Thực trạng bồi dưỡng đội ngũ theo từng nội dung đổi mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học nguyễn thị minh khai, quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 77)

1.1 .Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.5. Điều tra, khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy họ cở trường tiểu học

2.5.3. Thực trạng bồi dưỡng đội ngũ theo từng nội dung đổi mới

Bảng 2.8: Thực trạng Bồi dưỡng đội ngũ theo từng nội dung đổi mới

TT Nội dung

Mức độ đánh giá Tốt Tương

đối tốt Đạt Gần đạt Chưa đạt Điểm trung bìnhX

Thứ bậc SL % SL % SL % SL % SL %

1 Tư tưởng, đạo đức,

tác phong 0 0.00 1 1.22 42 51.22 39 47.56 0 0.00 2.54 1 2 Kiến thức chuyên

3 Nghiệp vụ sư phạm 0 0.00 6 7.32 18 21.95 55 67.07 3 3.66 2.33 3 4 Phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học 0 0.00 2 2.44 14 17.07 61 74.39 5 6.10 2.16 5 5 Kĩ năng ứng xử sư phạm 0 0.00 0 0.00 12 14.63 52 63.41 18 21.95 1.93 6 6 Tin học và ứng dụng công nghệ thông tin 0 0.00 2 2.44 22 26.83 58 70.73 0 0.00 2.32 4 Trung bình 0.00 3.46 25.81 64.84 5.89 2.27

Có 6 nội dung bồi dưỡng đội ngũ, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Điểm trung bình của 6 nội dung trên, X = 2,27, ở mức “gần đạt”. Nội dung bồi dưỡng “Tư tưởng, đạo đức, tác phong” được đánh giá cao nhất, X = 2,54. Đổi mới phải bắt đầu từ tư tưởng. Giáo viên không chỉ là người mang kiến thức đến cho học sinh mà phải là người dạy cho học sinh cách nghĩ, cách tìm ra kiến thức và vận dụng nó vào cuộc sống để hình thành năng lực. Có như vậy mới đảm bảo cung cấp cho các em hành trang đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời. Vấn đề này liên quan đến công tác quán triệt tư tưởng đổi mới GD cho mọi thành viên của nhà trường.

Năm nội dung cịn lại, theo ý kiến của số đơng người được khảo sát, chỉ ở mức “gần đạt”. Điều này chứng tỏ đây là những nội dung mà cán bộ, giáo viên nhà trường rất quan tâm và cần được bồi dưỡng nhiều hơn.

Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ là u cầu có tính quyết định đối với hoạt động sư phạm. Để giáo viên có thể đảm nhiệm tốt vai trị của mình, trong quá trình đổi mới cần phải có những đột phá trong đào tạo, bồi dưỡng. Hình thành ở giáo viên một số năng lực sư phạm cần thiết và giúp cho những năng lực đó phát triển trong suốt cuộc đời làm nghề dạy học của họ.

Nội dung bồi dưỡng Kĩ năng ứng xử sư phạm bị đánh giá ở mức thực hiện thấp nhất. Khảo sát sâu thêm 20 giáo viên về nguyên nhân của thực trạng trên. Có 3 giáo viên cho biết đã hiểu và biết cách ứng xử; 7 ý kiến cho rằng nội dung

bồi dưỡng chung chung, chưa cụ thể; 5 ý kiến cho rằng khó áp dụng lý thuyết vào các tình huống sư phạm; 5 ý kiến cho rằng thời gian bồi dưỡng ngắn, chưa thường xuyên để giáo viên hiểu sâu sắc nội dung.

Biểu đồ 2.3: Đánh giá nội dung bồi dưỡng kĩ năng ứng xử sư phạm

Kĩ năng ứng xử sư phạm là u cầu khó do tính chất đặc biệt đa dạng và tế nhị trong hoạt động giao tiếp. lĩnh vực này khơng có một cơng thức chung, một đáp án bất di bất dịch. Bởi vì, mỗi người tùy theo tri thức, vốn kinh nghiệm, mục đích, u cầu, hồn cảnh sống, vị thế xã hội, nhân cách mà có cách xử lí khác nhau.

Mỗi cá nhân đều hiểu ứng xử sư phạm thực sự là vấn đề không đơn giản. Có khi chỉ vì thiếu một chút tế nhị hoặc chưa thấu hiểu đặc điểm tâm lí của học sinh mà giáo viên đã mắc phải những sai lầm đáng tiếc.

Bồi dưỡng Kĩ năng ứng xử sư phạm hiệu quả để mỗi thầy cô giáo đều biết cách ứng xử thơng minh, hợp tình, hợp lí các trong những tình huống cụ thể, có vai trị rất lớn làm nên thành công trong công tác giáo dục của người giáo viên cũng như cán bộ quản lý.

2.5.4. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới

Bảng 2.9: Thực trạng Quản lý CSVC và thiết bị dạy học ở trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai

TT Nội dung Mức độ đánh giá Tốt Tương đối tốt Đạt Gần đạt Chưa đạt Điểm trung bình X Thứ bậc SL % SL % SL % SL % SL % 1 Hệ thống các phòng học, phòng chức năng đáp ứng yêu cầu sư phạm. 0 0.00 20 24.39 47 57.32 15 18.29 0 0.00 3.06 4 2 Cảnh quan, môi trường 3 3.66 38 46.34 35 42.68 6 7.32 0 0.00 3.46 2 3 Kế hoạch xây dựng, nâng cấp, cải tạo trường sở. Kế hoạch mua sắm mới, bổ sung CSVC, thiết bị dạy học.

3 3.66 39 47.56 36 43.90 4 4.88 0 0.00 3.50 1

4 Kiểm kê và sửa chữa

tài sản định kì. 0 0.00 36 43.90 41 50.00 5 6.10 0 0.00 3.38 3

5

Quy chế, nội quy sử dụng phòng học, phòng chức năng; thiết bị dạy học.

0 0.00 17 20.73 22 26.83 28 34.15 15 18.29 2.50 6

6

Kiểm tra thường xuyên việc sử dụng, bảo quản CSVC, thiết bị dạy học của giáo viên.

0 0.00 19 23.17 25 30.49 31 37.80 7 8.54 2.68 5

7

Bồi dưỡng giáo viên, nâng cao trình độ, năng lực sử dụng thiết bị dạy học 0 0.00 5 6.10 20 24.39 45 54.88 12 14.63 2.22 8

8

Hồ sơ, sổ sách ghi chép tình trạng trường lớp để bàn giao, kiểm kê; giao trách nhiệm giữ gìn và bảo quản.

0 0.00 12 14.63 19 23.17 40 48.78 11 13.41 2.39 7

9

Chỉ đạo giáo viên vận động CMHS đầu tư bổ sung CSVC cho nhà trường; tham gia trang trí lớp học thân thiện.

0 0.00 0 0.00 22 26.83 28 34.15 32 39.02 1.88 9

Trung bình 0.81 25.34 36.18 27.51 10.16 2.78

Qua số liệu khảo sát, ý kiến đánh giá việc quản lí CSVC, thiết bị dạy học khơng đồng đều ở các nội dung. Điểm trung bình ở mức Đạt. Trong đó 5 nội dung được đánh giá Đạt, 4 nội dung Gần đạt.

Năm nội dung quản lí hành chính được đánh giá cao. Trong đó quản lí thơng qua văn bản được đánh giá cao nhất. Điều này chứng tỏ tư tưởng đổi mới trong quản lí CSVC đã được tiếp thu và vận dụng vào thực tiễn.

Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai được xây dựng theo kiến trúc Pháp nên các phòng học đảm bảo về diện tích, thơng gió, ánh sáng tự nhiên, nhiệt độ, cách âm, cảnh quan, môi trường. Nhiều năm gần đây do nhu cầu của người dân trên địa bàn và ngoài địa bàn tuyển sinh tăng cao nên sĩ số của hầu hết các lớp vượt quá mức quy định (trung bình 45 học sinh/52m2 phòng học); số lượng phòng chức năng khơng đảm bảo (thiếu phịng Âm nhạc, Mỹ thuật, Nhà đa năng).

Nội dung “Quy chế, nội quy sử dụng phòng học, phòng chức năng; Thiết bị

dạy học” đứng ở vị trí thứ 6, đạt điểm trung bình X = 2,5. Tìm hiểu thêm, 40 học

Hầu hết các phịng, khơng có hồ sơ ghi chép tình trạng sử dụng.

Nội dung “Bồi dưỡng giáo viên, nâng cao trình độ, năng lực sử dụng thiết bị dạy học” ở vị trí thứ 8. Với quan điểm dạy học mới, giảm bớt lí thuyết, tăng cường thực hành, chú trọng rèn luyện các kĩ năng, giáo viên cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề làm mẫu. Hơn nữa, đây là khâu tất yếu trong giảng dạy mà mỗi giáo viên cần lưu tâm. Do đó nhu cầu dược bồi dưỡng nhiều hơn, có chất lượng hơn về năng lực sử dụng thiết bị dạy học là đòi hỏi khách quan, cần được điều chỉnh kịp thời, đáp ứng yêu cầu đổi mới.

“Chỉ đạo giáo viên vận động CMHS đầu tư bổ sung CSVC cho nhà trường; tham gia trang trí lớp học thân thiện” mức độ thực hiện thấp nhất, X = 1,88. Đánh giá trên cho thấy hoạt động Xã hội hóa giáo dục ở trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai còn dè dặt, chưa đổi mới, sáng tạo. Nguyên nhân, do Hiệu trưởng sợ điều tiếng “tư lợi”, chưa nắm chắc quy trình Xã hội hóa … nên ngại vận động. Nhiệm vụ phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội vì thế cũng ít hiệu quả.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới trường tiểu học Nguyễn Thị Minh động dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng

Nghiên cứu về thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, tác giả nhận thấy có nhiều thuận lợi nhưng cũng tồn tại khơng ít khó khăn.

2.6.1. Thuận lợi:

- Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai nằm ngay trung tâm thành phố Hải Phòng, nên đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, hỗ trợ từ phòng GDĐT, UBND Quận Lê Chân, Sở GDĐT, UBND thành phố Hải Phòng.

- Bối cảnh đổi mới GD và yêu cầu của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 (số 29 – NQ/TW) của Ban Chấp hành TW Đảng khóa XI cũng như những chỉ đạo đổi mới của Bộ GDĐT và Sở GDĐT đã tác động đến cộng đồng xã hội nói

chung và các nhà trường nói riêng thay đổi nhận thức và bước đầu triển khai những thay đổi theo hướng tích cực;

- Đội ngũ GV nhà trường có trình độ chun mơn tốt, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, tỷ lệ GV đạt trình độ chuẩn là 100%, trình độ GV trên chuẩn là 95%.

- CBQL nhà trường đã rất chú trọng tới công tác lập kế hoạch hoạt động, giúp toàn thể GV thống nhất được phương hướng thực hiện nhiệm vụ trong năm học, tổ chức phân công giảng dạy cho GV dựa trên năng lực, hoàn cảnh và nguyện vọng, hợp tình, hợp lý đây là một yêu cầu mà rất nhiều nhà quản lý tại các cơ sở giáo dục trong nước cịn đang gặp nhiều khó khăn.

- Nhận thức đầy đủ về quan điểm đổi mới trong hoạt động dạy học của CBQL, GV là cơ sở tạo sự đồng thuận trong các hoạt động của nhà trường.

- Giáo viên nhà trường có ý thức chuẩn bị nội dung, tài liệu phục vụ dạy học; tìm hiểu đối tượng dạy học; tham khảo ý kiến của cha mẹ học sinh trong đánh giá người học cho thấy những yêu cầu cơ bản trong đổi mới đã được thấm nhuần và chuyển thành hành động tích cực.

- Việc quản lý chương trình dạy học ở nhà trường được thực hiện nghiêm túc, BGH thường xuyên kiểm tra đôn đốc nên tiến độ thực hiện được đảm bảo, lịch báo giảng được thực hiện đều đặn bám sát phân phối chương trình.

- CBQL nhà trường thường xuyên thăm lớp, dự giờ để nắm bắt tình hình tổ chức lớp học, giảng dạy của GV, khả năng tiếp thu kiến thức của HS, sự tương tác giữa các HS trong lớp. Trên cơ sở đó có những ý kiến chỉ đạo kịp thời giúp cho việc quản lý hoạt động này đi đúng hướng và giúp cho GV tổ chức giảng dạy đạt hiệu quả.

2.6.2. Khó khăn và những hạn chế

Bên cạnh những thuận lợi, khi quản lí hoạt động dạy học trên phạm vi nghiên cứu cịn gặp phải một số khó khăn và hạn chế nhất định, như: Số HS tăng thêm hàng năm, trong khi nhà trường chưa đáp ứng kịp thời về cơ sở vật chất,

chưa đúng quy định (gắn chặt bàn với ghế); một số đồ dùng dạy học hiện đại còn thiếu.

Cơng tác chỉ đạo cịn hạn chế ở việc Vận động cha mẹ học sinh tham gia xây dựng nhà trường; Hiệu quả Kiểm tra đánh giá giáo viên; Bồi dưỡng giáo viên, nâng cao trình độ sử dụng PPDH, PP kiểm tra đánh giá học sinh, kĩ thuật dạy học, sử dụng thiết bị dạy học, kĩ năng ứng xử sư phạm.

- GV do quen với phương pháp dạy học truyền thống nên khả năng hướng dẫn tự học, tổ chức hoạt động nhóm, tổ chức hoạt động trải nghiệm và kiểm tra, hướng dẫn, theo dõi tiến độ các hoạt động học tập đó của HS còn nhiều hạn chế.

- Việc cải tiến nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, khối chuyên môn và việc đánh giá xếp loại, tự xếp loại chung chung nặng màu sắc cảm tính, thiếu hẳn khâu giám sát nên chưa phát huy được tính tích cực của chức năng KT- ĐG trong hoạt động quản lý.

- Quản lý đổi mới đánh giá học sinh chưa hoàn toàn đúng với tinh thần Thơng tư 30. Nhiều nhận xét của giáo viên cịn mang tính hình thức, thiếu tính định hướng phát triển năng lực học sinh. Một bộ phận cha mẹ học sinh chưa thấu hiểu nên khơng đồng tình với cách đánh giá này.

- Yêu cầu đổi mới DH phù hợp với chương trình và đối tượng HS và việc bồi dưỡng GV-TH theo chuẩn nghề nghiệp chưa đạt kết quả mong muốn ở một bộ phận GV nên chưa đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn.

Các hình thức tổ chức học cho HS chủ yếu diễn ra ở trong lớp học, HS ít có cơ hội trải nghiệm bên ngồi thực tế, chưa có nhiều cơ hội để HS thực hành hoạt động vận dụng.

2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên

Năng lực quản lí của BGH nhà trường chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đổi mới. Chưa năng động, sáng tạo, linh hoạt trong đổi mới.

mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất còn chưa đạt hiệu quả như mong muốn của nhà trường. Khâu đổi mới đánh giá học tập theo tinh thần của thông tư 30 chưa phát huy hiệu quả. Một bộ phận giáo viên ngại đổi mới, lối mịn tư duy khó xóa. Tình trạng GV ham giảng giải nhiều vẫn khá phổ biến, còn việc tự học của HS, nhất là việc học cá nhân rất mờ nhạt, hoạt động trải nghiệm hiểm thấy trong các giờ học.

Tóm lại: Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế được phát hiện từ nghiên cứu thực trạng là phương pháp quản lí của CBQL nhà trường cịn một số hạn chế, việc bồi dưỡng đội ngũ chưa đạt kết quả mong muốn, cơ sở vật chất và một số điều kiện dạy học chưa đảm bảo, năng lực nghề nghiệp của GV chưa theo kịp yêu cầu đổi mới GD.

Tiểu kết chương 2

Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học tại các trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng cho thấy hoạt động quản lý của BGH nhà trường đã đáp ứng được một số yêu cầu quản lý cơ bản đặt ra trong chương 1 của luận văn này.

Đánh giá thực trạng về tình hình quản lý hoạt động dạy học, qua việc khảo sát lấy ý kiến của đội ngũ CBQL, GV đã cho thấy công tác quản lý này vẫn còn nhiều hạn chế đặc biệt trong hoạt động đánh giá giáo viên, bồi dưỡng cho GV đổi mới PPDH, đánh giá HS, đa dạng hóa các hình thức tổ chức học cho HS, huy động sự tham gia của CMHS, cộng đồng xã hội vào các hoạt động giáo dục của nhà trường, …Việc tìm ra nguyên nhân của những tồn tại là một trong những căn cứ tin cậy để tác giả đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học cho CBQL nhà trường ở chương 3.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN THỊ MINH KHAI, QUẬN LÊ CHÂN, THÀNH PHỐ

HẢI PHÒNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính thực tiễn

Việc đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và dựa trên khả năng, điều kiện cụ thể của nhà trường, cả ở hiện tại lẫn tương lai. Đó là điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện tài chính, trình độ của đội ngũ CB, GV, khả năng và trình độ của HS. Do vậy khi đề xuất các biện pháp cần đặc biệt chú trọng tới:

-Tránh gây áp lực, quá tải cho GV và HS.

-Tránh gây áp lực về tài chính cho nhà trường và CMHS.

-Tạo được niềm tin và tinh thần trách nhiệm của các đoàn thể cơ quan tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học nguyễn thị minh khai, quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)