Đánh giá chung về thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học nguyễn thị minh khai, quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 82)

1.1 .Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.6. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy

động dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng

Nghiên cứu về thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, tác giả nhận thấy có nhiều thuận lợi nhưng cũng tồn tại khơng ít khó khăn.

2.6.1. Thuận lợi:

- Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai nằm ngay trung tâm thành phố Hải Phòng, nên đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, hỗ trợ từ phòng GDĐT, UBND Quận Lê Chân, Sở GDĐT, UBND thành phố Hải Phòng.

- Bối cảnh đổi mới GD và yêu cầu của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 (số 29 – NQ/TW) của Ban Chấp hành TW Đảng khóa XI cũng như những chỉ đạo đổi mới của Bộ GDĐT và Sở GDĐT đã tác động đến cộng đồng xã hội nói

chung và các nhà trường nói riêng thay đổi nhận thức và bước đầu triển khai những thay đổi theo hướng tích cực;

- Đội ngũ GV nhà trường có trình độ chun mơn tốt, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, tỷ lệ GV đạt trình độ chuẩn là 100%, trình độ GV trên chuẩn là 95%.

- CBQL nhà trường đã rất chú trọng tới công tác lập kế hoạch hoạt động, giúp toàn thể GV thống nhất được phương hướng thực hiện nhiệm vụ trong năm học, tổ chức phân công giảng dạy cho GV dựa trên năng lực, hoàn cảnh và nguyện vọng, hợp tình, hợp lý đây là một yêu cầu mà rất nhiều nhà quản lý tại các cơ sở giáo dục trong nước cịn đang gặp nhiều khó khăn.

- Nhận thức đầy đủ về quan điểm đổi mới trong hoạt động dạy học của CBQL, GV là cơ sở tạo sự đồng thuận trong các hoạt động của nhà trường.

- Giáo viên nhà trường có ý thức chuẩn bị nội dung, tài liệu phục vụ dạy học; tìm hiểu đối tượng dạy học; tham khảo ý kiến của cha mẹ học sinh trong đánh giá người học cho thấy những yêu cầu cơ bản trong đổi mới đã được thấm nhuần và chuyển thành hành động tích cực.

- Việc quản lý chương trình dạy học ở nhà trường được thực hiện nghiêm túc, BGH thường xuyên kiểm tra đôn đốc nên tiến độ thực hiện được đảm bảo, lịch báo giảng được thực hiện đều đặn bám sát phân phối chương trình.

- CBQL nhà trường thường xuyên thăm lớp, dự giờ để nắm bắt tình hình tổ chức lớp học, giảng dạy của GV, khả năng tiếp thu kiến thức của HS, sự tương tác giữa các HS trong lớp. Trên cơ sở đó có những ý kiến chỉ đạo kịp thời giúp cho việc quản lý hoạt động này đi đúng hướng và giúp cho GV tổ chức giảng dạy đạt hiệu quả.

2.6.2. Khó khăn và những hạn chế

Bên cạnh những thuận lợi, khi quản lí hoạt động dạy học trên phạm vi nghiên cứu cịn gặp phải một số khó khăn và hạn chế nhất định, như: Số HS tăng thêm hàng năm, trong khi nhà trường chưa đáp ứng kịp thời về cơ sở vật chất,

chưa đúng quy định (gắn chặt bàn với ghế); một số đồ dùng dạy học hiện đại còn thiếu.

Cơng tác chỉ đạo cịn hạn chế ở việc Vận động cha mẹ học sinh tham gia xây dựng nhà trường; Hiệu quả Kiểm tra đánh giá giáo viên; Bồi dưỡng giáo viên, nâng cao trình độ sử dụng PPDH, PP kiểm tra đánh giá học sinh, kĩ thuật dạy học, sử dụng thiết bị dạy học, kĩ năng ứng xử sư phạm.

- GV do quen với phương pháp dạy học truyền thống nên khả năng hướng dẫn tự học, tổ chức hoạt động nhóm, tổ chức hoạt động trải nghiệm và kiểm tra, hướng dẫn, theo dõi tiến độ các hoạt động học tập đó của HS cịn nhiều hạn chế.

- Việc cải tiến nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, khối chuyên môn và việc đánh giá xếp loại, tự xếp loại chung chung nặng màu sắc cảm tính, thiếu hẳn khâu giám sát nên chưa phát huy được tính tích cực của chức năng KT- ĐG trong hoạt động quản lý.

- Quản lý đổi mới đánh giá học sinh chưa hoàn toàn đúng với tinh thần Thơng tư 30. Nhiều nhận xét của giáo viên cịn mang tính hình thức, thiếu tính định hướng phát triển năng lực học sinh. Một bộ phận cha mẹ học sinh chưa thấu hiểu nên khơng đồng tình với cách đánh giá này.

- Yêu cầu đổi mới DH phù hợp với chương trình và đối tượng HS và việc bồi dưỡng GV-TH theo chuẩn nghề nghiệp chưa đạt kết quả mong muốn ở một bộ phận GV nên chưa đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn.

Các hình thức tổ chức học cho HS chủ yếu diễn ra ở trong lớp học, HS ít có cơ hội trải nghiệm bên ngồi thực tế, chưa có nhiều cơ hội để HS thực hành hoạt động vận dụng.

2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên

Năng lực quản lí của BGH nhà trường chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đổi mới. Chưa năng động, sáng tạo, linh hoạt trong đổi mới.

mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất còn chưa đạt hiệu quả như mong muốn của nhà trường. Khâu đổi mới đánh giá học tập theo tinh thần của thông tư 30 chưa phát huy hiệu quả. Một bộ phận giáo viên ngại đổi mới, lối mịn tư duy khó xóa. Tình trạng GV ham giảng giải nhiều vẫn khá phổ biến, còn việc tự học của HS, nhất là việc học cá nhân rất mờ nhạt, hoạt động trải nghiệm hiểm thấy trong các giờ học.

Tóm lại: Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế được phát hiện từ nghiên cứu thực trạng là phương pháp quản lí của CBQL nhà trường cịn một số hạn chế, việc bồi dưỡng đội ngũ chưa đạt kết quả mong muốn, cơ sở vật chất và một số điều kiện dạy học chưa đảm bảo, năng lực nghề nghiệp của GV chưa theo kịp yêu cầu đổi mới GD.

Tiểu kết chương 2

Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học tại các trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng cho thấy hoạt động quản lý của BGH nhà trường đã đáp ứng được một số yêu cầu quản lý cơ bản đặt ra trong chương 1 của luận văn này.

Đánh giá thực trạng về tình hình quản lý hoạt động dạy học, qua việc khảo sát lấy ý kiến của đội ngũ CBQL, GV đã cho thấy công tác quản lý này vẫn còn nhiều hạn chế đặc biệt trong hoạt động đánh giá giáo viên, bồi dưỡng cho GV đổi mới PPDH, đánh giá HS, đa dạng hóa các hình thức tổ chức học cho HS, huy động sự tham gia của CMHS, cộng đồng xã hội vào các hoạt động giáo dục của nhà trường, …Việc tìm ra nguyên nhân của những tồn tại là một trong những căn cứ tin cậy để tác giả đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học cho CBQL nhà trường ở chương 3.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN THỊ MINH KHAI, QUẬN LÊ CHÂN, THÀNH PHỐ

HẢI PHÒNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính thực tiễn

Việc đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và dựa trên khả năng, điều kiện cụ thể của nhà trường, cả ở hiện tại lẫn tương lai. Đó là điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện tài chính, trình độ của đội ngũ CB, GV, khả năng và trình độ của HS. Do vậy khi đề xuất các biện pháp cần đặc biệt chú trọng tới:

-Tránh gây áp lực, quá tải cho GV và HS.

-Tránh gây áp lực về tài chính cho nhà trường và CMHS.

-Tạo được niềm tin và tinh thần trách nhiệm của các đồn thể cơ quan tổ chức chính quyền địa phương, cộng đồng, hội CMHS, để họ tích cực tham gia, ủng hộ các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức.

-Xây dựng các biện pháp cần thực hiện có tính khoa học với các bước tiến hành cụ thể đồng thời tổ chức khảo nghiệm lấy ý kiến từ nhiều bộ phận về tính khả thi của biện pháp đề xuất.

Đây là điều kiện tiên quyết để các biện pháp này thực sự có ý nghĩa đối với việc nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động dạy học.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Các biện pháp đưa ra phải có mối quan hệ biện chứng, liên kết, tác động hỗ trợ lẫn nhau để tạo thành một tổng thể thống nhất. Người CBQL phải quan tâm tới mọi thành tố, bộ phận tham gia vào q trình giáo dục, dạy học do đó các biện pháp đề xuất cũng phải được triển khai đồng bộ, tác động qua lại với nhau để tạo nên tính trội của hệ thống biện pháp, nhằm đạt mục tiêu cuối cùng,

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Các biện pháp đưa ra trên cơ sở kế thừa và phát huy những nhân tố tích cực của biện pháp đã được triển khai trước đây. Phải căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường, kế thừa được những nghiên cứu trước đó để đưa ra được các biện pháp tồn diện hơn. Việc đổi mới cịn thể hiện ở chỗ khắc phục tồn tại, yếu kém, sáng tạo để tìm ra cái mới, cái hoàn thiện, hợp lý, phù hợp hơn những mặt chưa tốt của các biện pháp cũ.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới tại trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, Quận Lê Chân, thành phố Hải trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, Quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.

3.2.1. Biện pháp đổi mới tư duy và phương pháp quản lý của CBQL nhà trường trường

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm tạo tiền đề tích cực cho việc triển khai đổi mới hiệu quả. Chỉ khi nhận thức được mục tiêu của quản lý hoạt động dạy học là hướng tới phát triển năng lực và phẩm chất HS, khi đó CBQL nhà trường sẽ suy nghĩ tích cực để xác định các hoạt động phù hợp trong điều hành, quản lý hoạt động dạy học một cách khoa học nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý theo cả quá trình, tại mọi thời điểm thay vì tập trung quản lý vào đầu kỳ-giữa kỳ-cuối kỳ như trước kia, làm cho hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS đi vào ổn định và phát triển vững chắc về chất lượng.

3.2.1.2. Nội dung và hình thức thực hiện của biện pháp

- CBQL nhà trường chú ý hơn việc xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường, đưa ra tầm nhìn và sứ mệnh của nhà trường làm cơ sở cho mọi hoạt động của nhà trường trong hiện tại và tương lai.

- Đổi mới công tác lập kế hoạch hành động của CBQL nhà trường luôn phải bắt đầu từ việc xác định mục tiêu dạy học đảm bảo tiêu chí SMART trong đó các chữ S-M-A-R-T viết tắt: S (Specific) cụ thể; M(Measurable) đo được,

định hướng kết quả; T (Time-bound) giới hạn thời gian. Nếu kế hoạch hành động của CBQL đạt được SMART thì sẽ phát huy tác dụng tốt trong quản lí hoạt động nhà trường nói chung, dạy học nói riêng.

- Mỗi CBQL nhà trường cần phải xây dựng cho bản thân mình và cho đồng nghiệp bộ tài liệu hướng dẫn quy trình quản lý chất lượng hoạt động dạy học, trong tài liệu cần phải mô tả rõ ràng từng bước quản lý hoặc được sơ đồ hóa sao cho chỉ cần nhìn vào các bước hoặc sơ đồ này CBQL biết được hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý hàng năm mình phải làm gì và đã làm được những gì. Tiến hành cải tiến (KAIZEN) với những nghiệp vụ quản lý

- CBQL nhà trường cần xem xét phân tích tìm ra ngun nhân để cải tiến cách thức thực hiện công việc nhằm giảm tiêu hao thời gian.

- CBQL nhà trường tích cực áp dụng cơng nghệ thông tin trong quản lý dạy học trong nhà trường. Tăng cường áp dụng các hình thức trao đổi chia sẻ tài liệu qua Website, qua mạng Internet, qua Video clip. Tăng cường sử dụng phần mềm máy tính trong việc quản lý hoạt động giảng dạy của GV, quản lý kết quả học tập và rèn luyện của HS, sắp xếp thời khóa biểu, quản lý thư viện trường học.

- Rà soát lại việc tham gia sử dụng chia sẻ chuyên môn trên trang mạng “Trường học kết nối” của TCM, GV. Khuyến khích GV chia sẻ các Sáng kiến về tổ chức hoạt động dạy học lên trang mạng "Trường học kết nối".

- Hàng ngày, hàng tháng, hàng kỳ, hàng quý, hàng năm CBQL nhà trường thực hiện đều đặn các nội dung nghiệp vụ đúng theo chu trình và tần suất đã đề ra. Ghi lại nội dung điều chỉnh và lí do điều chỉnh để rút kinh nghiệm trong giai đoạn tiếp theo.

- CBQL nhà trường tích cực theo dõi các thơng tin Kinh tế, Chính trị, Xã hội trong cả nước và đặc thù riêng tại Quận Lê Chân để chỉ đạo GV lồng ghép các nội dung đang được cộng đồng xã hội quan tâm vào chương trình học. Thực hiện đúng chủ trương học đi đôi với hành, giúp HS tăng cường vận dụng kiến thức và kỹ năng vào giải quyết các tình huống trong thực tế.

- Sử dụng đa dạng các hình thức kiểm tra giám sát như thông qua camera giám sát, thông qua video quay lại giờ học để CBQL không dự giờ trong lớp nhưng vẫn có thể nắm bắt tường tận mọi việc đang diễn ra tại lớp, trường.

- Sử dụng hình thức ủy quyền để phát huy tối đa sức mạnh tập thể và tránh ôm đồm nhiều việc trong cơng tác quản lý. Thay vì làm tất cả mọi cơng việc quản lý thì tin tưởng giao phó các nhiệm vụ cho TCM kèm theo văn bản phân công rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm cho họ thông qua bảng mơ tả cơng việc để các TCM được tồn quyền chủ động thực thi nhiệm vụ được giao.

- Thường xuyên trao đổi học hỏi kinh nghiệm từ các trường đã thành công trong đổi mới từng mặt. CBQL nhà trường thường xuyên đăng ký tham gia các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn để cập nhật, học hỏi những tư duy mới mẻ về quản lý.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

CBQL nhà trường phải là người mạnh dạn đổi mới, tích cực tự học tự bồi dưỡng kỹ năng quản lý mới đối với các mơ hình trường học hiện đại đồng thời phải là người am hiểu về CNTT, tích cực nghiên cứu ứng dụng CNTT vào lĩnh vực quản lý nhà trường và quản lý hoạt động dạy học.

Giai đoạn đầu thực hiện đổi mới, việc quản lí hoạt động dạy học sẽ gặp nhiều khó khăn. Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng cần là người tiên phong, đi đầu, thể hiện sự nhiệt huyết, quyết tâm; luôn sát cánh cùng GV - HS vượt qua các trở lực và là tấm gương cho toàn thể CB GV nhà trường noi theo.

3.2.2. Biện pháp tăng cường bồi dưỡng, hình thành hệ thống kĩ năng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên để đáp ứng yêu cầu đổi mới GD tiểu học hiện nay. vụ sư phạm cho giáo viên để đáp ứng yêu cầu đổi mới GD tiểu học hiện nay.

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Trước yêu cầu đổi mới GD nói chung và GD tiểu học nói riêng, việc hình thành hệ thống kĩ năng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội và của cá nhân người học là rất quan trọng.

năng truyền thụ tri thức, kinh nghiệm và tạo ra cho người học, niềm tin, lòng say mê, hứng thú học tập, rèn luyện. CBQL nhà trường phải tạo ra và giúp cho GV biết suy nghĩ, biết học độc lập và học suốt đời; biết sáng tạo và thích ứng với những đổi mới của thực tiễn giáo dục.

- Trong bối cảnh hiện nay, các kĩ năng nghiệp vụ sư phạm cần hình thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học nguyễn thị minh khai, quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)