1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề
3.2. Biện pháp quản lý sự liên kết của trường THPT với các lực lượng xã hội trong xây
3.2.1. Xây dựng kế hoạch quản lý sự liên kết của trường THPT với các lực lượng xã
hội trong xây dựng môi trường giáo dục
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Bất kỳ việc gì muốn đạt được mục tiêu, hiệu quả như mong muốn cũng cần phải xây dựng chương trình, kế hoạch để thực hiện. Kế hoạch là cầu nối giữa hiện tại và tương lai, chỉ ra phương hướng, nội dung, hình thức và phương pháp cho mọi hành động. Việc lập kế hoạch quản lý sự liên kết của trường THPT với các lực lượng xã hội trong xây dựng môi trường giáo dục phải căn cứ vào thực tế, điều kiện, tiềm năng của nhà trường và các lực lượng xã hội tại địa phương để đạt được mục tiêu sau:
Xây dựng được một kế hoạch quản lý hợp lý, linh hoạt, cụ thể, chi tiết, khoa học, thống nhất về mục tiêu, nội dung, hình thức, biện pháp thực hiện giữa các lực lượng, có tính khả thi cao phù hợp với tình hình thực tế, tiềm năng, điều kiện của nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội ở địa phương trong việc liên kết xây dựng môi trường giáo dục học sinh.
3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Việc xây dựng kế hoạch hoạt động liên kết giữa trường THPT với các lực lượng xã hội trong xây dựng môi trường giáo dục là việc làm quan trọng nhất của quá trình
quản lý, vì chỉ trên cơ sở phân tích thực trạng, những thuận lợi, khó khăn, căn cứ vào những tiềm năng, khả năng sẵn có mà xác định rõ mục tiêu, nội dung hoạt động, các biện pháp cần thiết phù hợp với thực tiễn. Chủ thể quản lý có trách nhiệm là hiệu trưởng nhà trường trên cơ sở thống nhất về mục tiêu, xác định rõ nội dung, các biện pháp, hình thức tổ chức các hoạt động liên kết trong xây dựng môi trường giáo dục mà các lực lượng cần tham gia. Phân định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của nhà trường, gia đình, các lực lượng xã hội và các bộ phận liên quan. Định rõ thời gian công việc hoạt động liên kết của từng lực lượng một cách hợp lý và đảm bảo khả năng thực hiện. Thống nhất về cách thức và trao đổi thông tin về cách kiểm tra, đánh giá. Kết quả cần đạt được trong quá trình xây dựng kế hoạch là phải xây dựng một kế hoạch chung và kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn cụ thể của nhà trường, cho gia đình học sinh và các lực lượng xã hội tham gia liên kết. Kế hoạch phải có tính khả thi và tính hiệu quả. Kế hoạch phải được sự nhất trí cao của các lực lượng liên kết tham gia thực hiện.
+ Bước 1: Khảo sát những đặc điểm, tình hình, những thuận lợi, khó khăn của
nhà trường, gia đình, các lực lượng xã hội tham gia liên kết để xây dựng môi trường giáo dục học sinh; khảo sát nhu cầu học tập, rèn luyện của học sinh trong nhà trường, gia đình và xã hội. Cụ thể:
- Điều kiện về cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường; trình độ chun mơn và hồn cảnh cụ thể của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên; điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường phục vụ tổ chức các hoạt động giáo dục; điều kiện về các nguồn lực, tài chính của nhà trường, các mối quan hệ liên quan hỗ trợ…
- Tình hình đặc điểm kinh tế, xã hội, giao thông, công nghệ thông tin, truyền thơng, internet, truyền thống văn hóa, lịch sử của gia đình và địa phương; trình độ dân trí; hoạt động của chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể, các cơ quan, đơn vị, các tổ chức xã hội, các đơn vị sản xuất kinh doanh, điều kiện tham gia đóng góp của phụ huynh và các lực lượng xã hội, các yếu tố ảnh hưởng tới việc liên kết xây dựng môi trường giáo dục…
- Lực lượng có khả năng tham gia liên kết giáo dục đạo đức pháp luật, truyền thống, lý tưởng, nhận thức chính trị cho thanh niên học sinh, sinh viên bao gồm cả thầy cô giáo đã nghỉ hưu, luật gia, quản lý đồn thể Đảng, chính quyền, các hội cựu
chiến binh, lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, những tấm gương trong sản xuất, kinh doanh thời kỳ đổi mới, cán bộ các Viện Bảo tàng …
- Lực lượng tham gia liên kết thực hiện phát triển trí tuệ cần huy động thầy, cô giáo các cấp (Hội giáo chức); các cán bộ quản lý, nghiên cứu khoa học của các lĩnh vực.
- Lực lượng tham gia liên kết giáo dục thể chất, ngoài các cán bộ giảng dạy TDTT của các trường, cần nắm thật chắc các vận động viên, huấn luyện viên của các câu lạc bộ TDTT, các y sĩ, bác sĩ… những người có kiến thức chuyên ngành về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người.
- Để tham gia liên kết giáo dục thẩm mỹ, cần thu hút các nhà hoạt động nghệ thuật âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc, văn nghệ sĩ, phụ trách các danh lam thắng cảnh, nhà văn, nhà thơ …
- Để giáo dục lao động hướng nghiệp cần thu hút các nhà doanh nghiệp, những nhà sản xuất giỏi, nghệ nhân nghề truyền thống, bác sĩ, kỹ sư, những nhà thiết kế…
- Cần lưu ý khi khảo sát điều tra thống kê phải ghi thật cụ thể tên, tuổi, địa chỉ, đặc điểm hoàn cảnh, khả năng tham gia phối hợp trong hoạt động với nhà trường. Thống kê theo các mặt giáo dục chỉ là tương đối vì có người tham gia nhiều lĩnh vực. Nhiều người có khả năng chun mơn nhưng khơng có thời gian khó thực hiện được kế hoạch liên kết.
- Ngồi việc khảo sát đội ngũ cán bộ chuyên gia, cần thống kê tất cả những câu lạc bộ, các trung tâm dạy nghề đào tạo của nhà nước và tư nhân.
- Khi khảo sát thống kê các cơ sở có khả năng liên kết trong việc hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất để xây dựng mơi trường giáo dục cũng cần có những thơng tin về tổ chức như tên đơn vị, giám đốc, địa chỉ, điện thoại, chức năng nhiệm vụ của đơn vị, khả năng tham gia liên kết đào tạo và hoạt động giáo dục …( cơ sở vật chất, đội ngũ chuyên môn, các lĩnh vực dạy học, dạy nghề …).
- Khảo sát nhu cầu học tập, rèn luyện của học sinh thông qua khảo sát đánh giá nhu cầu của học sinh một cách tồn diện về học lực các mơn học, kiểm tra chung để phân loại; đánh giá nhu cầu, sở thích của học sinh thơng qua một phiếu điều tra tâm lý học xã hội của mỗi lớp, khối lớp để có những thơng tin tổng hợp phân loại: Học sinh khá giỏi, trung bình, yếu kém (từng mơn); Học sinh có năng khiếu (từng loại nhạc,
+ Bước 2: Xây dựng kế hoạch. Trong xây dựng kế hoạch, việc thống nhất mục
tiêu giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong xây dựng môi trường giáo dục cho học sinh theo định hướng XHCN của Đảng và Nhà nước đã đề ra là một khâu hết sức quan trọng đó là: "Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Trong kế hoạch phải xác định cụ thể mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, chỉ tiêu phấn đấu, mức huy động về nhân lực, tài lực, vật lực,...Việc xây dựng kế hoạch hoạt động cần chỉ rõ nội dung, cách thức, biện pháp tiến hành; mỗ i nội dung cơng việc cần có biện pháp kèm theo.
Hệ thống các biện pháp yêu cầu phải có ở các mức độ tổng quát, cụ thể nhằm giải quyết nội dung công việc đã định. T uy nhiên các biện pháp phải phù hợp với thực tế cơng việc và hồn cảnh hiện tại, đồng thời các biện pháp đó khơng phải là duy nhất.
Trong kế hoạch cũng phải dự kiến đối tượng sẽ thực hiện các hoạt động giáo dục. Đối tượng phải bao gồm cả học sinh, phụ huynh, nhà giáo dục và các lực lượng xã hội. Trong từng hoạt động giáo dục có nhiều đối tượng tham gia nên kế hoạch phải phân công, phân nhiệm rõ ràng, bố trí cơng việc phù hợp trên cơ sở đó mới động viên được các đối tượng tham gia tích cực, có hiệu quả cao, đồng thời khai thác được triệt để thế mạnh của các lực lượng tham gia liên kết xây dựng môi trường giáo dục.
Tuỳ theo từng chủ đề liên kết thực hiện các hoạt động mà có những kế hoạch cụ thể khác nhau. Các loại kế hoạch bao gồm: Kế hoạch cho cả năm học; Kế hoạch cho mỗi học kỳ; Kế hoạch cho mỗi tháng; Kế hoạch cho mỗi tuần; Kế hoạch cho các ngày lễ lớn; Kế hoạch cho từng hoạt động giáo dục cụ thể…
Việc tổ chức thực hiện kế hoạch chính là giai đoạn hiện thực hóa những ý tưởng đã được kế hoạch hóa để đưa công việc đạt mục tiêu đã đề ra. Muốn tổ chức được tốt phải cần có sự bố trí cơng việc một cách khoa học với những lực lượng, những con người theo công việc cụ thể một cách hợp lý để mọi người đều thấy hài lòng và hứng
thú với nhiệm vụ được giao, tạo nên sự cộng đồng trách nhiệm của các lực lượng tham gia để hồn thành có hiệu quả kế hoạch đã đề ra.
Trong kế hoạch không thể thiếu các hoạt động kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tiễn đặt ra khi thực hiện các hoạt động liên kết. Phải phân định rõ thời gian kiểm tra, đánh giá; thành phần tham gia kiểm tra, đánh giá; các đối tượng, hoạt động được kiểm tra, đánh giá; lịch họp thông báo kết quả, rút kinh nghiệm và có các biện pháp chỉ đạo thực hiện tiếp theo cho phù hợp. Kế hoạch cũng phải đề rõ những hình thức khen thưởng hay kỷ luật những lực lượng, đối tượng tham gia liên kết không thực hiện đầy đủ và đúng các nội dung, mục tiêu đã đề ra để kịp thời động viên, khuyến khích những việc làm tốt, chấn chỉnh kịp thời những việc làm chưa tốt để nâng cao hiệu quả liên kết trong xây dựng môi trường giáo dục.
+ Bước 3: Phê duyệt kế hoạch thực hiện. Để kế hoạch có tính khả thi cao, được
sự đồng thuận tham gia thực hiện của tất cả các lực lượng từ nhà trường, gia đình đến các lực lượng xã hội, sau khi dự thảo xong kế hoạch chúng ta cần phải:
- Gửi đến các tổ chức trong nhà trường như Cơng đồn, Đồn TNCS Hồ Chí Minh, các tổ chun mơn, Hội CMHS, các lực lượng xã hội để tổ chức nghiên cứu, góp ý kiến bổ sung.
- Tổ chức họp các lực lượng tham gia liên kết để phổ biến dự thảo kế hoạch tới tất cả các thành viên. Các thành viên nghiên cứu cụ thể dự thảo kế hoạch từ mục tiêu, nội dung, hình thức đến từng biện pháp tổ chức thực hiện các hoạt động liên kết để xây dựng mơi trường giáo dục; có ý kiến góp ý trực tiếp cho ban soạn thảo hoặc bằng các kênh thơng tin chính thức khác.
- Tổ chức thu thập các ý kiến đóng góp của các lực lượng, chỉnh sửa, điều chỉnh lại kế hoạch, thông qua kế hoạch với các lực lượng để thống nhất kế hoạch trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tranh thủ ý kiến đóng góp của Đảng uỷ, UBND các xã, UBND huyện, phòng Giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo để nhận được sự ủng hộ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương của ngành dọc cấp trên để thực hiện kế hoạch.
Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch, các phần kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm hoặc điều chỉnh các mục tiêu, nội dung, hình thức, biện pháp thực hiện của kế
hoạch cần phải được bổ sung đầy đủ vào phần bổ sung kế hoạch để làm căn cứ sơ kết, tổng kết và xây dựng kế hoạch tiếp theo.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Các lực lượng tham gia đều phải có ý thức thống nhất được tầm quan trọng của việc liên kết để xây dựng môi trường giáo dục học sinh.
Việc xây dựng kế hoạch phải được các lực lượng thống nhất về mục tiêu, nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức thực hiện các hoạt động liên kết trong xây dựng môi trường giáo dục.
Các lực lượng tham gia liên kết phải có quyết tâm thực hiện đúng kế hoạch đã thống nhất.
Đảm bảo sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, hợp lý, tránh chồng chéo hoặc dư thừa, phát huy được tối đa tiềm năng của các lực lượng.
Phải tận dụng mọi hình thức trực tiếp, hay gián tiếp, đơn giản khơng mất nhiều thời gian nhưng có hiệu quả.
Tóm lại: Việc xây dựng kế hoạch quản lý sự liên kết của trường THPT với các lực lượng xã hội trong xây dựng môi trường giáo dục là phải tuân thủ đúng quy trình xây dựng kế hoạch đầy đủ các bước từ khảo sát đánh giá tình hình, dự thảo xây dựng kế hoạch, lấy ý kiến tham gia góp ý, phê duyệt kế hoạch đến điều chỉnh, bổ sung kế hoạch; làm cho mỗi lực lượng, tổ chức, bộ phận, cá nhân phải nắm chắc nhiệm vụ của mình, tình hình, đặc điểm của mình, nghiêm chỉnh thực hiện nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, người quản lý phải có kiến thức, kỹ năng trong việc xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch để bản kế hoạch thực sự mang tính khoa học, chính xác và phù hợp, vừa tạo thuận lợi và đồng bộ cho q trình thực hiện, vừa có khả thích ứng với sự biến đổi của môi trường bên ngồi nhà trường. Trong kế hoạch của mình, nhà quản lý phải tính đến việc phân cơng rạch ròi, hợp lý, tránh chồng chéo hoặc dư thừa. Khi giao nhiệm vụ, nhà quản lý phải thể hiện sự tin tưởng cao.
3.2.2. Củng cố và phát triển Hội đồng Giáo dục các cấp thống nhất quản lý sự liên kết của trường THPT với các lực lượng xã hội trong xây dựng môi trường giáo dục
Củng cố và phát triển Hội đồng Giáo dục các cấp nhằm tập hợp các tổ chức quản lý nhà nước, nhà trường và các lực lượng xã hội để thống nhất quản lý chỉ đạo, điều hành các vấn đề về giáo dục trong đó có việc tổ chức các hoạt động xây dựng môi trường giáo dục học sinh trong và ngoài nhà trường.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Ngày 19/3/1981, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 124-CP về việc thành lập HĐGD ở các cấp. Nhưng trong Quyết định chỉ nêu là thành lập HĐGD ở cấp tỉnh, thành phố, đặc khu, huyện, quận, xã, phường với nhiệm vụ là góp ý với chính quyền cùng cấp về các vấn đề giáo dục và động viên, tổ chức, phối hợp, sử dụng hợp lý các lực lượng xã hội để phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương theo đúng chủ trương cải cách giáo dục của Đảng và Chính phủ mà khơng thành lập HĐGD ở cấp trung ương. Quyết định cũng nêu rõ thành phần HĐGD gồm có: Đại diện đảng bộ và chính quyền địa phương; đại diện ngành giáo dục, các đoàn thể nhân dân, một số ngành kinh tế, văn hóa ở địa phương; một số nhân sĩ trí thức am hiểu và quan tâm đến công tác giáo dục; đại diện hội cha mẹ học sinh. Tuy nhiên đến nay ở rất nhiều nơi HĐGD khơng được kiện tồn, hoạt động chưa có hiệu quả.
Hiện nay ở cấp trung ương đang có Ủy ban quốc gia Đổi mới Giáo dục và Đào tạo của Chính phủ và Ủy ban Văn hố, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Các Ủy ban này chủ yếu tham mưu với Chính phủ và Quốc hội các vấn đề lý luận, thẩm tra, giám sát, kiến nghị thực hiện trong các lĩnh vực cụ thể của giáo dục, khơng phải là tổ chức có chức năng điều hành, thống nhất các lực lượng tổ chức