Giáo dục tiểu học và trường tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học nguyễn thị minh khai, quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 29 - 32)

1.1 .Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.5. Giáo dục tiểu học và trường tiểu học

1.5.1. Giáo dục tiểu học

Mục tiêu phát triển giáo dục TH được xác định tại Điều 27- Luật Giáo dục 2005: “Giáo dục TH nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để HS tiếp tục học THCS ”.[25]

Mục tiêu của TH được cụ thể hoá thành mục tiêu của các môn học và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình TH. Phát triển những đặc tính tự nhiên tốt đẹp của trẻ em, hình thành ở học sinh lịng ham hiểu biết và những đặc tính, kĩ năng cơ bản ban đầu để tạo hứng thú học tập và học tập tốt; củng cố và nâng cao thành quả PCGD-TH trong cả nước. Là cấp học đầu tiên của hệ thống GDQD, giáo dục TH có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam XHCN. Với mục tiêu trên, giáo dục TH phải đảm bảo cho HS có những hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính tốn; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mĩ thuật.

1.5.2. Trường tiểu học

Từ mục tiêu nêu trên nhiệm vụ quan trọng của mỗi nhà trường TH cần tổ chức và quản lý như thế nào để GV dạy thật tốt và HS học thật tốt, trong đó yếu tố dạy tốt là khâu quan trọng của quá trình giáo dục HS cấp tiểu học.

Tại điều 3 Điều lệ trường tiểu học nêu rõ nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học [3]

1.Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thơng cấp tiểu học do Bộ trưởng Bộ GD& ĐT ban hành.

2. Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng

đồng. Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lý các hoạt động GD của các cơ sở GD khác thực hiện GDTH theo sự phân cơng của cấp có thẩm Quyền. Tổ chức kiểm tra và cơng nhận hồn thành chương trình TH cho HS trong nhà trường và trẻ em trên địa bàn trường được phân công phụ trách.

3. Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ GDĐT, nhiệm vụ phát triển GD của địa phương.

4. Thực hiện kiểm định chất lượng GD.

5. Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và HS.

6. Quản lý, sử dung đất đai, CSVC, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.

7. Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục.

8. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.

9. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

1.5.3. Dạy học ở tiểu học

1.5.3.1. Khái niệm

Dạy học tiểu học giúp học sinh vừa chiếm lĩnh những tri thức sơ đẳng vừa chiếm lĩnh được cách thức giúp các em phát triển trí tuệ. Khơng những vậy, dạy học ở tiểu học giúp học sinh nắm được những tri thức ngày càng có tính hệ thống, nhất là ở lớp cuối bậc học; không phải nắm được những tri thức phiến diện mà là nắm được những tri thức ngày càng toàn diện cân đối về tự nhiên, xã hội, tư duy.

Hệ thống tri thức này sẽ giúp cho học sinh tiểu học dần dần hình thành bức tranh chung về thế giới hiện thực, từ đó các em có nhu cầu, trách nhiệm cải tạo vừa sức phục vụ cho lợi ích của bản thân, cho xã hội trong sự thống nhất với nhau. Dạy học giúp cho học sinh tiểu học không những nắm được hệ thống những tri thức mà cịn chuyển hóa chúng thành những kĩ năng, kĩ xảo tương

ứng, những chuẩn mực ứng xử trong mối quan hệ đa dạng để có thể hội nhập vào cuộc sống cộng đồng.

1.5.3.2. Đặc trưng dạy học tiểu học

Cấp tiểu học tiếp nối giáo dục mầm non và mở đầu cho quá trình giáo dục trong nhà trường phổ thơng gồm: nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức. Có thể nói, ở đây diễn ra sự kế thừa và phát triển kết quả giáo dục mẫu giáo, đảm bảo dạy học được liên thông từ mẫu giáo lên tiểu học. bậc học này, học sinh phải học cách học. Nhờ biết cách học mà trẻ có thể lĩnh hội được những khái niệm khoa học, kĩ năng, kĩ xảo được chọn lọc từ nền văn minh nhân loại. lớp 1- 2- 3 học sinh được hình thành cách học với những thao tác trí óc cơ bản. Học sinh lớp 4 – 5 các em đã có thể định hình được cách học.

Giáo viên tiểu học phải dạy các môn học bắt buộc của cấp học (Khối lớp 1 -2 – 3 gồm toán, tiếng việt, đạo đức, tự nhiên xã hội, thủ công; khối lớp 4 – 5 gồm toán, tiếng việt, khoa học, lịch sử, địa lý, kĩ thuật, đạo đức), chứng tỏ giáo viên tiểu học có nhiệm vụ dạy học tồn diện các môn bắt buộc cho một lớp học được phân công giảng dạy.

Đảm đương khối lượng công việc như vậy sẽ giúp người giáo viên hiểu rõ hơn đối tượng lao động của mình, những hứng thú học tập, tư duy, nhận thức của trẻ. Để từ đó giáo viên sẽ định lượng được đơn vị kiến thức, biện pháp để giúp các em lĩnh hội tri thức nhanh nhất. Nhưng vì khối lượng cơng việc nhiều địi hỏi phải mất thời gian nghiên cứu nội dung môn học trong khi năng lực của mỗi người có hạn chứ khơng thể “giỏi” đều các lĩnh vực nên cũng hạn chế chất lượng dạy học. Để khắc phục những khó khăn trên, một số trường giữ cố định tổ chun mơn để giáo viên tích lũy kiến thức, kinh nghiệm dạy học cho một khối lớp đó. Nhưng làm như vậy, thì giáo viên khơng nắm được kiến thức liên thơng tồn cấp học.

Với đặc trưng trên thì giáo viên tiểu học “người thầy tổng thể” cần nắm vững lượng kiến thức các môn học, phương pháp đặc trưng mơn học và hình

thức tổ chức tương ứng. Dạy học tiểu học theo phương châm “thầy tổ chức, trị hoạt động” sao cho phát huy tính độc lập, tự giác và tích cực của người học.

Cơng cụ lao động của người giáo viên là trí tuệ và phẩm chất của chính mình. Cơng cụ này sẽ tác động có hiệu quả khi người thầy có uy tín cao. Phẩm chất và năng lực, đức và tài của thầy càng cao thì sức thuyết phục học sinh càng lớn. Giáo viên tiểu học là “thần tượng” của học sinh, các em luôn nghe theo thầy, trong tâm trí các em, thầy là “đúng nhất” nên giáo viên tiểu học phải là tấm gương sáng cho HS noi theo.

Hiệu quả của hoạt động dạy học quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường thì phải nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học nguyễn thị minh khai, quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)