1.1 .Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.7. Quản lý hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới GDTH
1.7.1. Lập kế hoạch dạy học.
Lập kế hoạch dạy học cho giáo viên được thể hiện như một bản thiết kế các hoạt động dạy học cho nhà trường. Trên cơ sở kế hoạch dạy học cho giáo viên người hiệu trưởng quản lý, tổ chức, điều hành và điều chỉnh các hoạt động dạy học nhằm đạt tới mục tiêu dự kiến. Khi lập kế hoạch dạy học cho giáo viên có tác dụng định hướng phát triển và phối hợp các lực lượng để thực hiện hiệu quả các hoạt động dạy học trong nhà trường.
Lập kế hoạch dạy học cho giáo viên.
+ Đầu năm học phân công giáo viên sinh hoạt chuyên môn theo tổ chuyên môn. Tổ trưởng chuyên môn khởi thảo hoặc tập hợp kế hoạch dạy học của giáo viên.
+ Hiệu trưởng giao quyền cho tổ trưởng chuyên môn thu thập, phân tích và xử lý thơng tin phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch dạy học.
+ Xác định số lượng học sinh, số lượng giáo viên (biên chế, hợp đồng), tài chính, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học.
+ Xây dựng các chỉ tiêu cần đạt được của hoạt động dạy học.
+ Xây dựng các điều kiện cần thiết để phục vụ cho hoạt động dạy học. + Trên cơ sở của kế hoạch sơ bộ có thể lựa chọn những phương án trọng tâm để quản lý tốt hoạt động dạy học của giáo viên bằng phương pháp đưa ra thảo luận trong ban liên tịch hoặc thông qua đại hội cán bộ công chức đầu năm học, hiện nay được quy định tại Nghị định 71/ ND của Chính phủ về dân chủ hóa trong cơ quan hành chính sự nghiệp.
Lập kế hoạch dạy học cho giáo viên thông qua tổ trưởng chuyên môn.
Tổ trưởng chuyên môn là người trợ giúp Ban giám hiệu nhà trường các hoạt động chuyên môn của tổ đặc biệt là hoạt động dạy học của tổ, nhóm mình phụ trách:
+ Xây dựng kế hoạch giảng dạy chung cho tổ theo tuần, tháng, học kì và cả năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác
theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình mơn học của Bộ GD&ĐT cũng như kế hoạch chung của nhà trường.
+ Xây dựng kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, tự chọn, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém.
+ Xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ các tiết phân phối theo chương trình.
+ Hướng dẫn xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân, kế hoạch bài soạn của tổ viên (theo đúng phân phối chương trình, giảm tải, chuẩn kiến thức kĩ năng…), chuẩn bị đồ dùng dạy học hoặc các trang thiết bị hỗ trợ dạy học. Thảo luận các tiết dạy học khó, viết sáng kiến kinh nghiệm hoặc các ấn phẩm cá nhân, đổi mới phương pháp dạy học tương ứng với các hình thức tổ chức, đổi mới phương pháp đánh giá - kiểm tra học sinh.
+ Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nhiệp vụ cho giáo viên trong tổ, giáo viên mới được tuyển dụng về ứng dụng công nghệ thông tin, kĩ năng sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, …
+ Thực hiện báo cáo cho Hiệu trưởng theo đúng quy định.
1.7.2.Tổ chức hoạt động giảng dạy trên lớp của giáo viên tiểu học.
Giáo viên giữ vai trị chủ đạo trong tồn bộ tiến trình dạy học: là người xây dựng và thực thi kế hoạch giảng dạy bộ môn, người tổ chức cho học sinh thực hiện hoạt động học tập dưới mọi hình thức, người điều khiển các hoạt động trí tuệ và hướng dẫn học sinh thực hành trong lớp, trong phịng thí nghiệm. Để tổ chức hoạt động giảng dạy của giáo viên đạt yêu cầu đổi mới giáo dục thì người hiệu trưởng phải quản lý các hoạt động dưới đây.
oạn bài và chuẩn bị lên lớp của giáo viên.
Chuẩn bị lên lớp là khâu then chốt, tựa như khâu lập kế hoạch dạy học của giáo viên. Thông qua kế hoạch bài dạy, giáo viên có thể dự đốn những tình huống sư phạm, những khó khăn khi học sinh lĩnh hội tri thức. Từ đó, người dạy có thể chuẩn bị cách xử lý phù hợp với những phản hồi từ phía học sinh.
Chương trình mơn học là văn kiện do Nhà nước ban bố, trong đó quy định rõ: Vị trí mơn học trong kế hoạch dạy học; Mục đích u cầu của mơn hoc; Nội dung mơn học; Kế hoạch thời gian; Giải thích chương trình và hướng dẫn thực hiện chương trình. Như vậy, chương trình là căn cứ pháp lý để nhà trường và các giáo viên tiến hành giảng dạy thống nhất trong phạm vi tồn quốc. Vì vậy, giáo viên khơng được tùy tiện thay đổi mà phải hiểu rõ chương trình các mơn học và thực hiện nghiêm chỉnh.
+ Thực hiện đúng mục tiêu bài dạy phải thể hiện rõ về lĩnh vực nhận thức: căn cứ 6 bậc nhận thức (biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá), trong kế hoạch bài dạy nêu chi tiết của mục tiêu dạy học tương ứng với bậc 1, bậc 2, bậc 3.
+ Kế hoạch bài dạy phải đúng quy chế chun mơn, trình bày khoa học, thực hiện đúng theo chuẩn kiến thức kĩ năng, giảm tải, lồng ghép giáo dục môi trường và kĩ năng sống. Đảm bảo phân hóa đối tượng học sinh.
+ Khi soạn bài tránh dập khn máy móc, đảm bảo tính hệ thống và phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh.
+ Chuẩn bị đồ dùng, thiết bị dạy học phù hợp với đối tượng học sinh cũng như nội dung giảng dạy.
+ Phổ biến và hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch bài dạy trên cơ sở đổi mới phương pháp cũng như hình thức tổ chức.
+ Cung cấp sách giáo viên, sách tham khảo…
Hoạt động giảng dạy trên lớp của giáo viên.
Hoạt động giảng dạy trên lớp của giáo viên, yếu tố quyết định chất lượng dạy học có đáp ứng u cầu đổi mới hay khơng? Chất lượng đó phụ thuộc vào cả vai trị quản lý của phó hiệu trưởng. Phó hiệu trưởng đã có những phương pháp phù hợp phát huy hết năng lực, sở trường, tạo cho giáo viên hoàn thành kế hoạch bài dạy tốt nhất?
Trên nguyên tắc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, giáo viên tổ chức và điều khiển quá trình học tập của học sinh, làm cho việc học tập trở
thành hoạt động độc lập có ý thức. Bằng sự khéo léo của phương pháp sư phạm, giáo viên khai thác tiềm năng trí tuệ, kiến thức và kinh nghiệm sống của học sinh giúp họ tìm ra những phương pháp học tập để lĩnh hội trí thức và hình thành các kĩ năng hoạt động. Do đó khi thực hiện giảng dạy trên lớp giáo viên cần đảm bảo:
+ Về nội dung: Truyền đạt kiến thức chính xác, có hệ thống, có trọng tâm của tiết dạy và hướng dẫn luyện tập để hình thành kĩ năng kĩ xảo, kiểm tra uốn nắn và giáo dục thái độ học tập cho học sinh.
+ Về phương pháp: Lựa chọn, kết hợp và sử dụng các phương pháp phù hợp với đặc trưng phân mơn trong hoạt động dạy học. Khuyến khích áp đụng đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh.
+ Phương tiện giảng dạy: Sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ dạy học phù hợp với nội dung bài giảng. Trình bày bảng khoa học, chữ viết, lời nói, hình vẽ minh họa chuẩn mực.
+ Hình thức tổ chức: Lựa chọn các hình thức tổ chức từng tiết dạy, từng bài học phù hợp với nội dung chương trình và mục tiêu của mơn học. Tận dụng các điều kiện về cơ sở vật chất và cộng đồng tại địa bàn nhà trường để thực hiện truyền thụ và lĩnh hội tri thức.
1.7.3. Ch đạo điều khiển hoạt động giảng dạy của giáo viên tiểu học.
Chỉ đạo, điều khiển hoạt động giảng dạy của giáo viên tốt là thể hiện năng lực của người quản lý. Sau khi hoạch định kế hoạch dạy học theo tuần, tháng, học kì và cả năm học, phó hiệu trưởng phải điều khiển cho hệ thống hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra. Đây là quá trình sử dụng quyền lực quản lý để tác động đến đối tượng quản lý một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng của giáo viên hướng vào đạt mục tiêu chung của nhà trường.
+ Chỉ đạo tổ chức rút kinh nghiệm trong tổ chun mơn, nhóm chun mơn và cải tiến cơng tác soạn giảng một cách cụ thể, sáng tạo.
+ Phân công trách nhiệm cụ thể cho tổ trưởng chuyên môn thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đơn đốc… nắm tình hình cơng tác giảng dạy của giáo viên.
+ Chỉ đạo viết sáng kiến kinh nghiệm hoặc ấn phẩm cá nhân phục vụ công tác giảng dạy.
+ Chỉ đạo thực hiện nề nếp ra vào lớp, ngày giờ công.
+ Chỉ đạo, triển khai cho giáo viên học tập nhiệm vụ năm học, phổ biến các quy chế chuyên môn theo văn bản hướng dẫn hiện hành, quy định về hồ sơ chuyên môn.
+ Chỉ đạo việc lập kế hoạch dạy học, phương án tổ chức chuyên đề để nâng cao năng lực chuyên môn, tổ chức hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi các cấp.
+ Chỉ đạo các bộ phận, đoàn thể hỗ trợ để giáo viên có điều kiện tốt nhất thực hiện hoạt động dạy học.
1.7.4. Kiểm tra đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên tiểu học.
Về hình thức hoạt động kiểm tra kết thúc cho một quá trình quản lý đồng thời chuẩn bị cho một quá trình quản lý tiếp theo. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên nhằm có kế hoạch tăng cường các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy để đáp ứng yêu cầu mới của giáo dục.
*Xây dựng tiêu chí đánh giá tiết dạy
Khi đánh giá, xếp loại một giờ dạy, CBQLNT phải đánh giá tiết dạy đạt ở mức độ nào. Tiêu chí cần đạt được của một tiết dạy được ghi rõ ở Điều 6 trong văn bản hướng dẫn đánh giá và xếp loại giáo viên ở bậc tiểu học theo Quyết định số 48/2000/QĐ-BGDĐT Ban hành quy chế đánh giá, xếp loại chuyên môn nghiệp vụ giáo viên tiểu học, ngày 13/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Kết quả đánh giá tiết dạy được chia thành 4 loại: tốt, khá, đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu. Mỗi giáo viên được đánh giá, xếp loại 3 tiết dạy (1tiết toán, 1 tiết tiếng Việt và 1 tiết tự chọn trong các mơn học cịn lại). Việc đánh giá tiết dạy của giáo viên căn cứ vào phiếu đánh giá tiết dạy dựa trên 3 tiêu chí cụ thể sau:
1. Thực hiện đầy đủ các yêu cầu của tiết học; "Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng"
2. Phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn và yêu cầu của tiết học, với lứa tuổi học sinh tiểu học và đặc điểm của lớp dạy.
3. Hiệu quả tiết dạy rõ ràng, hầu hết học sinh hiểu bài, thực hiện được những kỹ năng chủ yếu của bài học, có tình cảm và thái độ đúng. [5]
* Thực hiện giờ lên lớp thơng qua thời khóa biểu, chế độ kiểm tra, dự giờ thăm lớp (đột xuất hoặc định kì).
Có thể nói rằng bất kì khâu nào của quản lý giáo dục cũng cần tới đánh giá. Chỉ khi có kiểm tra – đánh giá, quản lý giáo dục mới nhận được phản hồi, mới kịp phát hiện ra các vấn đề và giải quyết chúng. Giáo dục là một hệ thống quản lý hai chiều theo kiểu khứ hồi.
Từ đầu năm học, Hiệu trưởng thơng qua tồn hội đồng nhiệm vụ năm học, phân phối chương trình ở từng khối lớp. Từ đó, giáo viên cùng tổ trưởng chuyên mơn xây dựng thời khóa biểu cho từng khối lớp theo đúng quy chế chuyên môn, đảm bảo chương trình hiện hành. Thơng qua thời khóa biểu, hiệu trưởng ln nắm rõ tiến độ thực hiện chương trình theo đúng thời khóa biểu của từng khối, lớp. Bên cạnh đó, hiệu trưởng cũng quản lý nề nếp giảng dạy, ra vào lớp cũng như hoạt động học tập của học sinh.
Kiểm tra – đánh giá giáo viên thông qua dự giờ thăm lớp (đột xuất hoặc định kì) sẽ giúp cho người quản lý biết được hiệu quả và chất lượng giảng dạy của giáo viên. Thông qua dự giờ thăm lớp, hiệu trưởng thu thập thông tin một cách nhanh nhất và trực tiếp về quá trình giảng dạy thực tế của giáo viên ra sao: nhanh hay chậm, sử dụng phương pháp hợp lý chưa?, kiến thức chính xác chưa?.... Những thơng tin đó sẽ giúp người quản lý ra được những quyết định kịp thời, phù hợp để điều chỉnh tổ chức, chỉ đạo hoạt động giảng dạy thông qua những buổi tổng kết, rút kinh nghiệm giờ dạy của giáo viên. [12]
*Hồ sơ chuyên môn của giáo viên.
Tại chương III, Điều 28 [5]. Hệ thống sổ sách theo dõi hoạt động giáo dục
trong trường quy định tại điểm 2, Đối với giáo viên: Sổ chủ nhiệm; Sổ ghi chép tổng hợp; Sổ dự giờ thăm lớp; Bài soạn (Kế hoạch bài dạy).
Ngồi ra cịn quy định thêm số bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để nâng cao năng lực tự trau dồi chuyên môn của mỗi giáo viên.
1.7.5. Quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học.
Để quản lý trường sở CBQLNT cần chú ý:
+ Việc xây dựng trường sở phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền sở tại, cơ quan chủ quản trong đó người phó hiệu trưởng nhà trường đóng vai trị tham mưu tích cực.
+ Phải nắm được quy hoạch ranh giới nhà trường, hệ thống các phòng học, phòng chức năng để sử dụng, đảm bảo tính đồng bộ, khoa học, sư phạm.
+ Kiểm kê định kì, sổ quản lý tài sản, định giá tài sản sau kiểm kê. Giao trách nhiệm cho cá nhân , tập thể, giáo viên, học sinh.
+ Xây dựng bộ nôi quy, quy định sử dụng lớp học, phòng chuyên biệt, phòng chức năng.
+ Lập kế hoạch mua sắm, trang bị, tiếp nhận, phân phối thiết bị giáo dục theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước. Phù hợp với chương trình giáo dục hiện hành.
+ Phân cơng, phân nhiệm cụ thể, tường minh, bố trí người phụ trách công tác thiết bị giáo dục theo đúng Quyết định 243 –CP ngày 28/6/1979.
+ Tổ chức phong trào tự làm thiết bị giáo dục. Chú ý thiết bị giáo dục tự làm phải đảm bảo tính khoa học, sư phạm, thẩm mĩ và kinh tế.
+ Thường xuyên kiểm tra, đánh giá giáo viên sử dụng và bảo quản thiết bị giáo dục dựa vào kế hoạch cá nhân, sổ mượn thiết bị và thực tế các giờ dạy trên lớp. + Hằng năm phải tiến hành kiểm kê thiết bị giáo dục theo đúng quy định của Nhà nước.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 tác giả đã đề cập đến những vấn đề lí luận cốt lõi liên quan đến hoạt động quản lí dạy học trong bối cảnh đổi mới GD hiện nay và rút ra được những kết luận sau:
1. Hoạt động dạy và học là hoạt động trung tâm, là con đường chính để thực hiện mục đích GD ở một nhà trường, chiếm nhiều thời gian và chi phối các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường.
2. Quản lý hoạt động dạy học là nhiệm vụ trọng tâm trong QLGD ở nhà trường. Nội dung của quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường bao gồm nhiều hoạt động, liên quan đến nhiều đối tượng, đến nhiều mặt, đến nhiều lĩnh vực, nhiều phương diện, rất đa dạng và phong phú. Hoạt động quản lí trong nhà trường nhằm tạo điều kiện tốt nhất để hoạt động dạy học đạt chất lượng và hiệu quả cao. Quản lý hoạt động dạy học bám sát quá trình dạy học bắt đầu từ khi chuẩn bị hoạt động dạy học đến thực thi hoạt dộng dạy học và cuối cùng là việc lãnh đạo, chỉ đạo kỷ cương nền nếp trong dạy học của ban giám hiệu nhà trường.
Chính vì vậy cần có biện pháp quản lý phù hợp thì kết quả quản lý hoạt động dạy học sẽ được nâng cao về chất lượng và hiệu quả.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN THỊ MINH
KHAI, QUẬN LÊ CHÂN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG, ĐÁP ỨNG YÊU