp với trình độ phát triển về kinh tế và văn hóa của thực tế địa phương, trình độ nhận thức của mỗi gia đình học sinh và các lực lượng xã hội, thời gian thuận tiện để các thành viên trong nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội gắn kết với nhau, đồng thời cần có những quy chế, quy định để các thành viên có điều kiện thực hiện tốt sự liên kết.

Về mặt cơ chế: Nhà trường có vai trị chủ đạo trong q trình liên kết, trong đó hiệu trưởng nhà trường là người tham mưu, vạch ra kế hoạch, chịu trách nhiệm chỉ đạo mọi hoạt động liên kết giữa nhà trường với các lực lượng xã hội trong xây dựng môi trường giáo dục.

Giáo viên chủ nhiệm là lực lượng nịng cốt có trách nhiệm thực hiện các chỉ đạo liên kết giữa nhà trường với các lực lượng xã hội của hiệu trưởng nhằm kết hợp với mỗi gia đình học sinh và các lực lượng xã hội để thống nhất mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục học sinh.

Đồn thể trong nhà trường (cơng đồn, đồn thanh niên…) là những bộ phận liên kết giữa giáo viên chủ nhiệm dưới sự chỉ đạo thống nhất của hiệu trưởng nhà trường.

Gia đình và các lực lượng xã hội có vai trị chủ động để thực hiện trong quá trình liên kết như là: Thông qua quy chế, thống nhất với nhà trường qua kế hoạch và biện pháp thực hiện; nhận thức đúng trách nhiệm liên kết với nhà trường để giáo dục học sinh theo Luật Giáo dục đã ban hành; chủ động liên hệ với nhà trường để nắm vững mục tiêu giáo dục, tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức, thường xuyên gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm, nhà trường để biết tình hình học tập, rèn luyện của học sinh…

1.5. Quản lý sự liên kết của trƣờng THPT với các lực lƣợng xã hội trong xây dựng môi trƣờng giáo dục

Đối với giáo dục THPT thì ngồi việc trang bị kiến thức, việc hình thành cho các em phương pháp học tập, tư duy, khả năng thích ứng với cuộc sống cũng là một vấn đề quan trọng. Vì thế, việc quản lý trường THPT là người quản lý tác động như thế nào đến các thành tố giáo dục để đạt được mục tiêu mong muốn. Bên cạnh sự quản lý liên kết chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình thì khơng thể khơng nói tới vai trị giáo dục của xã hội ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Giáo dục xã hội bao gồm hoạt động giáo dục do các đoàn thể nhân dân tham gia như chính quyền địa phương, đồn thanh niên, cộng đồng dân cư, hội phụ nữ, công an... tổ chức cho các em tham gia vào các hoạt động xã hội tạo thành môi trường giáo dục rộng lớn cho các em. Việc tổ chức hướng dẫn các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh tạo điều kiện cho sự liên kết các lực lượng chặt chẽ hơn và đồng bộ hơn giúp cho việc giáo dục học sinh một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất.

Quản lý sự liên kết của trường THPT với các lực lượng xã hội trong xây dựng mơi trường giáo dục chỉ có kết quả khi xác định trách nhiệm quyền hạn của các bên thông qua nội dung và mức độ tham gia, cụ thể: Nhà trường với chức năng của mình là chủ thể quản lý, đóng vai trị chủ đạo, tạo mọi điều kiện để gia đình và cộng đồng tham gia các hoạt động giáo dục học sinh.Gia đình và các lực lượng xã hội có trách nhiệm tham gia vào các hoạt động của nhà trường trên tinh thần tự nguyện, tự giác.

Quản lý sự liên kết của trường THPT với các lực lượng xã hội là sự liên kết, tác động qua lại một cách biện chứng giữa các lực lượng giáo dục nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng GD&ĐT trong nhà trường.

Đó chính là quản lý sự liên kết các lực lượng xã hội theo kế hoạch đã bàn và được cam kết nhằm thống nhất giữa nhà trường và các lực lượng xã hội về mục tiêu, nội dung, phương pháp để xây dựng môi trường giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội; có sự đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động, lấy ý kiến đánh giá phản hồi từ phía học sinh, giáo viên, các lực lượng về hiệu quả các hoạt động đã thực hiện. Một mặt nhà trường đóng vai trị chủ đạo trong việc giáo dục học sinh, đồng thời có trách nhiệm chủ động tham mưu, liên kết với các lực lượng xã hội trong tổ chức các hoạt động xây dựng môi trường giáo dục. Mặt khác nhà trường cần giúp đỡ, hỗ trợ cụ thể cho các bậc phụ huynh trong việc giáo dục con cái. Với tư cách là chủ thể giáo dục, gia đình tiêu biểu là các bậc phụ huynh có trách nhiệm chủ động hợp tác với nhà trường trong việc giáo dục con em mình, tránh tư tưởng khốn trắng cho nhà trường hoặc tự đề ra những yêu cầu giáo dục đi ngược lại mục tiêu giáo dục của nhà trường quy định.

Quản lý sự liên kết giữa nhà trường với các lực lượng xã hội nhằm xây dựng môi trường giáo dục học sinh về bản chất là quá trình tổ chức quản lý việc liên kết giáo dục của nhiều lực lượng cùng tham gia trong đó nhà trường đóng vai trị là chủ thể quản lý để tạo ra sự thống nhất chung của các lực lượng, nhằm huy động hợp lý nhất khả năng của các lực lượng phù hợp với mục tiêu, nội dung, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục học sinh.

Mục tiêu của quản lý sự liên kết của trường THPT với các lực lượng xã hội trong xây dựng mơi trường giáo dục là làm cho q trình giáo dục vận hành đồng bộ, hiệu quả, tạo ra bầu khơng khí hăng hái và thuận lợi để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường, gia đình và ở khắp mọi nơi ngồi xã hội. Muốn thực hiện tốt mục tiêu trên, nhà trường là chủ thể quản lý phải thực hiện tốt quy trình quản lý sau:

1.5.1. Xây dựng kế hoạch liên kết

Nhà trường, đặc biệt là hiệu trưởng phải chủ động tham mưu với các cấp chính quyền, đứng ra tập hợp các lực lượng xây dựng kế hoạch thực hiện bằng việc bàn bạc, lấy ý kiến thống nhất với các lực lượng về mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động liên kết để xây dựng môi trường giáo dục học sinh ở nhà trường, gia đình và ngồi xã hội.

Xây dựng kế hoạch là quá trình lập các mục tiêu và xác định các nguồn lực, các hoạt động nào cần thực hiện để hồn thành mục tiêu. Đây chính là việc xem xét các bối cảnh với những đặc trưng liên quan đến quản lý của nhà trường và đặc biệt là quản lý sự liên kết với các lực lượng xã hội. Thông tin từ đánh giá các bối cảnh cho biết hiện trạng để thiết lập các mục tiêu và thực hiện các hoạt động liên kết.

Để đánh giá bối cảnh, nhà trường cần phân tích để xác định được các điểm mạnh và hạn chế bên trong, cũng như các cơ hội và thách thức/đe dọa từ bên ngồi thơng qua phân tích SWOT để hiểu rõ hiện trạng về quản lý huy động sự tham gia liên kết của các lực lượng trong xây dựng môi trường giáo dục. Phân tích bối cảnh có thể được thực hiện tất cả hay theo nhóm hoặc nhóm vấn đề và đi đến nhất trí lựa chọn các mặt mạnh để phát huy, các cơ hội để tận dụng, các mặt yếu cần cải tiến và các thách thức để vượt qua theo một trình tự ưu tiên, dựa trên nhận thức về kết quả đánh giá hiện trạng. Nói cách khác, thực hiện thường xun những phân tích này sẽ giúp nhà trường xác định được những gì cần làm để khắc phục các khó khăn khi quản lý sự liên kết của nhà trường với các lực lượng xã hội.

Xây dựng kế hoạch phải có mục tiêu rõ ràng, thể hiện một cách đi, thông qua những hành động cụ thể để thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu kế hoạch đặt ra thích hợp qua kết quả phân tích SWOT. Kế hoạch cịn phải thể hiện cách thức, giải pháp đạt được các mục tiêu ưu tiên, nội dung cụ thể của các hành động trong chuỗi hành động của phương án, những kết quả kỳ vọng sẽ đạt được từ những hành động, tận dụng được tối đa các “cơ hội” từ bên ngoài cũng như “thế mạnh” bên trong nhà trường và giảm thiếu tối đa tác động của các hạn chế bên trong cũng như các thách thức từ mơi trường bên ngồi.

Hơn nữa, để xây dựng các giải pháp đạt tới mục tiêu quản lý sự liên kết của trường THPT với các lực lượng xã hội trong xây dựng mơi trường giáo dục cịn cần xác định rõ ràng lực lượng cần huy động vào hoạt động nào, bao gồm việc hợp tác và quan hệ ràng buộc giữa các bên liên quan tới nhà trường, cụ thể ở đây là giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh và các lực lượng. Vì vậy, cần hiểu rõ những quan hệ của nhà trường với các đối tượng trên, xem xét mức độ tham gia, sự hỗ trợ và chịu trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức đối với nhà trường nhằm tạo được sự thống nhất,

thần trách nhiệm, tự nguyện, tự giác tham gia của các lực lượng xã hội trong xây dựng môi trường giáo dục.

Tiếp theo, cần thường xuyên đánh giá được nhu cầu cũng như thế mạnh, hạn chế của các lực lượng xã hội để không chỉ xác định được số lượng và chất lượng của các nguồn nhân lực và vật lực sẵn có trong cộng đồng, mà cịn phải cơng khai và lồng ghép các nguồn lực này vào kế hoạch để huy động sử dụng có hiệu quả.

Kế hoạch phải được xây dựng theo từng tháng, từng kỳ, cả năm học, cho từng giai đoạn và phải phù hợp với tình hình điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Các nội dung chính của kế hoạch cần được chi tiết tại nhiều cấp độ khác nhau. Mục tiêu và giải pháp xác định cho các cấp độ này phải định hướng cho việc thực hiện, kiểm tra và đánh giá. Các nội dung phải được xây dựng theo từng thời gian cụ thể để đảm bảo kế hoạch được thực hiện theo một trình tự logic và hợp lý. Các bên liên quan tham gia phải được giao nhiệm vụ cụ thể và chịu trách nhiệm với cơng việc của mình. Kế hoạch cần phải được ghi chép, xem xét và cải tiến liên tục.

Một vấn đề cần quan tâm nữa đó là trong giai đoạn lập kế hoạch cần xác định trước được các nội dung nào của quá trình liên kết sẽ được đánh giá và chi tiết thành các chỉ số thực hiện để đánh giá sự thành cơng của q trình cũng như việc xác định thông tin cần thiết cần thu thập để đo, đánh giá... Cuối cùng là đánh giá công tác lập kế hoạch nhằm xem xét kế hoạch có thích hợp và khả thi với các mục tiêu đề ra, hiệu quả hoạt động, tác động và tính bền vững của kế hoạch.

1.5.2. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các hoạt động liên kết

Với vai trị của mình thì nhà trường là chủ thể quản lý trong việc tổ chức, chỉ đạo các lực lượng thực hiện các hoạt động liên kết, bao gồm: phân công, phân nhiệm rõ ràng cho từng lực lượng thực hiện các nội dung của hoạt động liên kết, các hình thức, biện pháp để thực hiện các hoạt động liên kết, sự liên kết giữa các lực lượng và việc huy động các lực lượng tham gia liên kết để xây dựng môi trường giáo dục phù hợp với điều kiện, khả năng thực tế của từng lực lượng nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch liên kết trong xây dựng mơi trường giáo dục là tiến trình chuyển kế hoạch thành những hoạt động huy động sự tham gia của các lực lượng nhằm đạt các mục tiêu kế hoạch đã đề ra một cách có hiệu quả. Tổ chức, chỉ đạo thực

hiện kế hoạch thường chịu tác động bởi nhân tố quản lý nguồn lực và các hoạt động quản lý trong nhà trường và của các lực lượng, cụ thể:

Nguồn lực là tất cả những yếu tố và phương tiện mà nhà trường có quyền chi phối, điều khiển sử dụng để thực hiện mục tiêu của kế hoạch. Nguồn lực thường được chia thành: nguồn nhân lực (con người), nguồn tài lực (nguồn tài chính) và nguồn vật lực (nguồn cơ sở vật chất) và thông tin. Mặt khác, nguồn lực còn được chia thành nguồn lực bên trong và bên ngoài. Nguồn lực bên trong của nhà trường là tài sản mà nhà trường sở hữu hoặc kiểm soát được như nhân lực, tài chính, CSVC, hệ thống thơng tin... Nguồn lực bên ngồi nhà trường trường là những đóng góp về vật lực và tài lực của các lực lượng xã hội cho nhà trường và đặc biệt là sự tham gia của các lực lượng vào các hoạt động xây dựng môi trường giáo dục.

Để quản lý tốt nguồn lực trong liên kết các lực lượng xây dựng môi trường giáo dục, nhà trường cần phải xác định rõ đâu là nguồn lực hiện có, đâu là nguồn lực cần thiết để huy động các lực lượng. Sau khi xác định nguồn lực hiện có sẽ so sánh với các yêu cầu dự kiến để biết được hoạt động nào đang có nhiều nguồn lực, hoạt động nào đang có ít để phân bổ sử dụng hợp lý. Việc sử dụng hợp lý các nguồn lực có vai trị quyết định đến hiệu quả quản lý sự liên kết của nhà trường với các lực lượng xã hội trong xây dựng môi trường giáo dục.

Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch liên kết là quá trình quản lý đóng vai trị quan trọng, vì ngay cả khi được lập kế hoạch và hỗ trợ tốt thì việc quản lý huy động sự tham gia của các lực lượng xã hội vẫn cần có các hoạt động, quá trình quản lý khả thi và hợp lý nếu muốn có kết quả tốt. Thực tế, để tổ chức, chỉ đạo thực hiện thành công kế hoạch liên kết, đòi hỏi nhà trường phải xây dựng và vận hành được một khung quản lý (cấu trúc tổ chức, mơi trường/văn hóa, hệ thống giao tiếp, hỗ trợ, nâng cao năng lực, bồi dưỡng kiến thức...) thích hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động tối đa các lực lượng tham gia liên kết.

Để quản lý, tổ chức chỉ đạo tốt các hoạt động liên kết trong xây dựng môi trường giáo dục, nhà trường cần tham mưu thành lập HĐGD gồm đại diện Đảng bộ, chính

quyền địa phương, các tổ chức trong trường, hội phụ huynh, các lực lượng xã hội. HĐGD có chức năng góp ý kiến với cấp ủy Đảng và UBND cùng cấp về công tác giáo dục và cùng với nhà trường và các lực lượng xã hội xây dựng môi trường giáo dục ở địa phương, là cầu nối liên kết giữa nhà trường và xã hội, giữ vai trò lãnh đạo, quyết nghị các chủ trương lớn; theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc quản lý của nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả và sức mạnh của cộng đồng trong giáo dục học sinh; tổ chức thực hiện các hoạt động liên kết theo mục tiêu, nội dung, biện pháp đã thống nhất; hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục; bồi dưỡng kiến thức, phương pháp giáo dục cho các lực lượng; tổ chức giáo dục học sinh hạnh kiểm yếu tiếp tục rèn luyện trong dịp nghỉ hè ở địa phương; giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém, nghèo, khuyết tật, có hồn cảnh khó khăn; vận động học sinh bỏ học tiếp tục đi học...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sự liên kết của trường trung học phổ thông với các lực lượng xã hội trong xây dựng môi trường giáo dục hiện nay (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)