1.1 .Tổng quan vấn đề nghiên cứu
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới tại trường
3.2.5. Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá dạy học của giáo viên và
và của học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới GD
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Kiểm tra là một chức năng quan trọng trong hoạt động quản lý, nó có thể phát tuy tac dụng nếu thực hiện đúng quy trình và phương pháp nhằm kịp thời có những quyết định đúng đắn để uốn nắn, khắc phục, điều chỉnh hoạt động dạy học đạt mục tiêu đã đề ra.
3.2.5.2. Nội dung và hình thức thực hiện của biện pháp
- Quản lí hoạt động dạy học nhà trường gắn với việc quản lí việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình và đảm bảo trật tự, kỷ cương của một nhà trường thơng qua quản lí hoạt động dạy của GV và hoạt động học tập của HS.
- Hướng cho GV thực hiện được mục tiêu và yêu cầu đặt ra cho các yếu tố cấu thành của quá trình dạy học; hỗ trợ học sinh điều kiện để thực hiện được các yêu cầu trong việc hình thành và phát triển năng lực phẩm chất thông qua các bài học, môn học cụ thể.
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch GD và dạy học của nhà trường định kỳ thơng qua việc quản lí kế hoạch chun mơn của tổ chuyên môn và của GV.
- Kiếm tra hoạt động giảng dạy của GV thông qua việc thực hiện thời khóa biểu và các sổ sách ghi chép theo quy định của ngành GD. Coi trọng việc đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá trong dạy học và hoạt động học tập của HS.
- Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch năm học và việc triển khai chỉ thị năm học của các cấp quản lí GD cũng như việc hồn thành các kế hoạch của cá nhân từng GV.
- Chỉ đạo và tổ chức triển khai các phong trào, các cuộc vận động liên quan đến đổi mới GD ở nhà trường; thực hiện các hoạt động bảo đảm chất lượng GD và dạy học của nhà trường.
- Muốn kiểm soát đầu ra của hoạt động dạy học cần làm tốt công tác tự kiểm tra. Cần kế hoạch hóa kiểm tra theo lịch thời gian phù hợp.
- Nội dung của việc kiểm tra không báo trước (đột xuất) phải được chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, sâu sắc để thu thập được những thông tin phong phú, khách quan, chính xác, trên cơ sở đó có sự đánh giá đúng đắn để kịp thời, có những quyết định phù hợp.
- Tổ chức kiểm tra khơng báo trước: nhằm nắm bắt tình hình, thực trạng của một mặt nào đó của nhà trường.
- Công khai kết quả kiểm tra đồng thời chỉ rõ những nội dung cơ bản cần rút kinh nghiệm, giúp đánh giá, điều khiển, điều chỉnh thực trạng hoạt động dạy học đi đúng hướng.
- Căn cứ vào mục đích kiểm tra đối với mặt nào, hoạt động nào mà đi sâu vào các nội dung, chi tiết liên quan đến hoạt động đó. Chẳng hạn kiểm tra hoạt động của thầy thì cần phải khảo sát được thực trạng:
+ Kế hoạch giảng dạy của cá nhân, của tổ chuyên môn. + Giáo án chuẩn bị bài giảng.
+ Tiến độ thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy. + Sử dụng thiết bị dạy học
+ Phương pháp dạy học bộ môn, dạy học theo đối tượng + Số tiết định mức của GV.
+ Thăm lớp, dự giờ. + Kế hoạch tự bồi dưỡng.
+ Kết quả của dạy học thông qua chất lượng của HS . + Các sản phẩm trong quá trình dạy và học.
- Tăng cường kiểm tra hoạt động dạy và học của thầy và trò nhưng phân cấp, giao quyền tự chủ cho tổ chuyên môn tổ chức thực hiện kiểm tra chéo kết hợp cùng ban giám hiệu đánh giá trên tinh thần cơ bản là tư vấn thúc đẩy.
Hoạt động kiểm tra là nhằm phát hiện những mặt tích cực, ưu điểm để khuyến khích và chỉ ra những bất cập cần khắc phục; chủ động tư vấn, thúc đẩy đối tượng được thanh tra phát huy cái được khắc phục dần cái chưa được vì vậy những người tham gia hoạt động này phải có những phẩm chất đạo đức và trình độ chun mơn nhất định để đảm bảo đưa ra những kết luận khách quan, cơng bằng và có thiện chí.
Có các tiêu chí cụ thể làm thang đo cho việc kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được, tránh cảm tính trong kiểm tra, đánh giá.