1.1 .Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.3. Một số nét về trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai
2.3.1. Thực trạng chung về trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai
Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai được xây dựng năm 1927. Trước năm 1955 trường có tên là trường Nữ học Minh Khai; sau giải phóng Hải Phòng 13/5/1955 được đổi thành trường cấp I, II Minh Khai; tiểu học Minh Khai. Trải qua quá trình phát triển của nhà trường, trường là nơi đào tạo nữ học sinh Trung học, học sinh cấp tiểu học và THCS. Đến năm 2006 trường chính thức được mang tên trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai. Cơ quan chủ quản: Uỷ ban nhân dân Quận Lê Chân.
Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai nằm trên địa bàn phường An Biên, Quận Lê Chân, thành phố Hải Phịng. Trường có một điểm trường duy nhất với tổng diện tích: 3750 m2, bình quân đạt 1,8 m2
/hs.
Về cơ sở vật chất: Trường có 29 phịng học đạt chuẩn và 05 phịng chức năng; trường đang được đầu tư cải tạo và nâng cấp khu nhà vệ sinh 200m2
, hiện đại, thoáng, mát, sạch, đẹp. Thiết bị hiện đại: Nhà trường có 75 máy vi tính được kết nối mạng Internet, 15 bộ máy chiếu Projector, 01 máy phô tô, 03 máy in đen trắng, 01 máy ảnh kỹ thuật số, 02 bộ bảng thông minh tương tác, 13 máy soi vật thể cùng nhiều trang thiết bị khác đáp ứng đủ yêu cầu dạy, học, cùng các hoạt động giáo dục khác. Cảnh quan nhà trường khang trang “Xanh- sạch- đẹp” tạo mơi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực.
Năm 2013, trường được nhận Huân chương lao động hạng Nhì; Cơng đồn nhà trường được nhận cờ thi đua của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
năm 2015; Đoàn TNCS HCM được cơng nhận Chi đồn “Văn minh cơng sở” cấp thành phố năm 2015; Đội TNTP HCM được nhận Bằng khen của Trung
2.3.2. Thực trạng hoạt động dạy học ở trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai
2.3.2.1. Hoạt động học tập của học sinh
trường tiểu học, hoạt động chủ đạo của học sinh thay đổi từ vui chơi là chủ yếu (ở trường mẫu giáo) sang giai đoạn tập trung cao cho học tập. Đây là giai đoạn quan trọng của cuộc đời với sự phát triển tâm sinh lý đầy biến động và rất nhanh chóng. Đặc biệt, trẻ sống ở thành phố, sớm tự ý thức được mình, có nhiều kỳ vọng hơn, “khơn hơn”. Mặc dù vậy, chúng vẫn là trẻ em, vẫn cần phải được giáo dục và định hướng về ý thức xã hội, ý thức cơng dân, tinh thần trách nhiệm, tính năng động sáng tạo, cách ứng xử giao tiếp, các giá trị văn hóa đạo đức… thơng qua các hoạt động thực tiễn, trên lớp học, ngoài giờ học, trong học tập cũng như trong các hoạt động xã hội.
Sự phát triển sớm về trí tuệ, sự gia tăng khối lượng tri thức ở trẻ ngày nay là biểu hiện gia tốc phát triển tâm sinh lý của các em trên nhiều bình diện: năng khiếu, nhu cầu, thị hiếu, hứng thú, thẩm mỹ. Nguyên nhân do trẻ em ngày nay được tiếp nhận một khối lượng rất lớn thông tin biến đổi từng ngày xung quanh chúng (nghe nhìn - phát thanh, truyền hình, báo chí, cơng nghệ thơng tin…). Với đặc điểm ấy, trẻ có điều kiện tiếp thu nhanh hơn, có điều kiện thuận lợi để vận dụng những điều đã học được. Đó là thuận lợi cho giáo dục nhưng cũng là khó khăn cho cha mẹ và các thầy giáo cơ giáo vì tầm suy nghĩ của trẻ rộng hơn, những câu hỏi hay vấn đề chúng đặt ra phong phú và phức tạp hơn.
Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kĩ năng cơ bản về nghe, đọc, nói, viết và tính tốn; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật…
Phải làm gì để trẻ hứng thú học tập, yêu trường, yêu lớp như ngôi nhà thứ hai của mình? Đó chính là việc khơng hề đơn giản mà thầy cô giáo, các nhà quản lý giáo dục tiểu học luôn trăn trở.
Sau nhiều nỗ lực, kết quả học tập, tu dưỡng của học sinh toàn trường trong 3 năm học gần đây thể hiện như sau:
- Kết quả giáo dục đại trà
( ảng 2.1 - Phụ lục)
Biểu đồ 2.1: Kết quả giáo dục đại trà
Từ năm học 2014-2015, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học thực hiện theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014, có hiệu lực từ 15/10/2014. Chất lượng học sinh được đánh giá trên 3 lĩnh vực (Kiến thức – kĩ năng môn học, phẩm chất, năng lực) và đánh giá theo 2 mức độ (hoàn thành hoặc chưa hoàn thành; đạt hoặc chưa đạt)
Khó có thể so sánh chất lượng đại trà học sinh trong ba năm học vừa qua nhưng bảng số liệu trên cũng cho thấy bên cạnh những học sinh học tập tu dưỡng tốt vẫn còn một bộ phận nhỏ học sinh chưa xác định được mục đích, mục tiêu học tập, chưa hứng thú rèn luyện trên lớp và tự học ở nhà, do vậy kết quả học tập chưa cao.
- Kết quả giáo dục mũi nhọn
Biểu đồ 2.2. Kết quả giáo dục mũi nhọn
Biểu đồ trên cho thấy chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi của nhà trường từng bước phát triển, 3 năm qua có 78 giải học sinh giỏi cấp Quận, 95 giải học sinh giỏi cấp Thành phố, 23 giải học sinh giỏi cấp Quốc gia. Kết quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi luôn đứng trong đầu khối tiểu học Quận Lê Chân. Tuy vậy, duy trì sự ổn định, bền vững chất lượng đại trà cũng như mũi nhọn vẫn là mục tiêu phấn đấu của nhà trường trong những năm tiếp theo.
2.3.2.2. Đội ngũ giáo viên
Trường hiện có 100 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó 79 cán bộ giáo viên cơ hữu, chiếm 79%; thiếu 2 giáo viên văn hóa, 1 nhân viên văn thư, 1 nhân viên thư viện, 1 nhân viên thiết bị. Tỉ lệ nữ chiếm 90%. Độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm 14 %, dưới 40 tuổi chiếm 37%, dưới 50 tuổi chiếm 24%, số còn lại trên 50 tuổi chiếm 25%.
Như vậy, số GV lâu năm trong nghề (với thâm niên trên 10 năm công tác trở lên, tuổi đời dưới 50 tuổi) chiếm tỷ lệ 61%. độ tuổi này, GV có kinh nghiệm giảng dạy, có tay nghề vững vàng, vốn kinh nghiệm thực tiễn khá phong phú, là đội ngũ đã có nhiều đóng góp cho các hoạt động giáo dục của nhà trường trong những năm qua.
Độ tuổi trên 50 tuổi chiếm 25%. Đây là một tỷ lệ không nhỏ so với tổng số, song tập chung ở đối tượng nhân viên. Trong số này, GV lớn tuổi cũng là những người có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, đóng góp khơng ít sức lực, trí tuệ tạo nên thành tích cao trong cơng tác bồi dưỡng HS, giúp đỡ GV trẻ, mới ra trường. Vì vậy, cần có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cốt cán làm lực lượng kế cận thay thế số GV ở tuổi này.
Chất lượng đội ngũ: Đạt trình độ trên chuẩn chiếm 95%, trong đó có … giáo viên trình độ đại học, 2 CBQL và một giáo viên trình độ thạc sĩ. Đây là điều kiện cơ bản đảm bảo đáp ứng yêu cầu đổi mới Giáo dục. Tuy vậy vấn đề được nhà trường quan tâm hàng đầu vẫn là nâng cao mức độ đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Trong 3 năm gần đây nhà trường có 32 giáo viên dạy giỏi cấp Quận, 10 giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố, 02 giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia, 25 chiến sĩ thi đua các cấp; 29 Sáng kiến được thẩm định xếp loại A và được áp dụng rộng rãi trong trường, quận và thành phố. Bên cạnh đó vẫn cịn số ít giáo viên hạn chế về công tác chủ nhiệm, hạn chế trong xử lý tình huống sư phạm; sử dụng các phương pháp, hình thức dạy học máy móc, chưa linh hoạt theo môn học, bài học và đặc biệt là chưa phù hợp đối tượng, gây ảnh hưởng đến chất lượng học sinh.
2.4. Điều tra, khảo sát thực trạng dạy học trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, Quận Lê Ch n, thành phố Hải Phịng
Mục đích điều tra: Thu thập thơng tin, số liệu về thực trạng dạy học và quản
lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, Quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn để đề xuất các giải pháp.
Nội dung điều tra:
Thực trạng chuẩn bị và thực thi hoạt động dạy học; công tác quản lý, chỉ đạo đổi mới hoạt động dạy học ở trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai.
Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.
vấn. Để điều tra, tác giả xây dựng mẫu phiếu gồm 3 phần: - Giai đoạn chuẩn bị hoạt động dạy học;
- Giai đoạn thực thi hoạt dộng dạy học;
- Đánh giá việc lãnh đạo, chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường.
Mẫu nghiên cứu: Điều tra, lấy ý kiến toàn bộ cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường (82 người);