Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, gia đình, và các lực lượng xã hội trong hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sự liên kết của trường trung học phổ thông với các lực lượng xã hội trong xây dựng môi trường giáo dục hiện nay (Trang 130 - 138)

1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề

3.2. Biện pháp quản lý sự liên kết của trường THPT với các lực lượng xã hội trong xây

3.2.4. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, gia đình, và các lực lượng xã hội trong hoạt động

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Biện pháp xác định những yêu cầu bồi dưỡng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, gia đình học sinh, các lực lượng xã hội về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc quản lý sự liên kết giữa trường THPT với các lực lượng xã hội trong xây dựng môi trường giáo dục học sinh; tạo nên sự nhất trí cao và sự liên kết đồng bộ giữa các thành viên, các tổ chức trong và ngoài nhà trường trong các hoạt động liên kết xây dựng môi trường giáo dục để từ đó các lực lượng tích cực, chủ động tổ chức và tham gia vào các hoạt động liên kết có hiệu quả.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Việc xác định những yêu cầu cần bồi dưỡng nhằm nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý và toàn thể giáo viên, phụ huynh học sinh và các lực lượng xã hội cùng thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục cho học sinh và sự cần thiết phải liên kết các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia vào quá trình giáo dục học sinh là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần nâng cao kết quả giáo dục học sinh mà chủ thể quản lý có trách nhiệm ở đây là lãnh đạo ngành giáo dục ở địa phương và hiệu trưởng nhà trường phải thực hiện.

Quản lý sự liên kết của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm nhằm xây dựng môi trường giáo dục cho học sinh là sự thể hiện tác động qua lại một cách biện chứng: Một mặt nhà trường cần có những hỗ trợ cụ thể cho các bậc phụ huynh và các lực lượng xã hội trong việc giáo dục học sinh. Những người làm cha mẹ rất cần những lời khuyên và sự giúp đỡ của các nhà sư phạm, mặc dù ngày nay nhiều bậc phụ huynh học sinh đã có trình độ học vấn cao. Các nhà sư phạm cần chỉ ra cho các bậc phụ huynh học sinh những khả năng ưu thế đặc biệt của việc xây dựng mơi trường giáo dục gia đình và xã

hội, đặc biệt giúp cho họ ý thức được một cách sâu sắc mục đích giáo dục của nhà trường XHCN, mục tiêu giáo dục ở trường THPT. Giúp và nắm được nội dung và phương pháp liên kết xây dựng môi trường giáo dục trong gia đình và ngồi xã hội cho học sinh ở lứa tuổi thiếu niên; thông báo, phổ biến làm cho họ nắm được những tri thức về chính sách giáo dục, đồng thời giúp họ thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc cùng liên kết để xây dựng môi trường giáo dục học sinh.

Mặt khác với tư cách là một chủ thể giáo dục, gia đình và các lực lượng xã hội cần thấy rõ trách nhiệm, quyền hạn của mình, tích cực tham gia liên kết quản lý giáo dục học sinh cùng với nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; chủ động hợp tác với nhà trường trong việc tổ chức hoạt động liên kết để xây dựng mơi trường giáo dục, tránh tư tưởng khốn trắng cho nhà trường hoặc tự đề ra những yêu cầu giáo dục đi ngược lại mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường quy định.

Trong xây dựng môi trường giáo dục, khơng địi hỏi các bậc cha mẹ hay các lực lượng xã hội dạy các môn học cho học sinh được (trừ một bộ phận cha mẹ có kiến thức, nắm vững chương trình dạy học). Nhưng đòi hỏi các bậc cha mẹ và các lực lượng xã hội phải là những người tạo cơ hội, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh có thời gian và điều kiện học tập, rèn luyện trong môi trường lành mạnh. Mọi người phải giáo dục học sinh các giá trị đạo đức, rèn luyện hành vi, thói quen trong học tập, trong lao động, trong cuộc sống và giao tiếp xã hội.

Thầy cô, cha mẹ và các lực lượng xã hội phải phát hiện, tác động, điều chỉnh kịp thời những hành vi không phù hợp với yêu cầu của mục tiêu giáo dục, đồng thời động viên, khích lệ kịp thời những biểu hiện tốt của học sinh hằng ngày, tạo ra sự hưng phấn, niềm tin ở các em trong cuộc sống.

Công tác giáo dục học sinh thực sự có hiệu quả khi môi trường giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội lành mạnh, tiếp thu, chắt lọc thông tin, mọi người cùng tổ chức, điều khiển, tác động, điều chỉnh quá trình rèn luyện của học sinh, người lớn phải là tấm gương trong việc thực hiện nghĩa vụ công dân đối với cộng đồng và dân tộc.

Thực tế cho thấy khơng ít người, nhất các bậc phụ huynh còn che dấu khuyết điểm cho con, không biết cách liên kết các lực lượng giáo dục ngăn ngừa những hiện tượng không lành mạnh ảnh hưởng tới con cái và bạn bè của con cái... Khi biết những sai phạm ở con thì đã q muộn. Khơng ít các ơng bố bà mẹ có quan điểm sai lầm cấm

con giao tiếp, giao lưu với bạn bè cùng trang lứa theo kiểm "đèn nhà ai nhà ấy rạng" khơng chuẩn bị cho con có bản lĩnh, kỹ năng đề kháng trước những cám dỗ của đời sống thực tế.

Qua kết quả khảo sát đã cho chúng ta thấy, nhận thức của một số CBQL và giáo viên, phụ huynh và các lực lượng xã hội về việc liên kết để xây dựng môi trường giáo dục học sinh chưa cao, trong đó đối tượng CBQL chuyên môn, GVBM không chủ nhiệm lớp ít quan tâm đến vấn đề này. Về cơ bản các bậc phụ huynh và các lực lượng xã hội chưa được nhà trường phổ biến về mục tiêu, nội dung và biện pháp liên kết để xây dựng môi trường giáo dục nên chưa tích cực tham gia liên kết với nhà trường trong việc giáo dục học sinh. Do đó, cần bồi dưỡng cho các tổ chức xã hội, gia đình, đội ngũ giáo viên những nội dung cụ thể sau:

- Bồi dưỡng những chủ trương, đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: Nghị quyết số 29-NQ/TƯ Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn

bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã được thực hiện qua nhiều tháng. Nhưng đến nay nhiều thầy, cô giáo, hầu hết các bậc cha mẹ và nhiều lực lượng xã hội chưa hiểu hết những yêu cầu, nội dung của đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết 29 của Đảng.

Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở GD&ĐT và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Chính vì vậy dạy học chuyển từ cung cấp

nhà trường là tăng cường các hoạt động giáo dục ngồi giờ học văn hố, mở rộng các hoạt động ngoài nhà trường... Nhưng nhiều thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, các lực lượng xã hội không hiểu những phương hướng đổi mới đó, vẫn dạy học truyền thụ kiến thức áp đặt một chiều, áp đặt con cái học thêm kiến thức văn hoá quá nhiều đề thi đại học, ngăn cản con em tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức, hoặc tổ chức các hoạt động cho các em.

- Bồi dưỡng những hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh: Do rất nhiều tác động

của đời sống kinh tế - xã hội, sự "cởi mở" thời kỳ mở cửa hội nhập của các phương tiện truyền thông, học sinh ngày nay có những biến đổi về sinh lý, về tâm lý rất đa dạng và phức tạp, địi hỏi các thầy cơ, các bậc cha mẹ, các lực lượng xã hội phải nắm được một số những đặc điểm cụ thể sau:

+ Các em có ước mơ hồi bão, có khát vọng được cống hiến, mong muốn được xã hội ghi nhận; có ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức, năng lực, có ý chí vươn lên trong học tập, chiếm lĩnh tri thức khoa học và có ý thức sẽ tiếp tục học lên cao hơn nữa để tiến thân, lập nghiệp.

+ Các em có trí tuệ, cảm xúc, nhạy bén, sáng tạo, thích tìm tịi cái mới, có ý thức học hỏi, có khát vọng tìm đến cái “chân, thiện, mỹ”, mong muốn tự khẳng định bản thân và có ý thức của người lớn nên tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, đặc biệt là hoạt động văn, thể, mỹ, hoạt động nhân đạo, từ thiện…; có ý thức chính trị rõ nét, có lý tưởng và lẽ sống đúng đắn, có ý thức tự học và tu dưỡng phẩm chất, năng lực. Mặt khác, các em có khả năng giao lưu phong phú, tự tôn, phóng khống, hào hiệp, nhiệt tình, hăng hái trước những khó khăn, thử thách của cuộc sống.

+ Các em có những tình cảm lớn như tình cảm dân tộc, quốc gia, nhân loại; có lịng nhân ái, biết sống có nghĩa tình, có ý thức làm việc thiện; tình bạn phát triển mạnh mẽ, tình yêu nam nữ nảy nở. Bên cạnh những đặc điểm về đạo đức mang tính tích cực của các em, có thể thấy một số hạn chế: Một bộ phận học sinh định hướng chính trị- xã hội cịn mờ nhạt, lý tưởng, niềm tin chưa vững chắc, ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm công dân chưa cao, mơ hồ, bàng quan với xung quanh, có xu hướng thực dụng, đua đòi chạy theo cái mới, chạy theo thị hiếu tầm thường, dễ bị sa ngã, bị cuốn vào những tiêu cực về đạo đức của xã hội, nhìn nhận và đánh giá con người, xã hội thường hay siêu hình, cực đoan.

Do đó, các thầy cơ, các bậc cha mẹ và các lực lượng xã hội phải hiểu được các đặc điểm tâm, sinh lý của các em để xác định phương châm giáo dục phù hợp. Bên cạnh đó cũng cần hiểu rằng mỗi cá nhân lại có những đặc điểm riêng về tâm sinh lý và có vốn sống riêng của mình. Nếu khơng hiểu đối tượng học sinh thì khó có những biện pháp tác động phù hợp có hiệu quả giáo dục.

- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức và trách nhiệm, hiểu biết về nội dung và phương pháp giáo dục học sinh: Cần phải nhìn thẳng vào một thực tế, do nhiều nguyên nhân

mà các thầy cô giáo trong nhà trường, các bậc cha mẹ và các lực lượng xã hội hiện nay lơ là việc giáo dục học sinh trong khi môi trường giáo dục hiện nay vô cùng phức tạp.

+ Với nhà trường: Ở nhiều nhà trường hiện nay chủ yếu quan tâm tới dạy văn hóa để có thành tích cao trong việc đạt tỷ lệ học sinh lên lớp, thi đỗ tốt nghiệp, vào đại học, cao đẳng, số lượng giải học sinh giỏi... mà xem nhẹ vấn đề giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, chưa tạo được cho các em một môi trường tốt để các em rèn luyện. Nhiều thầy cô giáo trẻ mới ra trường lo tập trung vào chuyên môn, xây dựng kinh tế, tạo dựng chỗ đứng bằng các giải học sinh giỏi, số lượng thi đỗ đại học mà quên đi việc bồi dưỡng nội dung, phương pháp, kỹ năng giáo dục, rèn luyện cho học sinh, thậm chí có thầy cơ chưa là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

Do vậy, việc bồi dưỡng nhận thức để nâng cao tinh thần trách nhiệm, đặc biệt là bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về thực hiện các mục tiêu, nội dung, phương pháp xây dựng môi trường giáo dục học sinh đối với các thầy cô giáo, nhất là các thầy cô giáo trẻ trong các nhà trường hiện nay là hết sức cần thiết.

+ Với gia đình: Hiện nay, một bộ phận gia đình khơng nhỏ, cha mẹ mải "làm giàu", muốn làm giàu, thoả mãn, đáp ứng yêu cầu vật chất của con cái mà không quan tâm tới giáo dục con cái về đạo đức, lối sống hoặc vì lối sống ích kỷ, vơ cảm, thiếu gương mẫu của người lớn, sự mâu thuẫn, ly hơn, ly tán trong gia đình đã tạo ra một môi trường xấu tác động tiêu cực đến các em. Một bộ phận phải kiếm sống khơng có thời gian chăm sóc giáo dục con. Chưa bao giờ tư tưởng "uỷ thác" giáo dục con cái cho thầy cô giáo lại trở thành phổ biến trong các bậc cha mẹ như ngày nay.

Khơng ít các bậc cha mẹ hiện nay khơng có đủ kiến thức về phương pháp giáo dục con cái. Qua các kết quả nghiên cứu cho thấy một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới con cái không ngoan là do phương pháp giáo dục sai lầm của các bậc cha

mẹ và người lớn. Thực trạng đó, buộc chúng ta phải quan tâm tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm, năng lực sư phạm, đặc biệt là các kiến thức thực hiện các nội dung, phương pháp giáo dục con cái cho những người làm cha mẹ hoặc sắp làm cha mẹ.

+ Với các lực lượng xã hội: Với việc mở cửa và hội nhập ở nước ta hiện nay đang làm gia tăng các sản phẩm văn hóa độc hại lưu truyền cơng khai ngồi xã hội; diễn biến phức tạp của các loại hình tội phạm; nguồn thơng tin mở trên internet; những thông tin giật gân, vơ cảm trên báo chí, phim ảnh, kích động bạo lực trong game,... đã tác động đến lối sống của học sinh; một bộ phận thanh thiếu niên hư bỏ học đã lôi kéo, dụ dỗ học sinh vào con đường ăn chơi, vi phạm pháp luật; ở một số nơi, các lực lượng xã hội lại thờ ơ coi việc giáo dục là của nhà trường và của gia đình mà chưa có các biện pháp xử lý để tạo mơi trường lành mạnh cho các em. Có thể nói sự liên kết lỏng lẻo của nhà trường, gia đình và xã hội trong xây dựng môi trường giáo dục cho học sinh thời gian qua là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến những suy thoái trong một bộ phận học sinh, sinh viên hiện nay.

Do đó, việc bồi dưỡng để nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm, bồi dưỡng những kiến thức thực hiện những nội dung, hình thức, biện pháp để các lực lượng xã hội liên kết với nhà trường, gia đình trong xây dựng mơi trường giáo dục học sinh hiện nay là hết sức cần thiết. Để việc bồi dưỡng đạt được hiệu quả như mong muốn cần phải có sự vào cuộc quyết liệt trong công tác chỉ đạo từ các cấp chính quyền và các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể.

- Bồi dưỡng về phương pháp liên kết giữa nhà trường và các lực lượng xã hội trong xây dựng môi trường giáo dục: Trong lịch sử giáo dục thế giới cũng như dân tộc

chưa bao giờ môi trường giáo dục đan xen đa chiều, phức tạp, phong phú như ngày nay. Nếu như ở nền văn minh nông nghiệp, sự phát triển nhân cách của con người đặc biệt của trẻ em, chủ yếu do tác động của môi trường vi mơ (gia đình, hàng xóm láng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sự liên kết của trường trung học phổ thông với các lực lượng xã hội trong xây dựng môi trường giáo dục hiện nay (Trang 130 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)