Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học nguyễn thị minh khai, quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 54)

1.1 .Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

Trong suốt 41 năm qua, kinh tế của quận Lê Chân phát triển ổn định và có mức tăng trưởng khá. Quận được coi là "hình ảnh thu nhỏ" của thành phố Hải Phịng trong phát triển kinh tế hàng hóa, trong q trình đổi mới và dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trên địa bàn quận có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp và xây dựng của Trung ương và thành phố với nguồn nhân lực dồi dào, nhất là nguồn lực lao động công nghiệp. Nguồn lực này kế tiếp nhau qua các thế hệ và được đào tạo, tơi luyện qua thực tiễn sản xuất.

Văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, quận đã hồn thành chương trình phổ cập trung học và nghề, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập mẫu giáo cho trẻ 5 tuổi.

Tính đến năm học 2013 - 2014, bậc tiểu học liên tục dẫn đầu thành phố về các cuộc giao lưu học sinh giỏi (từ năm học 2014 - 2015 theo quy định tại công văn số 5105/CT-BGD ngày 03 tháng 11 năm 2014 của Bộ Giáo dục và đào tạo, quy định không tổ chức các cuộc giao lưu học sinh giỏi tiểu học). Năm học 2015-2016, là năm thứ 17 liên tục bậc THCS dẫn đầu thành phố về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Đội ngũ giáo viên luôn được chú trọng đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa và đổi mới giáo dục đào tạo.

2.2. Thực trạng về giáo dục Quận Lê Ch n, thành phố Hải Phòng

Quận Lê Chân vốn là đơ thị cũ, đất chật, người đơng; thu nhập bình quân của người dân trên địa bàn cịn ở mức trung bình. Những năm gần đây, do q trình đơ thị hóa, với việc sáp nhập, mở rộng địa giới hành chính, dân số cơ học của quận tăng nhanh. Đây chính là sức ép khơng nhỏ lên giáo dục đào tạo bởi đa số người dân chuyển về sinh sống tại quận Lê Chân có mức sống thấp. Trong khi đó, nguồn lực đất đai dành để xây trường, mở rộng trường học ngày càng

hạn hẹp. Mặc dù vậy, ruyền thống hiếu học đã ăn sâu bén rễ trong các thế hệ học sinh của quận.

Năm học 2015- 2016 là năm học tiếp tục đánh dấu sự bứt phá của giáo dục quận Lê Chân, ghi nhận thắng lợi toàn diện của giáo dục quận với 17 năm liên tiếp đứng đầu thành phố về công tác phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi.

Những năm 1999 - 2005, giáo dục Hải Phịng nói chung và quận Lê Chân

nói riêng bước vào giai đoạn đổi mới với bộn bề khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn, trang thiết bị dạy học, tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi khan hiếm… Tuy nhiên giáo dục Lê Chân lại phải gánh vác trên vai một trọng trách: phấn đấu giữ ở vị trí tiên phong trong thành tích giáo dục của thành phố.

Theo đó, các trường đều phải cố gắng bằng nội lực vươn lên, khắc phục khó khăn, tìm tịi để dần dần từng bước chinh phục tri thức trên con đường đầy gian nan này. Với tinh thần bền bỉ, ý chí quyết tâm khơng ngại khó ngại khổ, giáo dục quận Lê Chân đã từng bước gặt hái được những thành tích đáng mừng. Chất lượng đại trà được nâng lên. Tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường quốc lập những năm đó đạt từ 75 đến 80%, xếp vào tốp đầu của thành phố. Về chất lượng mũi nhọn, quận Lê Chân đã thành điểm sáng của thành phố trong cơng tác bồi dưỡng HSG. Chỉ tính riêng năm học 2004- 2005, năm cuối cùng của giai đoạn này, quận Lê Chân đã đạt được 102 giải. Trong đó có 15 giải quốc gia. Cũng trong giai đoạn này giáo dục Quận Lê Chân đã được vinh dự nhận Cờ thi đua xuất sắc của thành phố.

Với những thế hệ vàng đi trước như vậy, 5 năm tiếp theo, từ năm 2005- 2010 , giáo dục Lê Chân lại đánh dấu thêm một chặng đường đi đầy vẻ vang thắng lợi. Thành tích học sinh giỏi vượt hơn so với giai đoạn trước. Tính tổng số giải của 5 năm lên tới 342 giải. Với con số này, Quận Lê Chân lại giữ vững thêm 11 năm liên tục là lá cờ đầu của thành phố trong công tác phát hiện và bồi dưỡng HSG. Chất lượng đại trà của các trường cũng vượt lên với thành tích nổi bật: 78% đến 85% học sinh đỗ các trường công lập. Tỷ lệ học sinh đỗ các lớp chuyên trường năng khiếu Trần Phú và các khối chuyên của các trường Hà Nội

cũng tăng lên rất nhiều. Trong đó, nhiểu HS cùng một lúc đỗ thủ khoa hai lớp chuyên.

Cứ thế, thành tích nối dài, chặng đường 6 năm sau từ 2011- 2016 lại càng minh chứng cho thành tích bền vững của giáo dục quận Lê Chân trong suốt 17 năm. Trên bề dày truyền thống hiếu học của Quận, cùng với sự nỗ lực của tất cả đội ngũ những người thầy người cô và bao thế hệ học sinh, giáo dục quận Lê Chân lại tiếp tục thu về những thắng lợi mới. Cùng với công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện của giáo dục nước nhà, trên tinh thần chỉ đạo chung của Sở Giáo dục đào tạo Hải Phòng, giáo dục quận Lê Chân lại có những bước đi mang tính đột phá sáng tạo, vượt qua những khó khăn của giai đoạn hội nhập, phát triển.

Bên cạnh công tác giáo dục mũi nhọn, quận Lê Chân luôn chú trọng và quan tâm, coi giáo dục đại trà là nền tảng để nâng tầm và phát triển. Minh chứng thành tích trong cơng tác này đó là tỉ lệ trúng tuyển vào lớp 10 trường THPT công lập luôn đạt tỉ lệ cao (81%), thể hiện ở chất lượng điểm trung bình 2 mơn Tốn và Văn đứng trong tốp đầu của thành phố. Tồn quận có 37 học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10 THPT công lập. Số lượng học sinh đỗ vào trường THPT Chuyên Trần Phú là 261 em chiếm gần một nửa số học sinh đầu vào của nhà trường. Trong số đó có nhiều em đỗ thủ khoa, á khoa.

Năm học 2015- 2016 là năm tiếp tục đánh dấu sự bứt phá của giáo dục quận Lê Chân với thắng lợi toàn diện của giáo dục quận, 17 năm liên tiếp quận đứng đầu thành phố về công tác phát hiện, đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi. Cụ thể quận có 175 học sinh đoạt giải quốc gia, nhiều hơn 140 học sinh so với năm học trước. Ngồi ra cịn có 402 học sinh đoạt giải cấp thành phố, tăng 94 em so với năm học 2014- 2015. Riêng các mơn văn hóa có 145 giải, trong đó có 38 giải nhất

Học đi đôi với hành, lí thuyết gắn liền với thực tiễn, ở cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống dành cho học sinh trung học, giáo dục quận Lê Chân cũng đứng đầu thành phố về số lượng giải cũng như chất

lượng với 45 giải cấp Quốc gia (trong đó số giải nhất là 21), ở cấp thành phố là 49 giải (với 13 giải nhất, 28 giải nhì). Vươn cao hơn, xa hơn trên các đấu trường quốc tế, trong năm học này, tại cuộc thi tốn Châu Á Thái Bình Dương, 1 huy chương vàng của em Nguyễn Tuấn Minh đạt số điểm tối đa 100/100 và em Phạm Thiên Hương huy chương Bạc với số điểm 85/100 đều là học sinh của Quận Lê Chân (hai học sinh lớp 7, đã từng là học sinh của trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai); một dự án Khoa học kỹ thuật tham dự thi quốc tế tại Mỹ giành giải ba... Tại Cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp Quốc gia, quận Lê Chân vinh dự đạt được 01 giải Nhì, 01 giải Ba và 01 giải khuyến khích. Đây là các giải duy nhất mà bậc THCS của thành phố đạt được ở cuộc thi này.

Hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện cho học sinh cả về đức – trí – thể - mĩ, các nhà trường ln tìm những hướng đi mới, khuyến khích các em học sinh mạnh dạn tham gia các sân chơi mới. Vì vậy, bên cạnh những thành tích về văn hóa cịn có sự đóng góp khơng nhỏ của số lượng giải Thể dục thể thao, âm nhạc, mỹ thuật ở các bậc học. Có 87 huy chương thể thao các loại cấp quốc gia (trong đó có 20 huy chương vàng, 26 huy chương bạc và 41 huy chương đồng). Các lĩnh vực âm nhạc, mỹ thuật, quận đã có 77 giải cấp thành phố.

bậc tiểu học, học sinh quận Lê Chân cũng đoạt giải nhất trong cuộc giao lưu Olympic tiếng Anh cấp thành phố; đồng thời là địa phương duy nhất đại diện cho thành phố tham gia giao lưu cấp quốc gia về an tồn giao thơng và vinh dự đoạt giải nhất.

Đằng sau kết quả đáng tự hào của học sinh là biết bao công sức của người thầy. Trong Cuộc thi dạy học tích hợp dành cho giáo viên, các thầy cô nhận được 12 giải cấp Quốc gia (trong đó có 8 giải nhất), 17 giải cấp Thành phố (với 4 giải nhất). Trong Cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử E-learning do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, quận Lê Chân vinh dự là 1 trong 9 Phịng Giáo dục đào tạo trên tồn quốc đoạt giải Đồng đội.

Trong cuộc thi sáng tạo thiết bị đồ chơi bậc Mầm non cấp thành phố, quận đã được xếp thứ nhất toàn đoàn với 12 giải.

Những con số ấy, những thành tích ấy đã phản ánh chặng đường vinh quang của giáo dục Lê Chân - nhiều khó khăn, chơng gai thử thách nhưng cũng đầy kết quả ngọt bùi.

2.3. Một số nét về trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai

2.3.1. Thực trạng chung về trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai

Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai được xây dựng năm 1927. Trước năm 1955 trường có tên là trường Nữ học Minh Khai; sau giải phóng Hải Phòng 13/5/1955 được đổi thành trường cấp I, II Minh Khai; tiểu học Minh Khai. Trải qua quá trình phát triển của nhà trường, trường là nơi đào tạo nữ học sinh Trung học, học sinh cấp tiểu học và THCS. Đến năm 2006 trường chính thức được mang tên trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai. Cơ quan chủ quản: Uỷ ban nhân dân Quận Lê Chân.

Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai nằm trên địa bàn phường An Biên, Quận Lê Chân, thành phố Hải Phịng. Trường có một điểm trường duy nhất với tổng diện tích: 3750 m2, bình quân đạt 1,8 m2

/hs.

Về cơ sở vật chất: Trường có 29 phịng học đạt chuẩn và 05 phịng chức năng; trường đang được đầu tư cải tạo và nâng cấp khu nhà vệ sinh 200m2

, hiện đại, thoáng, mát, sạch, đẹp. Thiết bị hiện đại: Nhà trường có 75 máy vi tính được kết nối mạng Internet, 15 bộ máy chiếu Projector, 01 máy phô tô, 03 máy in đen trắng, 01 máy ảnh kỹ thuật số, 02 bộ bảng thông minh tương tác, 13 máy soi vật thể cùng nhiều trang thiết bị khác đáp ứng đủ yêu cầu dạy, học, cùng các hoạt động giáo dục khác. Cảnh quan nhà trường khang trang “Xanh- sạch- đẹp” tạo mơi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực.

Năm 2013, trường được nhận Huân chương lao động hạng Nhì; Cơng đồn nhà trường được nhận cờ thi đua của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam

năm 2015; Đoàn TNCS HCM được cơng nhận Chi đồn “Văn minh cơng sở” cấp thành phố năm 2015; Đội TNTP HCM được nhận Bằng khen của Trung

2.3.2. Thực trạng hoạt động dạy học ở trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai

2.3.2.1. Hoạt động học tập của học sinh

trường tiểu học, hoạt động chủ đạo của học sinh thay đổi từ vui chơi là chủ yếu (ở trường mẫu giáo) sang giai đoạn tập trung cao cho học tập. Đây là giai đoạn quan trọng của cuộc đời với sự phát triển tâm sinh lý đầy biến động và rất nhanh chóng. Đặc biệt, trẻ sống ở thành phố, sớm tự ý thức được mình, có nhiều kỳ vọng hơn, “khơn hơn”. Mặc dù vậy, chúng vẫn là trẻ em, vẫn cần phải được giáo dục và định hướng về ý thức xã hội, ý thức công dân, tinh thần trách nhiệm, tính năng động sáng tạo, cách ứng xử giao tiếp, các giá trị văn hóa đạo đức… thơng qua các hoạt động thực tiễn, trên lớp học, ngoài giờ học, trong học tập cũng như trong các hoạt động xã hội.

Sự phát triển sớm về trí tuệ, sự gia tăng khối lượng tri thức ở trẻ ngày nay là biểu hiện gia tốc phát triển tâm sinh lý của các em trên nhiều bình diện: năng khiếu, nhu cầu, thị hiếu, hứng thú, thẩm mỹ. Nguyên nhân do trẻ em ngày nay được tiếp nhận một khối lượng rất lớn thông tin biến đổi từng ngày xung quanh chúng (nghe nhìn - phát thanh, truyền hình, báo chí, cơng nghệ thơng tin…). Với đặc điểm ấy, trẻ có điều kiện tiếp thu nhanh hơn, có điều kiện thuận lợi để vận dụng những điều đã học được. Đó là thuận lợi cho giáo dục nhưng cũng là khó khăn cho cha mẹ và các thầy giáo cô giáo vì tầm suy nghĩ của trẻ rộng hơn, những câu hỏi hay vấn đề chúng đặt ra phong phú và phức tạp hơn.

Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kĩ năng cơ bản về nghe, đọc, nói, viết và tính tốn; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật…

Phải làm gì để trẻ hứng thú học tập, yêu trường, yêu lớp như ngôi nhà thứ hai của mình? Đó chính là việc khơng hề đơn giản mà thầy cô giáo, các nhà quản lý giáo dục tiểu học luôn trăn trở.

Sau nhiều nỗ lực, kết quả học tập, tu dưỡng của học sinh toàn trường trong 3 năm học gần đây thể hiện như sau:

- Kết quả giáo dục đại trà

( ảng 2.1 - Phụ lục)

Biểu đồ 2.1: Kết quả giáo dục đại trà

Từ năm học 2014-2015, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học thực hiện theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014, có hiệu lực từ 15/10/2014. Chất lượng học sinh được đánh giá trên 3 lĩnh vực (Kiến thức – kĩ năng môn học, phẩm chất, năng lực) và đánh giá theo 2 mức độ (hoàn thành hoặc chưa hoàn thành; đạt hoặc chưa đạt)

Khó có thể so sánh chất lượng đại trà học sinh trong ba năm học vừa qua nhưng bảng số liệu trên cũng cho thấy bên cạnh những học sinh học tập tu dưỡng tốt vẫn còn một bộ phận nhỏ học sinh chưa xác định được mục đích, mục tiêu học tập, chưa hứng thú rèn luyện trên lớp và tự học ở nhà, do vậy kết quả học tập chưa cao.

- Kết quả giáo dục mũi nhọn

Biểu đồ 2.2. Kết quả giáo dục mũi nhọn

Biểu đồ trên cho thấy chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi của nhà trường từng bước phát triển, 3 năm qua có 78 giải học sinh giỏi cấp Quận, 95 giải học sinh giỏi cấp Thành phố, 23 giải học sinh giỏi cấp Quốc gia. Kết quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi luôn đứng trong đầu khối tiểu học Quận Lê Chân. Tuy vậy, duy trì sự ổn định, bền vững chất lượng đại trà cũng như mũi nhọn vẫn là mục tiêu phấn đấu của nhà trường trong những năm tiếp theo.

2.3.2.2. Đội ngũ giáo viên

Trường hiện có 100 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó 79 cán bộ giáo viên cơ hữu, chiếm 79%; thiếu 2 giáo viên văn hóa, 1 nhân viên văn thư, 1 nhân viên thư viện, 1 nhân viên thiết bị. Tỉ lệ nữ chiếm 90%. Độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm 14 %, dưới 40 tuổi chiếm 37%, dưới 50 tuổi chiếm 24%, số còn lại trên 50 tuổi chiếm 25%.

Như vậy, số GV lâu năm trong nghề (với thâm niên trên 10 năm công tác trở lên, tuổi đời dưới 50 tuổi) chiếm tỷ lệ 61%. độ tuổi này, GV có kinh nghiệm giảng dạy, có tay nghề vững vàng, vốn kinh nghiệm thực tiễn khá phong phú, là đội ngũ đã có nhiều đóng góp cho các hoạt động giáo dục của nhà trường trong những năm qua.

Độ tuổi trên 50 tuổi chiếm 25%. Đây là một tỷ lệ không nhỏ so với tổng số, song tập chung ở đối tượng nhân viên. Trong số này, GV lớn tuổi cũng là những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học nguyễn thị minh khai, quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)