Giới thiệu về giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sự liên kết của trường trung học phổ thông với các lực lượng xã hội trong xây dựng môi trường giáo dục hiện nay (Trang 73 - 76)

1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề

2.1. Giới thiệu về giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc

Tỉnh Vĩnh Phúc thuộc đồng bằng Bắc Bộ, là vùng đồng bằng có trung du và miền núi. Phía Bắc giáp tỉnh Thái Ngun và Tun Quang, phía Đơng và phía Nam giáp thủ đơ Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.231,76 km², dân số 1.014.488 người, gồm 9 đơn vị hành chính: thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và 7 huyện: Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Bình Xuyên, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc với 113 xã, 24 phường và thị trấn.

Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh liên tục đứng ở vị trí tốp đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong bảng xếp hạng những năm gần đây. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc kể từ năm 2000 luôn đạt được ở mức cao. Theo Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế là 14,0-15,0% thời kỳ 2011-2015 và trên 14,0-14,5% thời kỳ 2016-2020.

Hệ thống giáo dục của tỉnh từng bước được hoàn thiện, mạng lưới quy mô phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của mọi tầng lớp nhân dân. Hiện nay mỗi xã đều có trường Mầm non và trường THCS, có từ 1 đến 2 trường Tiểu học; mỗi huyện có từ 3 đến 5 trường THPT, 1 Trung tâm Giáo dục thường xuyên và dạy nghề; trên địa bàn tỉnh có 16 trường chuyên nghiệp (4 trường đại học, 4 trường cao đẳng, 8 trường TCCN, trong đó tỉnh quản lý 4 trường); hầu hết các xã phường trong tỉnh đã thành lập Trung tâm học tập cộng đồng và bước đầu đi vào hoạt động phát huy tác dụng.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đồn thể xã hội, nhân dân quan tâm, GD&ĐT Vĩnh Phúc phát triển ổn định, vững chắc. Hệ thống mạng lưới, cơ sở vật chất, trường, lớp phát triển theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS từ năm 2002, hoàn thành phổ cập giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi vào

tháng 8/2012. Tổng số trường chuẩn quốc gia hiện nay của tỉnh là 346 trường, trong đó ngành học mầm non có 117/177 trường (đạt 66%) và có 3 trường đạt chuẩn mức độ 2, tiểu học có 147/174 trường (đạt 84%) và đã có 16 trường đạt chuẩn mức độ 2; trung học cơ sở có 69/147 trường (đạt 47%), trung học phổ thơng có 13/39 trường (đạt 33%). 177 117 174 147 147 69 39 13 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 Mầm non Tiểu học THCS THPT S tr ng Số trường chuẩn QG

Biểu đồ 2.1: Số trƣờng đạt chuẩn quốc gia của toàn tỉnh

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2013-2014 của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc)

Diện tích đất trung bình/HS đạt trên 20m2. Tỷ lệ phòng học kiên cố ở ngành học mầm non đạt 58%; các cấp học phổ thơng, tỷ lệ phịng học/lớp ở tiểu học đạt 94%; ở trung học cơ sở: 91%; THPT: 100%. Hầu hết các trường THPT đã có các phịng học bộ mơn, thư viện đạt chuẩn. 100% trường THPT đã có 2-3 phịng máy với 30 máy/ phịng; 70% số trường THCS có phịng máy tính; 68% trường tiểu học có phịng máy dạy Tin học cho học sinh; 100% trường mầm non được đầu tư máy vi tính. Đến nay hầu hết các đơn vị từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trung tâm GDTX đều được kết nối internet phục vụ công tác quản lý, dạy học và trao đổi thông tin. Đây là những điều kiện thuận lợi để các đơn vị trường học thực hiện nâng cao chất lượng và chất lượng cao.

Đội ngũ giáo viên các cấp của tỉnh ngày càng lớn mạnh, cơ bản đã đủ về số lượng, được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, chất lượng đã được nâng lên. Hầu hết

giáo viên của tỉnh đều đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên, trong đó tỷ lệ trên chuẩn ở mầm non là 53,4%, tiểu học: 88%, THCS: 60% và THPT là 25%.

Chất lượng học sinh giỏi là một mũi nhọn của giáo dục Vĩnh Phúc. Số lượng và chất lượng học sinh giỏi quốc gia và quốc tế của tỉnh liên tục ổn định ở mức cao. Hằng năm có trên 80% tổng số học sinh dự thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 đạt giải. Nhiều năm liền Vĩnh Phúc có học sinh đoạt huy chương Olimpic quốc tế và khu vực.

Chất lượng thi tuyển sinh đại học hằng năm của tỉnh tăng mạnh. Năm 2008 Vĩnh Phúc đứng thứ 12 cả nước về điểm trung bình 3 mơn thi Đại học. Năm 2009 Vĩnh Phúc đã vào top 10 tỉnh về điểm trung bình 3 mơn thi Đại học. Từ năm 2012 đến nay, Vĩnh Phúc ln đứng ở vị trí cao nhất trong số các tỉnh, thành cả nước.

Bảng 2.1: Xếp ha ̣ng điểm trung bình 3 môn thi ĐH, CĐ của tỉnh Vĩnh phúc

Năm 2009 Năm 2010 Năm Năm 2011 Năm 2012 2013 Năm Năm 2014 Xếp thứ/của 63 tỉnh,

thành 5 6 2 1 1 1

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2013-2014 của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc)

Trong các cuộc thi văn nghệ, thể thao và các sân chơi trí tuệ tồn quốc như Trạng Nguyên nhỏ tuổi, Giải Toán qua Internet, IOE, Giải Toán trên máy tính cầm tay... ngành Giáo dục Vĩnh Phúc luôn giành được thứ hạng cao.

Hoạt động liên kết giữa trường THPT với các lực lượng xã hội trong xây dựng môi trường giáo dục được Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc hết sức quan tâm, chỉ đạo thực hiện và coi đây là hoạt động quan trọng thể thực hiện tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục trong giáo dục học sinh. Theo đánh giá hằng năm thì hầu hết các trường THPT trên địa bàn của tỉnh đều thực hiện các hoạt động liên kết trong công tác xã hội hóa giáo dục nhưng kết quả đem lại chưa được như mong muốn, cụ thể: Năm học 2011-2012, tổng số trường THPT là 37 thì trong đó có 13 trường thực hiện tốt (chiếm 35,14%), 16 trường thực hiện ở mức trung bình (chiếm 43,24%) và 8 trường thực hiện chưa tốt (chiếm 21,62%); Năm học 2012-2013, tổng số trường THPT là 39 thì trong đó có 15 trường thực hiện tốt (chiếm 40,54%), 16 trường thực hiện ở mức trung bình (chiếm 43,24%) và 8 trường thực hiện chưa tốt (chiếm 21,62%); Năm học 2013-2014, tổng số trường THPT là 39 thì trong đó có 18 trường thực hiện tốt (chiếm 48,65%), 15 trường thực

hiện ở mức trung bình (chiếm 40,54%) và 6 trường thực hiện chưa tốt (chiếm 16,22%); 35.14 43.24 21.62 40.54 43.24 21.26 48.65 40.54 16.22 0 10 20 30 40 50

Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Năm học 2013-2014

Số trường THPT thực hiện tốt Số trường THPT thực hiện ở mức độ trung bình Số trường THPT thực hiện chưa tốt

Biểu đồ 2.2: Mức độ các trƣờng THPT thực hiện hoạt động liên kết

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm học 2011-2012, 2012-2013 và 2013-2014 của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sự liên kết của trường trung học phổ thông với các lực lượng xã hội trong xây dựng môi trường giáo dục hiện nay (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)