Quan điểm của Đảng và nhà nước về đổi mới căn bản toàn diện GDĐT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học nguyễn thị minh khai, quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 32 - 36)

1.1 .Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.6. Đổi mới giáo dục và yêu cầu đặt ra đối với dạy học tiểu học

1.6.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về đổi mới căn bản toàn diện GDĐT

“Đổi mới” là làm cho sự vật hiện tượng thay đổi theo hướng tốt hơn, tiến bộ hơn so với trước, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Đổi mới giáo dục có thể hiểu là làm cho hệ thống giáo dục tốt hơn, tiến bộ hơn đáp ứng yêu cầu của sự phát triển.

Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI đã ban hành Nghị quyết 29 – NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ là tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức đến hành động trong mọi hoạt động giáo dục mà trước hết đổi mới cơ chế quản lý. [1]

Mục tiêu lớn mang tính tổng quát của đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT là: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.

Đổi mới nội dung giáo dục và đào tạo theo hướng tinh giản, cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, gắn lý thuyết với thực hành ứng dụng, phù hợp với từng cấp học, bậc học.

Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng khắc phục phương thức truyền thụ áp đặt một chiều, xây dựng phương pháp dạy và học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học theo phương châm “giảng ít, học nhiều”. Tăng cường các hoạt động xã hội của người học.

Đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục đảm bảo trung thực, tin cậy; đánh giá kết quả hình thành năng lực, phẩm chất chứ khơng dừng lại ở đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức.

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2014, “Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 4 tháng 10 năm 2014 Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” [Tr. 10]. Chương trình hành động đã đặt ra những nhiệm vụ cụ thể và những giải pháp sau đây:

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và hành động trong triển khai đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

- Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân.

- Đổi mới chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo.

- Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo.

- Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ, công chức, viên chức quản lý giáo dục. - Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.

- Đổi mới công tác quản lý giáo dục, đào tạo.

- Tăng cường cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục – đào tạo.

- Chủ động hội nhập và nâng cao kết quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo.

1.6.2. Xu thế đổi mới giáo dục của Việt nam và yêu cầu đổi mới đối với trường tiểu học

1.6.2.1. Quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới

1) Trên cơ sở giáo dục toàn diện và hài hồ đức, trí, thể, mỹ, mục tiêu

chương trình giáo dục phổ thông xác định những yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh ở từng cấp học; mục tiêu chương trình mơn học xác định những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, hướng đến hình thành những phẩm chất, năng lực đặc thù môn học và các phẩm chất, năng lực khác ở từng lớp, từng cấp học, coi đó là cam kết bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục, là căn cứ để chỉ đạo, giám sát và đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông.

2) Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tập trung dạy cách học và rèn luyện năng lực tự học, tạo cơ sở để học tập suốt đời, tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của mỗi cơ sở giáo dục phổ thông.

Đa dạng hố hình thức tổ chức học tập, coi trọng cả dạy học trên lớp và các hoạt động xã hội, trải nghiệm sáng tạo, tập dượt nghiên cứu khoa học. Phối hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong các hoạt động giáo dục.

3) Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục, bảo đảm trung thực, khách quan, góp phần hướng dẫn, điều chỉnh cách học và cách dạy. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội;

thực hiện đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông ở cấp độ quốc gia, địa phương và tham gia các kỳ đánh giá quốc tế để làm căn cứ đề xuất chính sách, giải pháp cải thiện chất lượng giáo dục phổ thông.

1.6.2.2. Yêu cầu cần đạt về năng lực của học sinh.

Năng lực là tổ hợp kiến thức, kỹ năng và thái độ mà một người với những phẩm chất (giá trị) riêng của mình có thể tìm được giải pháp tối ưu để thực hiện một nhiệm vụ hoặc có cách ứng xử phù hợp trong bối cảnh phức tạp. Năng lực theo nghĩa rộng là năng lực theo nghĩa hẹp (8 năng lực) + phẩm chất (3 phẩm chất). Năng lực của sản phẩm GD gắn với Chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục và nó chính là mức độ đạt được năng lực theo nghĩa rộng của người học khi hồn thành chương trình đó. Đó chính là cụ thể hóa mục tiêu GD trên hai phương diện phẩm chất và năng lực theo nghĩa hẹp của HS. Việc xác nhận mức độ đạt được có thể thơng qua nhận xét, đánh giá các biểu hiện về phẩm chất (ý thức, thái độ, tính trách nhiệm, tinh thần vượt khó, tự lập, trung thực, tơn trọng pháp luật, có tính cộng đồng….) về thể hiện có năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng được học tập trong các hoạt động và ở các bài thi, kiểm tra.

Chương trình giáo dục phổ thơng nhằm hình thành và phát triển cho học sinh 3 phẩm chất chủ yếu sau: Sống yêu thương; Sống tự chủ; Sống trách nhiệm. Chương trình giáo dục phổ thơng nhằm hình thành và phát triển cho học sinh 8 năng lực chung chủ yếu sau: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực thể chất; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tính tốn; Năng lực cơng nghệ thông tin và truyền thông (ICT).

1.6.2.3. Định hướng xây dựng chương trình các mơn học và hoạt động giáo dục khác

Chương trình các môn học đảm bảo trang bị cho học sinh tri thức phổ thơng nền tảng, tồn diện và thực sự cần thiết. Kết thúc giai đoạn này, học sinh có khả năng tự học, đạt được những năng lực và phẩm chất thiết yếu, nhất là các năng lực chung, thấy rõ năng lực, sở trường của mình để tự tin tham gia cuộc sống lao động hoặc tiếp tục học lên. cấp tiểu học và trung học cơ sở thực hiện

lồng ghép các nội dung liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành mơn học tích hợp; Thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý số môn học.

Chú trọng tính thiết thực của các nội dung dạy học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo, cùng với hoạt động tư vấn trường học để giúp học sinh học xong trung học cơ sở có thể chọn con đường học lên theo giáo dục nghề nghiệp hoặc trung học phổ thơng, góp phần thực hiện yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở.

Hệ thống môn học giúp cho việc hình thành, phát triển những năng lực chung của học sinh. Mỗi mơn học đều phải quan tâm đóng góp phát triển năng lực chung của học sinh tùy theo từng mức độ (đóng vai trị chủ yếu, góp phần phát triển hoặc tạo cơ hội phát triển năng lực). ĐMPPDH thực chất là chuyển từ cách dạy học coi trọng MTDH kiến thức sang coi trọng cả 3 mục tiêu Kiến thức - Kỹ năng - Thái độ và từ đó tạo lập NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT cho người học. Như vậy cần cải tiến quy trình và kỹ thuật dạy học thông qua lựa chọn và kết hợp các phương pháp thuyết giảng có minh họa, có nêu và giải quyết vấn đề, phát vấn; có cả PPDH dự án và tranh luận, phản biện theo nhóm…miễn là cách thức dạy học đó khơi dậy được tính chủ động, sáng tạo của người học, tạo bầu khơng khí tích cực, hứng khởi trong học tập và coi trong việc thực hiện cả 3 mục tiêu đối với một bài học, môn học (dạy cả tri thức, cả kỹ năng, cả thái độ).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học nguyễn thị minh khai, quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)