1.1 .Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.6. Đổi mới giáo dục và yêu cầu đặt ra đối với dạy học tiểu học
1.6.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dạy học tiểu học đáp ứng yêu cầu đổ
đổi mới GD
1.6.4.1. Các yếu tố thuộc về người quản lý .
+ Năng lực quản lý và nghệ thuật quản lý của người CBQL nhà trường:
Người phó hiệu trưởng cùng một lúc đội nhiều loại mũ khác nhau, vừa là nhà chuyên môn giỏi vừa là nhà quản lý giáo dục giỏi. Hiệu quả quản lý HĐDH của phó hiệu trưởng trong một nhà trường phụ thuộc rất lớn vào năng lực quản lý và nghệ thuật quản lý.
+ Biện pháp quản lý của người CBQL nhà trường: phó hiệu trưởng giỏi
là người giúp hiệu trưởng lái con thuyền nhà trường đi đúng hướng và đi bằng con đường ngắn nhất. Phó hiệu trưởng giỏi trong quản lý và nghệ thuật quản lý linh hoạt sẽ biết đề ra các biện pháp quản lý hiệu quả, giúp cho các tác động quản lý phát huy được các nguồn lực giáo dục và đảm bảo các HĐDH đạt được mục tiêu. Biện pháp quản lý chính là yếu tố then chốt quyết định đến hướng đi và hiệu quả dạy học của nhà trường. Bởi một nhà trường dù có đội ngũ
giáo viên đủ về số lượng, mạnh về chuyên môn, đủ cơ sở vật chất và các trang thiết bị dạy học hiện đại nhưng hiệu quả giáo dục vẫn có thể khơng cao nếu như biện pháp quản lý không phù hợp, không đúng hướng, khơng thực tế và đặc biệt là khơng kích thích được động lực làm việc, cống hiến của người giáo viên trong công tác giáo dục học sinh.
1.6.4.2. Các yếu tố thuộc về người giáo viên tiểu học, học sinh tiểu học. *Các yếu tố thuộc về người giáo viên tiểu học.
Giáo dục Tiểu học trong tiến trình đổi mới, để thực hiện mục tiêu, cần có nhiều yếu tố nhưng yếu tố đội ngũ giáo viên có vai trị quyết định. Dù chương trình có đổi mới, dù có nhiều văn bản chỉ đạo đổi mới nhưng lực lượng triển khai khơng có năng lực và phẩm chất thực hiện thì đổi mới chỉ là mong muốn mà thơi. Chất lượng đội ngũ giáo viên có ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng dạy và học của nhà trường. Đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt, quyết định tới chất lượng của một cơ sở giáo dục.
*Các yếu tố thuộc về học sinh tiểu học.
Học sinh tiểu học là những trẻ tuổi từ 6 -11. Đây là lứa tuổi lần đầu tiên đến trường - trở thành học sinh và có hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo. Cùng với cuộc sống nhà trường, hoạt động học tập đem đến cho trẻ nhiều điều mà trước đây trẻ chưa bao giờ có được hoặc khơng thể tiếp cận được. Vì vậy trẻ sẽ khơng tránh khỏi những “khó khăn” khi bản thân là chủ thể hoạt động này. Trẻ khơng những phải tự lập lấy vị trí của mình trong mơi trường mới mà cịn phải thích ứng với những bó buộc và chấp nhận làm theo một người lớn ngồi gia đình (thầy, cơ giáo). Có thể nói rằng GD học sinh tiểu học vừa “khó”, vừa “dễ”, khó ở chỗ ở tuổi tiểu học ý thức, thái độ và trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập của trẻ chưa được rèn luyện nhiều, dễ ở chỗ trẻ như “tờ giấy trắng”, lần đầu tiên đến trường - trở thành học sinh và có hoạt động học tập nên nếu GV biết tạo hứng khởi, học sinh sẽ hào hứng tiếp thu và lưu lại trong ký ức rất nhanh và bền vững.